meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ thận trọng với kế hoạch kinh doanh năm 2023

Thứ sáu, 31/03/2023-09:03
Bán lẻ vốn là lĩnh vực được đánh giá là có triển vọng trong năm 2023 khi tiêu dùng được kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2020 - 2021. Tuy nhiên, báo cáo triển vọng nhóm ngành này của VDSC lại cho rằng, sự phục hồi doanh số hậu Covid có thể gây áp lực lên tăng trưởng năm 2023.

Theo Nhịp sống thị trường, xu hướng thắt chặt chi tiêu cùng với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ trong quý 4/2022. Bước sang năm 2023, giới phân tích dự báo bức tranh kinh tế còn vô vàn khó khăn sẽ kéo theo những kịch bản kinh doanh không lạc quan của nhóm doanh nghiệp bán lẻ dần hé lộ.

"Thắt dây an toàn" cho kế hoạch kinh doanh năm 2023

Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ là Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - FPT Retail (FRT) lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 giảm hơn một nửa so với mức thực hiện của năm 2022, xuống 240 tỷ đồng, trong khi đó mục tiêu doanh thu lại tăng trưởng 2 con số 13%, tương đương đạt mức 34.000 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2021, FPT đã lập đỉnh lợi nhuận với 554 tỷ đồng và năm 2022 là 486 tỷ đồng.


 
 

Nguyên nhân khiến ban lãnh đạo FPT dự tính lợi nhuận giảm mạnh là do những khó khăn từ chuỗi FPTShop. Dự báo, năm 2023 FPT Retail sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi từ cuối năm trước như sức mua mặt hàng ICT giảm mạnh, chi phí tài chính liên tục tăng cao, lạm phát, cũng như thị trường mua trả góp liên tục suy giảm,...

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chưa thể đưa ra dự báo về thời điểm thị trường phục hồi. Trước đó, trong năm 2022, chuỗi bán lẻ FPTShop đã đóng góp tới 70%, tương đương khoảng 21.000 tỷ đồng trong tổng doanh thu hơn 30.000 tỷ của FRT.

Với việc dự báo nhu cầu tiêu dùng sẽ suy yếu trong năm nay, trong tài liệu đại hội của CTCP Thế giới số (Digiworld, DGW), doanh nghiệp này đã bất ngờ "quay xe" hạ kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt mức 400 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và 42% so với thực hiện 2022.


 
 

Được biết, trước đó Digiworld đã từng công bố kế hoạch kinh doanh tăng trưởng ở mức 2 con số tại Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hồi giữa tháng 2. Tuy nhiên, nhận định về nền kinh tế nói chung cũng như nhu cầu của người tiêu dùng nói riêng lại có sự suy giảm, theo đó Ban lãnh đạo đã thay đổi mục tiêu kinh doanh có phần thận trọng hơn trước.

Không đưa ra kế hoạch giảm lãi như FRT hay DGW, "đại gia" ngành bán lẻ Thế giới Di động (MWG) đặt mục tiêu kinh doanh tăng trưởng một chữ số, trong đó doanh thu chỉ tăng 1% lên con số 135.000 tỷ đồng cùng với lãi hợp nhất sau thuế tăng nhẹ 2% lên mức 4.200 tỷ đồng. MWG cho biết, những chỉ tiêu trên được đưa ra dựa vào tình hình thực tế hiện tại cũng như giả định sức mua sẽ hồi phục tích cực trở lại kể từ quý 3/2023. Thậm chí, ban lãnh đạo còn cho rằng có thể đưa ra điều chỉnh tùy vào tình hình thị trường thực tế trong nửa cuối năm.


 
 

Đặc biệt, MWG tiếp tục kỳ vọng Bách Hóa Xanh sẽ đạt điểm hòa vốn vào thời điểm cuối năm 2023. Tuyên bố này một lần nữa được đưa ra sau 1 năm tái cấu trúc Bách Hóa Xanh. Dù vậy, những biến động khó lường của thị trường sẽ là thách thức cho "hứa hẹn" của doanh nghiệp này. Năm 2022 vừa qua, Bách Hóa Xanh lỗ kỷ lục 2.961 tỷ đồng. Hiện MWG đang phải "gánh" số lỗ lũy kế 7.395 tỷ đồng với chuỗi bách hóa này.

Trong bối cảnh tình hình kinh doanh gặp nhiều thách thức, cổ tức của MWG trong năm 2022 đã giảm đáng kể so với năm trước. Dự kiến phương án chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ là 5% bằng tiền mặt, ngoài ra, công ty cũng phải dừng thói quen ESOP do tăng trưởng năm 2022 là con số âm.

Kỳ vọng ngành bán lẻ hồi phục vào nửa cuối năm 2023

Bán lẻ vốn là lĩnh vực được đánh giá là triển vọng trong năm 2023 khi mà tiêu dùng được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, báo cáo triển vọng đối với nhóm ngành này của VDSC lại cho rằng, sự phục hồi doanh số bán lẻ hậu Covid có thể gây áp lực lên tăng trưởng của năm 2023.

Sự chững lại trong ngắn hạn của chi tiêu trong nước lại đi cùng với suy thoái kinh tế vào năm 2023. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và chính sách tiền tệ thắt chặt, ngân sách hộ gia đình bị thu hẹp sẽ gây áp lực đến nhu cầu tiêu dùng. Hơn thế, làn sóng cắt giảm việc làm trong các ngành thâm dụng lao động tiếp tục sẽ diễn ra ít nhất là tới quý 2/2023.

VDSC cho rằng, dự kiến nền kinh tế ảm đạm sẽ dần cải thiện kể từ nửa sau của năm 2023 và phục hồi mạnh mẽ hơn vào năm 2024 khi các đơn đặt hàng bắt đầu trở lại và thu nhập của người lao động được cải thiện hơn.

Đồng quan điểm, SSI Research đánh giá tiêu dùng cho các sản phẩm không thiết yếu vẫn ảm đạm, ít nhất là đến nửa đầu năm 2023. Dự kiến trong nửa đầu năm nay, giá điện, chi phí y tế và học phí sẽ tăng. Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng hiện cũng đã tăng lên mức 10% bắt đầu từ ngày 1/1/2023. Những yếu tố trên cùng cộng hưởng và gây ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Theo đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ cũng gặp nhiều thách thức.

Tại kịch bản cơ sở, nhóm phân tích SSI Research dự báo lạm phát sẽ đạt đỉnh vào 6 tháng đầu năm 2023, sua đó sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm. Theo ước tính của SSI, chi tiêu cho điện thoại và điện máy sẽ giảm 10% so với cùng kỳ, ngoài ra nhu cầu tiêu thụ vàng trong năm 2023 cũng không thay đổi, do đó mức chi tiêu thấp cho đến nửa đầu năm 2023, sau đó dần hồi phục kể từ nửa cuối năm 2023.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

19 giờ trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

21 giờ trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

21 giờ trước

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

1 ngày trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

1 ngày trước