Nhiều ngành khác cũng “khổ” theo khi bất động sản gặp "khó"
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia nhận định: Năm 2023, kinh tế sẽ không được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ấn tượng như năm 2022Bước sang năm 2023, nền kinh tế sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơnBức tranh kinh tế năm 2022 - 2023: Ngành giao thông vận tải đón nhận năm "bận rộn"Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng than thở rằng “giáp Tết rồi mà chưa thấy dòng tiền về và việc bán hàng thì chậm, chủ đầu tư bất động sản thì lại kêu không xoay sở được tiền để trả”.
Doanh nghiệp bán hàng chậm
Theo đại diện doanh nghiệp chuyên sản xuất, phân phối cửa nhôm tại phường Giảng Võ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) - bà Vinh Trúc cho biết, hiện tại có 60% dự án của các đơn vị bị dừng và tiền không về do chủ đầu tư không có nguồn thu và cũng không vay được từ ngân hàng để trả cho doanh nghiệp cung ứng vật liệu. Hơn thế, có gần 20% dự án vẫn còn khả năng có thể duy trì được công trình nhưng thanh toán lại chia thành nhiều đợt nên vẫn phải đợi tiền. Cũng bởi có nguồn tiền giúp cho việc xoay vòng rất khó khăn. Doanh nghiệp cũng chỉ trông chờ vào phần nhỏ bán lẻ từ phía người dân có nhu cầu xây nhà ở.
Cũng tương tự, ông Phạm Anh cũng đang quản lý một đơn vị phân phối sắt thép ở phường Dịch Vọng - quận Cầu Giấy - Hà Nội cũng cho biết: “Các dự án và bất động sản chững lại cũng như khó triển khai làm cho nhu cầu thép giảm. Giá thép cũng đã được điều chỉnh xuống nhiều lần với mục đích hỗ trợ khách mua, tuy nhiên chủ yếu do nhu cầu thấp nên hàng bán chậm”.
Liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới có rơi vào cuộc suy thoái trong năm 2023?
Fed đang đứng trước một cuộc chiến căng thẳng với lạm phát. Theo dự báo của các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ, sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất kế tiếp trong tương lai. Mức lãi suất đầu năm sau có thể đạt tới khoảng 5,1%. Dự báo của các chuyên gia cho thấy Mỹ có thể rơi vào cuộc suy thoái kinh tế vào năm sau. Thế nhưng, đang có những nhận định trái chiều về thời điểm và mức độ nghiêm trọng.Xuất siêu đạt kỷ lục đóng góp các chỉ số kinh tế vĩ mô
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2022, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 701,28 tỷ USD. Cán cân thương mại thặng dư tiếp tục giữ vững vị thế xuất siêu 7 năm liên tiếp.Ông Anh nói thêm rằng, để có thể cải thiện công việc kinh doanh cuối năm thì ông cũng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp giúp kích cầu và thu hút khách hàng. Mặt khác thì còn mở rộng kinh doanh bằng cách tuyển thêm đại lý và nhà phân phối, cộng tác viên,.., với mức chiết khấu cao, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực lao động nhưng không mấy khả quan.
Cũng theo lời ông Phạm Anh thì thép chính là ngành bị ảnh hưởng rất lớn khi mà bất động sản gặp khó khăn. Sản xuất lẫn tiêu thụ thép trong thời gian 9 tháng năm 2022 tiếp tục diễn biến theo chiều đi xuống, so cùng kỳ năm 2021 giảm lần lượt 5,8% và 1,6%. Và không chỉ các doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả một số nhà sản xuất thép lớn cũng đang phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể về sản lượng lẫn tiêu thụ. Còn thép ở trong nước chủ yếu sẽ được tiêu thụ nhờ vào dự án ba động sản và đầu tư công. Tuy nhiên, nhóm dự án địa ốc đã gần như là đóng băng khi mà thị trường gặp khó về mặt pháp lý, vốn, thanh khoản,... cho nên đã tác động đến ngành thép.
