Nhóm sản phẩm an toàn sẽ là điểm sáng của BĐS 2023
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia nhận định: Năm 2023, kinh tế sẽ không được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ấn tượng như năm 2022Bước sang năm 2023, nền kinh tế sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơnNăm 2023, nhà đầu tư cần lưu ý gì khi muốn xuống tiền săn bất động sản?Nhiều tia hy vọng ở năm 2023
Thị trường bất động sản 2022 chứng kiến nhiều khó khăn. Không chỉ doanh nghiệp, các nhà đầu tư BĐS cũng đang loay hoay tìm cách gỡ rối. Nghị định 65 đang được Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi đang nhận được nhiều sự chú ý. Theo đó, Nghị định 65 đề xuất sửa đổi theo hướng cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu.
Đối với lãi suất ngân hàng, sau một thời gian ngắn “bùng nổ”, hiện tại đang có dấu hiệu chững lại và mở thêm room tín dụng. Theo chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ, phải hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm phục vụ nhu cầu nhà ở thật hay nhà ở xã hội, nhà cho công nhân… đã chứng tỏ dấu hiệu tích cực được các chuyên gia đánh giá là sẽ hỗ trợ thị trường BĐS 2023 có nhiều tiến triển mới hơn.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Việt An Hoà đánh giá rằng, mặt bằng chung thị trường bất động sản 2023 sẽ tốt hơn so với năm 2022.
"Với những tín hiệu như vậy, thị trường năm 2023 sẽ có tín hiệu tốt hơn, đi lên so với cuối năm 2022. Đi lên như vậy không phải là trở lại như xưa, như thời kỳ đầu năm 2022, mà nó có chiều hướng xuống xong bắt đầu lên lại", ông Quang chia sẻ.
Thực tế, theo báo cáo thị trừơng từ các bên, hiện nay, giá BĐS cá nhân nắm giữa đã giảm nhiều (còn 35%). BĐS của tổ chức giảm giá lên tới 50%, thế nhưng phân khúc này không quá phổ biến. Mặc dù nhiều nhận định năm 2023, giá BĐS sẽ điều chỉnh nhưng không vượt được đỉnh 2022 thế nhưng sẽ ghi nhận sự tăng nhẹ từ 1 – 2%. Thế nhưng để ghi nhận sự điều chỉnh này, cần phải có sự giao dịch lại và các vấn đề của doanh nghiệp, của thị trường bất động sản được giải quyết 1 cách triệt để.
Tăng trưởng thận trọng cũng là nhận định của nhiều chuyên gia về thị trường năm 2023 và sẽ có sự phân tách. Điểm sáng của thị trường sẽ thuộc về nhóm sản phẩm an toàn, giá trị thực, pháp lý rõ ràng. Hiện tại, nhóm này vẫn có thanh khoản tốt. Điểm xám của thị trường vẫn sẽ là những sản phẩm pháp lý chưa rõ ràng, tiềm năng hay triển vọng ở mức dài hạn.
"Những điểm sáng được củng cố bởi các chính sách do Chính phủ đang thúc đẩy thì nó sẽ tạo ra cơ hội cho thị trường tăng trưởng thận trọng trong năm 2023. Thị trường trong ngắn hạn sẽ tập trung vào những dòng sản phẩm có các tiêu chí an toàn hơn cho người mua", ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc, DKRA Việt Nam, cho biết.
Giới chuyên gia cũng có nhiều nhận định rằng, không phải năm 2023, thị trường BĐS sẽ thoát khỏi hoàn toàn những khó khăn mà sẽ còn đối diện với không ít thách thức, từ vốn vay tới mặt bằng lãi suất. Thế nhưng việc thị trường đón nhận nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu thực sẽ chính là động lực để kéo thị trường này giữ được đà đi lên.
Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý
Hành lang pháp lý cũng là một trong những kỳ vọng giúp thị trường tháo gỡ các điểm nghẽn pháp lý đang tồn tại, đưa BĐS trở về đúng chu kỳ. Trước đó, Chính phủ đã lập tổ công tác nhằm rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang bị vướng mắc. Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã kí công điện nhằm đôn đốc các đơn vị liên quan theo Quyết định 1435 nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.
Thủ tướng Chỉnh phủ yêu cầu, phải rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật theo thẩm quyền còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản thuộc lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, nhiều công điện cũng đã gửi tới các Bộ, ban, ngành yêu cầu xem xét các vấn đề đang tồn đọng như: điểm nghẽn của thị trường, tín dụng, phát hành trái phiếu.
Đặc biệt, trình trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; ban hành các văn bản theo thẩm quyền hoặc đề xuất ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị… Hiện tại, bản thân các doanh nghiệp cũng được yêu cầu tự nghiên cứu về các vấn đề liên quan để phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường cũng như nhu cầu chung.
Những động thái cứng rắn này đã giúp “phá băng” thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy thanh khoản, hạn chế rủi ro kinh tế và giúp người lao động tiếp cận dễ hơn với nhà ở xã hội trong thời gian tới. Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam mặc dù thị trường nội tại vẫn rất ổn định nhưng lại đang có dấu hiệu chững lại, lực hấp thụ yếu trong khi lực cầu mạnh. Việc thị trường BĐS suy thoái bất thường đang đem đến một hệ luỵ không nhỏ cho nền kinh tế và đơn cử là nhiều ngành nghề như: sắt thép, cát đá, máy móc, logistics, hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhà ở...
Hiện tại, thị trường BĐS đang gặp phải một số điểm nghẽn. Đầu tiên là vấn đề pháp lý (thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, khoảng 70% doanh nghiệp hiện nay đang bị vướng vào các vấn đề về pháp lý).
Ngoài ra, điểm nghẽn nguồn vốn tín dụng. Các kênh tạo vốn cho doanh nghiệp bao gồm phát hành trái phiếu và nhiều kênh dẫn vốn khác hiện đang gặp khá nhiều vấn đề. Các sản phẩm thực trên thị trường hiện nay không phù hợp với đại đa số nhu cầu của người mua. Không những thế, hệ thống thông tin còn rất yếu để phục vụ cho các hoạt động đầu tư mua sắm trên thị trường; chưa có nhiều kênh thông tin phù hợp. Nếu không có phương án tháo gỡ các điểm nghẽn này một cách nhanh chóng, có quy luật rõ ràng thì thị trường BĐS khó phát triển cũng như khó có thể kế để phát triển nền kinh tế chung. Những động thái của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành được xem là “cơn mưa” tưới mát cho cánh đồng khô cạn, chắc chắn sẽ khiến thị trường khởi sắc hơn trước và có tính ổn định.