meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhằm kìm hãm giá dầu tăng, Mỹ “ làm ngơ” cho dầu Iran tràn lan trên thị trường, tham vọng nhắm thẳng vào Nga

Thứ hai, 06/06/2022-23:06
Theo Vitol - nhà kinh doanh dầu độc lập lớn nhất toàn cầu cho rằng, mặc dù dâu của Iran đang bị Mỹ trừng trị, thì dầu Iran có thể được Mỹ cho phép xuất hiện rộng rãi trên thị trường thế giới.

Theo Nhịp sống kinh tế, Mỹ đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm trừng phạt Iran, bởi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đổ vỡ khiến cho mối quan hệ giữa hai nước này trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. 

Dầu Iran bất ngờ chiếm vai trò quan trọng đối với chính quyền của Joe Biden

Dầu thô cũng là một trong số các biện pháp áp đặt được chính quyền Mỹ đưa ra nhằm vào quốc gia này. Đến thời điểm hiện tại, hai quốc gia vẫn đang cố gắng nhanh chóng tìm kiếm một biện pháp thỏa thuận mới về hạt nhân nhằm hạn chế bớt sự trừng phạt của Mỹ đối với Tehran.

Dẫu vậy, các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn từ hồi tháng 3 và chưa có tiến triển. Liệu các nhà đàm phán có thể đạt được một thỏa thuận hay không? Câu hỏi thật khó có lời giải đáp và khiến cho các nhà giao dịch trên thị trường dầu mỏ ngày càng trở lên bi quan.


Mỹ có thể "làm ngơ" cho dầu Iran để hạ đà tăng giá
Mỹ có thể "làm ngơ" cho dầu Iran để hạ đà tăng giá

Tuy nhiên, đứng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm chuẩn bị diễn ra kỳ vào tháng 11, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn cho rằng điều đáng quan tâm nhất hiện tại là nhu cầu giảm giá, vốn đang ở mức kỷ lục, chứ không phải việc thực thi các lệnh trừng phạt một cách chặt chẽ. Trong đó, bao gồm cả việc bắt giữ thêm các tàu chở dầu của Iran.

Người đứng đầu bộ phận châu Á của Vitol, Mike Muller cho biết: "Dòng chảy của dầu Iran có thể được chú Sam cho phép chảy vào nhiều hơn. Nếu như nhu cầu về việc giảm giá xăng dầu của Mỹ ảnh hưởng đến việc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới, thì việc “làm ngơ” cho phép những thùng dầu bị cấm tràn vào thị trường là điều không khó hiểu. Có thể Mỹ sẽ không can thiệp sâu và tỏ ra hời hợt với dòng chảy của loại dầu bị trừng phạt này”.

Vào tháng trước, một tàu chở dầu mang cờ Iran đã bị Mỹ bắt giữ ngoài khơi của Hy Lạp. Vài ngày sau, ở vịnh Ba Tư, Tehran lại bắt giữ 2 tàu chở dầu của Hy Lạp. Tuy nhiên, hành động này của Washington không phải tín hiệu sẽ gia tăng các vụ bắt giữ đối với dầu của Iran.

Sản lượng xuất khẩu dầu trong năm nay đã được Iran tăng lên, đa phần là xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo các nhà phân tích về năng lượng đánh giá, mỗi ngày Tehran có thể xuất khẩu thêm 500.000 đến 1 triệu thùng dầu cho thị trường thế giới nếu như có một thỏa thuận hạt nhân mới được đưa ra. Và lượng dầu này đủ để làm kìm nén đà tăng giá, vốn suốt thời gian qua do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và các lệnh cấm nhắm vào Moscow từ phía phương Tây.

Bên cạnh đó, khoảng 100 triệu thùng dầu đang được Iran cất trữ và chúng có thể được xuất ra thị trường một cách nhanh chóng.