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP.HCM cho rằng: “Ngành bất động sản có liên quan đến hệ sinh thái của ngành xây dựng như: vật liệu, quản lý dự án, vận chuyển, bảo hiểm. Chính vì thế, bất động sản ngưng trệ, các doanh nghiệp xây dựng sẽ bị ảnh hưởng”.
Cũng theo vị này, năm 2021 tổng sản lượng của ngành xây dựng đạt khoảng 82 tỷ USD và đã đóng góp tỷ trọng không hề nhỏ cho nền kinh tế, nếu như ngành xây dựng phát triển, dĩ nhiên là kéo theo các ngành khác trong hệ sinh thái phát triển. Trái lại là xây dựng cũng gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế. Lý do là vì không có công ăn việc làm cho lực lượng ngành này chắc chắn tác động xấu đến xã hội, mà lực lượng lao động đó rất lớn.
Cũng đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cũng nêu rõ rằng: “Doanh nghiệp bất động sản bán được hàng thì chắc chắn ngành cung cấp đầu vào cho việc phát triển nhà ở cũng sẽ kích hoạt”.
Khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành kinh tế khác
Có liên quan đến sự tác động kinh tế của bất động sản, năm 2021, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đã công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học là “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - Vai trò và khuyến nghị chính sách”. Và bằng phương pháp lượng hóa thì đề tài này chú trọng vào việc làm rõ những nội dung cũng như vai trò cơ bản nhất của thị trường bất động sản Việt Nam.
Trong đó thì đề tài cho thấy sự đóng góp của bất động sản thông qua khả năng lan tỏa lên đến 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế và nhất là những ngành có liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo cũng như du lịch, lưu trú - ăn uống và tài chính - ngân hàng. Ngoài ra thì đề tài còn chỉ ra rằng khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của ngành bất động sản tăng 1 tỷ đồng thì sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỷ đồng đồng thời cũng lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỷ đồng.
Trong trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành bất động sản thay đổi giảm 10% thì GDP cũng sẽ giảm 1,247% còn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng chịu ảnh hưởng mạnh nhất, ghi nhận giảm tới 0,861%, tiếp theo đó chính là các ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (ghi nhận giảm 0,366%); du lịch (ghi nhận giảm 0,352%); dịch vụ khác (ghi nhận giảm 0,348%); ngành chịu ảnh hưởng giảm thấp nhất là công nghiệp khai thác (ghi nhận giảm 0,210%),...
Và trước nỗi lo khi mà bất động sản ngưng trệ sẽ có ảnh hưởng đến nhiều ngành khác thì Chính phủ đã rất nhanh chóng triển khai các chính sách giải quyết kịp thời.
Cùng với những chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thì sẽ có thể tạo ra những thay đổi căn bản để có thể phục hồi cũng như phát triển thị trường bất động sản Việt Nam.
Cũng đồng quan điểm về sự tích cực vào cuộc để tháo gỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - ông Phan Đức Hiếu cũng đánh giá ngoài vấn đề vốn thì chúng ta còn chủ động trong việc hoàn thiện khuôn khổ về mặt pháp lý cho thị trường bất động sản. Không phải để khi thị trường bất động sản gặp khó mới thực hiện. Ví dụ như việc sửa đổi Luật Đất đai, chúng ta cũng đã có kế hoạch từ rất xa. Và sau thời gian gần 3 năm đánh giá tổng kết thì chúng ta cũng đã có Nghị quyết 18 với mục đích định hướng sửa đổi luật Đất đai. Dự kiến thời gian sắp tới có ít nhất 3 luật trình Quốc hội để có thể thông qua, trước mắt là Luật Đất đai sẽ trình vào cuối năm nay.
Cũng nhấn mạnh thêm, vị chuyên gia này cũng đưa ra ý kiến rằng, để cho thị trường bất động sản năm tới sớm về trạng thái ổn định thì cần củng cố niềm tin về thị trường đến người tiêu dùng và điều này cũng đòi hỏi "sự tham gia có trách nhiệm" từ 3 phía đó là nhà nước - nhà đầu tư - doanh nghiệp.