Nhiều cây xăng tại TP. HCM vẫn treo biển hết hàng cả tuần
Chiều ngày 26/10, anh Tú (23 tuổi, sống tại quận Bình Thạnh) đã vào cây xăng số 44 Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh) và thấy tấm biển “hết xăng” treo bên ngoài. Điều đáng nói là đây không phải lần đầu tiên anh Tú gặp phải tình cảnh này.
“Cây xăng này trước đây tôi thường đến đổ. Hai hôm trước, tôi đã thấy treo biển hết xăng rồi nên phải đi mua ở chỗ khác. Nhưng tới hôm nay quay lại vẫn thấy tình trạng này” - Anh Tú kể.
Giá xăng Việt Nam vẫn cao hơn 29 quốc gia khác
Theo danh sách thống kê của Global Petrol Prices, Việt Nam có mức giá xăng khá thấp, tuy nhiên vẫn có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ bán xăng với giá thấp hơn Việt Nam.Góc nghịch lý: Chủ cây xăng phải mua từng chai xăng về sử dụng
Dù lầm đại lý xăng dầu gần 30 năm nhưng đây là lần đầu tiên người phụ nữ này rơi vào tình cảnh éo le: Là chủ cây xăng nhưng lại phải đi mua từng chai xăng về để sử dụng. Người này cho hay: “Các cây xăng quanh đây cũng đã hết hàng, mấy ngày nay tôi phải đi xe ôm lên tận thành phố Sóc Trăng để mua xăng về cho hai đứa cháu đổ xe máy”.Doanh nghiệp xăng dầu vẫn gặp khó vì nguồn cung nhỏ giọt và chiết khấu vẫn thấp
Theo nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, nguồn cung xăng dầu đã có chuyển biến tích cực hơn. Tuy vậy, hàng cung cấp vẫn nhỏ giọt và mức chiết khấu vẫn rất thấp.Theo ghi nhận mới đây, cửa hàng bán lẻ xăng dầu này đã treo biển “hết xăng” vào các ngày 18 - 21/10. Như vậy, tình trạng thiếu xăng tại đây đã kéo dài tới hơn một tuần, nhân viên cửa hàng cho biết vẫn chưa rõ khi nào có xăng trở lại.
TP. HCM vẫn náo loạn vì cảnh “hết xăng còn dầu”
Tình trạng tương tự đang diễn ra tại cây xăng tại địa chỉ số 1250 Huỳnh Tấn Phát (quận 7. TP. Hồ Chí Minh), nhân viên cửa hàng cho biết đã hết xăng được một tuần nay. Hay tại một cửa hàng khác nằm trên đường Nguyễn Thị Thập (quận 7) cũng đòng cửa dùng bán xăng được 3 - 4 hôm nay, chưa rõ thời điểm nào hàng sẽ về.
Tại TP. Thủ Đức, tới chiều ngày 25/10, cửa hàng An Bình trên đường Đại Não tiếp tục treo tấm bảng "hết xăng còn đầu". Tới ngày 26/10 thì điểm này vẫn chưa bán xăng, nhiều người không nhìn rõ vẫn rẽ vào nhưng lại phải rời đi.
Việc này khiến hai cây xăng còn lại trên đường Trần Não ngày càng đông khách hơn thường lệ, có nhiều khi còn quá tải. Riêng tại cửa hàng bán lẻ của Petrolimex vào sáng cùng ngày, hàng loạt ô tô xếp hàng dài từ ngoài đường, gây ảnh hưởng tới xe cộ lưu thông, trong khi xe hai bánh ở đường phía trong cũng phải đợi khoảng 5 phút mới đến lượt.
Thậm chí, có một cây xăng trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) tới nay vẫn còn rào chắn với tấm bảng thông báo tạm ngưng hoạt động để sửa chữa, dù đã hết hết thời gian tạm ngừng mà Sở Công Thương TP.HCM chấp thuận là từ 5/10 - 20/10.
Ghi nhận tại một số cây xăng khác, dù vẫn đang bán đầy đủ những loại mặt hàng xăng dầu nhưng nhân viên đã giới hạn bán 30.000 - 50.000 đồng/lượt/xe máy.