 
 

Xuất phát chủ yếu từ xung đột giữa Nga – Ukraine, giá dầu thô đã tăng lên 1,5 lần và đạt 120 USD/thùng tính từ đầu năm tới nay. Mặc dù không ít Nghị sĩ Cộng hòa và cả Dân chủ không đồng tình với mọi kế hoạch gỡ bỏ sự trừng phạt  với Iran nhưng đứng trước bối cảnh hiện tại, Chính quyền của ông Biden đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nhằm hạ giá xăng, ở Mỹ vốn tăng trung bình là vượt 4,8 USD/gallon.

Đáng chú ý, Mỹ vẫn ra sức nhắm thẳng vào Nga và gây sức ép đẩy dầu thô của Nga ra khỏi quốc gia nay. Sau khi xung đột xảy ra, Mỹ đưa ra thông báo dừng việc nhập khẩu dầu từ Nga. Nhiều đồng minh phương Tây của Mỹ hiện tại cũng đã nhắm trực tiếp vào dầu mỏ xuất khẩu của Nga với các sự trừng phạt diễn ra liên tục.

Sự bất đồng trở lên quá lớn

Theo Vitol, công ty có giao dịch mỗi ngày lên đến 7,6 triệu thùng dầu thô và tinh chế vào năm 2021, không mấy đồng thuận với lối đi của giá dầu. Trước bối cảnh nguồn cũng đang trở nên nghèo nàn, thì việc Washington tung ra chiến lược giải phóng lượng dự trữ đang giúp cho thị trường trở lên cần bằng hơn.

Theo Muller nhận định rằng, hôm 2/6 nhóm 23 nhà xuất khẩu dầu do Ả rập Xê út và Nga dẫn đầu đã quyết định đẩy mạnh sản lượng khai thác được OPEC+ sẽ khó có thể gây ra nhiều biến động cho thị trường. Kể cả khi các nước thành viên chấp nhận gia tăng sản lượng, nhưng cũng chỉ bù đắp được một phần mà Moscow đã để lại bởi các vấn đề xoanh quanh xung đột ở Ukraine.

Theo  Muller nhận xét: "Chưa từng thấy, sự chấp thuận của các chuyên gia lại có khoảng cách xa nhau như vậy. Một số cho rằng giá dầu có thể sẽ lên đến 135-140 USD/thùng nhưng một số cũng nghĩ rằng chúng có thể hạ xuống chỉ còn mức dưới 100 USD".


 
 

Đồng thời, các quốc gia trên toàn thế giới cũng có nhu cầu sử dụng và thực lực tương đối khác nhau. Ở một số nước Châu Á, sau khi đại dịch không còn là mối đe dọa lớn của họ, ví dụ như Malaysia và Singapore, họ đang có nhu cầu khá lớn về dầu để khôi phục lại nền kinh tế. Tuy nhiên, khác với họ, cũng có một số nước như Pakistan hay Sri Lanka có nhu cầu về dầu đang giảm sút trầm trọng, bởi họ phải đối mặt với việc vốn vừa bị vỡ nợ trái phiếu quốc tế, và giờ họ đang vất khó khăn trong việc xoay sở để trả tiền nhiên liệu nhập khẩu.

Đó là câu chuyện về một thế giới nhưng với 2 chiều hướng khác nhau. Đối với các quốc gia giàu có, họ sẽ có những ngày nghỉ ngơi và họ có nhu cầu cao về việc di chuyển bằng đường hàng không, điều này khiến họ phải cần cung cấp thêm nhiều nhiên liệu cho các chuyến bay… Nhưng cũng có những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc chật vật với nguyên liệu cho nền kinh tế. Vấn đề ngày càng trở lên khó khăn với họ. Và sự chênh lệch ngày càng lớn đối với các quốc gia phát triển thịnh vượng và những nước nghèo nàn, họ gặp nhiều khó khăn hơn và trở lên tồi tệ hơn ngay cả trong việc thanh toán các loại hàng hóa cơ bản.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước