Nhà sáng lập Apple Steve Jobs: Nhà lãnh đạo tài giỏi và truyền cảm hứng nhưng lại hống hách, nóng nảy?
BÀI LIÊN QUAN
CEO WiGroup: Thách thức năm 2023 đến từ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và vấn đề của thị trường trái phiếu doanh nghiệpTại sao Mark Zuckerberg vẫn giữ vững "chiếc ghế" CEO Meta dù đã gây ra đủ mọi phiền toái?CEO Vui App cùng kinh nghiệm khởi nghiệp xương máu: Muốn thành công phải thực sự “tàn nhẫn”Con đường trở thành vị tỷ phú hàng đầu thế giới
Steve Jobs có tên đầy đủ là Steven Paul Jobs, ông sinh ngày 24/02/1955 và mất ngày 05/10/2011. Ông được biết đến là một nhà phát minh, nhà thiết kế và là doanh nhân người Mỹ, người đồng sáng lập kiêm vị trí Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Apple Inc. Đáng chú ý, Steve Jobs được ghi nhận là một trong số những người tiên phong trong công cuộc cách mạng vi máy tính cùng với điện thoại di động thông minh. Vị doanh nhân này cũng đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Apple cùng với các sản phẩm nổi tiếng như iPhone, iPod, iPad, MacBook.
Steve Jobs sinh ra tại San Francisco, California, cha mẹ ruột là Joanne Schieble và John Jandali. Vì gia đình phản đối và không có điều kiện nuôi con, cha mẹ đã gửi Steve Jobs nhờ người khác nuôi hộ. Cha mẹ nuôi của ông là Paul và Clara Jobs, những người mà Steve Jobs luôn coi là cha mẹ thực sự của mình.
Công việc máy tính thực sự đầu tiên của Steve Jobs là một kỹ thuật viên tại Atari, Inc. ở Los Gatos, California vào năm 1973. Khoảng 3 năm sau đó, Steve Jobs cùng với một người bạn của mình là Wozniak thành lập nên “Công ty máy tính Apple” với mục đích ban đề là bán bảng gạch. Cũng trong năm này, Wozniak đã phát minh ra máy tính Apple I và II.
Máy tính cá nhân ngày càng trở nên phổ biến giúp Apple nhanh chóng mở rộng thị trường trong những năm sau đó. Năm 1981, công ty chính thức chào bán cổ phiếu công khai, 2 năm sau đó lọt vào danh sách Fortune 500. Năm 1983, Apple đã thuyết phục thành công Inc John Sculley - Chủ tịch PepsiCo trở thành CEO với duy nhất một câu hỏi: “Liệu bạn có muốn bán nước đường trong suốt quãng đời còn lại hay không?”
Đến năm 1984, Steve Jobs chính thức thiết kế chiếc Macintosh đầu tiên và cũng là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên được sử dụng giao diện người dùng đồ họa. Dù có nhiều sáng tạo thành công, nhưng do sự khác biệt quan điểm với những thành viên khác tại Apple, Steve Jobs đã chính thức từ chức và rời khỏi công ty do chính mình đồng sáng lập vào năm 1985.
Ngay sau khi rời khỏi Apple, Steve Jobs đã thành lập nên NeXT Inc. Đây là một công ty nổi tiếng về thế mạnh kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống phát triển phần mềm hướng đến đối tượng (WebObjects) đã được sử dụng trong Apple Store và iTunes store thời gian sau này. Năm 1986, Steve Jobs mua lại một công ty sản xuất phim đồ họa máy tính, sau đó đổi tên thành Pixar. Thời gian sau, những bộ phim hoạt hình như ‘Toy Story’ ‘A Bug’s Life’ và ‘Finding Nemo’ đều vô cùng thành công, mang đến cho ông nhiều lợi nhuận cùng với sự tôn trọng đáng kể.
Quay trở lại Apple, “cứu” công ty khỏi bờ vực phá sản
Năm 1996, thời điểm Apple mua lại NeXT Inc, Steve Jobs chính thức trở lại công ty mà mình đồng sáng lập với tư cách là một giám đốc điều hành. Đó cũng là lúc mà Táo Khuyết đang phải vật lộn trong công cuộc tìm kiếm lợi nhuận, bị các đối thủ như Microsoft bỏ lại phía sau. Dưới sự điều hành sáng suốt của Steve Jobs, một số dự án đã buộc phải dừng lại để nhường chỗ cho các sản phẩm mới, tập trung vào những tính năng hoàn toàn mới cùng thiết kế hấp dẫn có thể giúp công ty nâng cao doanh số.
Năm 1998, Apple iMac lần đầu tiên được giới thiệu ra toàn thế giới. Theo như đánh giá, đây là một chiếc máy tính có khả năng xử lý tốc độ cao cùng với mức giá hấp dẫn đã trở thành người tiên phong trong xu hướng máy tính thời trang cao cấp, những phiên bản tiếp theo sở hữu 5 màu sắc khác nhau. Đây chính là kết quả trực tiếp từ việc quay trở lại Apple của Steve Jobs. Ngay trong cuối năm, iMac đã trở thành máy tính cá nhân bán chạy nhất của Mỹ.