“Có tiền mà cũng không thể mua đầy bình để yên tâm mà chạy xe nữa” - Anh Tùng (32 tuổi) đang là tài xế công nghệ chia sẻ sau khi bị nhân viên một cây xăng trên Quốc lộ 13 từ chối đổ đầy bình. Cửa hàng này một tuần qua chỉ bán cho khách tối đa là 30.000 đồng/xe máy.
Rất bức xúc với tình trạng này, anh Tùng quyết định không đổ xăng kiểu nhỏ giọt nữa mà tới cây xăng khác để đổ được đầy bình. Cũng trong ngày 26/10, nhiều cây xăng trên Quốc lộ 22 đoạn qua quận 12, huyện Củ Chi cũng có hiện tượng hết xăng hoặc chỉ bán với định mức 50.000 đồng.
Hàng chục cây xăng kêu thiếu nguồn hàng
Trước đó, một doanh nghiệp đầu mối cho biết, các đơn vị nhượng quyền trước đây chỉ được lấy xăng dầu từ một đầu mối duy nhất, nhưng hiện nay đã được nhập hàng từ nhiều nguồn khác nhau.
“Vì vậy, câu chuyện họ đủ hay thiếu xăng, họ bán giới hạn hay thoải mái thì chúng tôi không kiểm soát được, cũng không có trách nhiệm kiểm soát. Hiện tại, chúng tôi vẫn đang bán bình thường trong hệ thống và cung cấp đủ cho các tổng đại lý nhượng quyền thương mại” - Đơn vị này khẳng định.
Số liệu của Sở Công Thương TP. HCM chỉ ra rằng, tính tới cuối ngày 24/10, trong số 550 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, chỉ có 4 cửa hàng tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, số điểm có nguồn cung liên tục bị gián đoạn, không đủ các mặt hàng vẫn có 51 cửa hàng.
Các lãnh đạo cơ quan này đã nhiều lần khẳng định về việc thiếu xăng chỉ xảy ra cục bộ và đang nỗ lực phối hợp với doanh nghiệp để đảm bảo nguồn hàng cung ứng ra thị trường.
Trước bối cảnh này, Sở Công Thương cho biết, dù đã có quy định cửa hàng bán lẻ xăng dầu chỉ được dừng bán hàng khi được Sở chấp thuận bằng văn bản, với giờ bán cụ thể do doanh nghiệp tự quyết. Nhưng hiện vẫn đang có tình trạng doanh nghiệp đăng ký thay đổi, giảm thời lượng bán hàng.
Vì vậy, tại dự thảo tờ trình mới đây, Sở Công Thương đề xuất quy định các cửa hàng xăng dầu phải bán tối thiểu 12 tiếng/ngày (kể cả thứ 7, Chủ Nhật), không mở cửa hàng trễ hơn 6h và không đóng cửa trước 18h hàng ngày.
Trong các ngành lễ, tết, thời gian bán hàng tối thiểu là 8 giờ/ngày. Khuyến khích thương nhân bán lẻ đăng ký mở cửa hàng nhiều hơn thời gian tối thiểu được quy định.
Về những trường hợp dừng bán, dự thảo quy định các trường hợp này bao gồm: Thực hiện việc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa tối đa không tới 30 ngày; Thương nhân kinh doanh có việc cưới, tang, bị ốm, tai nạn được dừng bán hàng tối đa không quá 7 ngày; Những trường hợp bất khả kháng khác như lũ lụt, cháy nổ; Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước…
Sở Công Thương cũng có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu nếu thương nhân không hoạt động kinh doanh xăng dầu từ 30 ngày trở lên.
Ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam nhận định: “Kinh doanh xăng dầu là kinh doanh có điều kiện, do đó việc quy định thời gian là hoàn toàn có thể triển khai dựa trên cơ sở hiệp thương với những cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Theo tôi thì việc quy định thời gian hoạt động sẽ đảm bảo được tính dịch vụ. Thực tế, việc kinh doanh xăng dầu cũng phải đăng ký thời gian hoạt động để bảo đảm tính phục vụ”.