Năm 2001, Steve Jobs bắt đầu phát minh lại Apple. Với sự ra mắt của iPod, công ty đã nhanh chóng hòa mình vào thế giới âm nhạc cùng với phần mềm âm nhạc kỹ thuật số iTunes và iTunes Store. Ngay lập tức, thiết bị này đã thu về thành công vang dội, ghi nhận những bước nhảy vọt giúp nâng cao doanh số của Apple và danh tiếng của Steve Jobs.
Năm 2007, việc ra mắt iPhone cùng màn hình cảm ứng đa điểm, có thể phát MP3, video cũng như truy cập internet đã trở thành cột mốc đánh dấu việc Steve Jobs chính thức lấn sân sang việc kinh doanh điện thoại di động. Cũng cuối năm 2007, Apple cũng đã giới thiệu thiết bị iPod Touch, một thiết bị chơi game cùng với MP3 di động có tích hợp Wifi và sở hữu màn hình cảm ứng giống iPhone.
Đến năm 2010, Steve Jobs tiếp tục cho ra mắt sản phẩm iPhone 4. So với những phiên bản trước, đây là một mẫu smartphone đẹp hơn rất nhiều, gồm nhiều tính năng ấn tượng và nâng cao như camera năm megapixel, camera phụ mặt trước và cả khả năng truy cập 4G. Những thành công liên tiếp sau màn “tái xuất” với Apple đã trở thành lời khẳng định vững vàng nhất cho năng lực thiên tài của Steve Jobs, khiến mọi người trong làng công nghệ đều phải ghi nhớ lấy tên tuổi của ông.
Đến năm 2011, sản phẩm iPhone 4S được ra mắt gồm có Siri - một trợ lý ảo có khả năng nhận dạng được giọng nói. Tuy nhiên cũng trong năm này, Steve Jobs đã buộc phải từ chức CEO Apple bởi những vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Thế nhưng, ông vẫn tiếp tục đảm nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của công ty.
Sau gần một thập kỷ chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, Steve Jobs đã qua đời tại Palo Alto vào ngày 5/10/2011, hưởng thọ 56 tuổi.
Vị CEO tài năng nhưng hống hách và nóng nảy
Andy Cunningham - đại diện quan hệ công chúng của Steve Jobs, cũng là một trong những người lựa chọn tiếp tục làm việc với ông tại NeXT đã có 5 năm gắn bó cùng Steve Jobs. Cô đánh giá cao, đồng thời cũng rất trân trọng quãng thời gian này bởi “nó thật phi thường”. Theo đó, Andy Cunningham cho biết: “Như tất cả những gì mà mọi người bên ngoài nhìn thấy về Steve Jobs, đó là một người truyền cảm hứng với những bài phát biểu tuyệt vời trên sân khấu. Đó chính là Steve Jobs thực sự. Ông ấy luôn tác động khiến cảm xúc của tôi “vỡ òa” mỗi ngày, từ ngạc nhiên, tức giận cho đến thỏa mãn cùng một lúc. Ông ấy đã giúp tôi vượt xa được những gì mà bản thân tôi từng nghĩ là mình sẽ đi”.
Phải công nhận rằng, những bài phát biểu và giới thiệu sản phẩm của Steve Jobs rất biết cách khai thác trọn vẹn cảm tình từ khán giả. Nhà sáng lập Apple khiến người nghe cảm thấy như bị thôi thúc, mong chờ được trải nghiệm những sản phẩm của công ty càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, nhớ lại thời điểm “dứt áo ra đi” khỏi Apple, Steve Jobs đã là một người có danh tiếng và là nhân vật truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Tuy nhiên, vị CEO này cũng được biết đến là một người hống hách, nóng nảy và thiếu kiên nhẫn. Được biết, chính tính cách này đã khiến mối quan hệ giữa Steve Jobs với ban giám đốc Apple rơi vào ngõ cụt. Kết quả, ban giám đốc khi đó đã tước bỏ mọi trách nhiệm khiến cho Steve Jobs gần như không còn một chút quyền lực nào trong công ty. Cảm thấy mình bị phản bội, Steve Jobs đã quyết định rời bỏ Apple, tự mình thành lập một startup mới mang tên là NeXT.
Thời điểm đó, cũng có một số nhân viên cấp cao của Apple lựa chọn đi theo Steve Jobs, rời bỏ công ty. Người ta miêu tả vị triệu phú 31 tuổi khi ấy là một người khá tự mãn, luôn luôn tin tưởng rằng tất cả những việc mình làm đều đúng. Trong các cuộc họp, Steve Jobs thường rất gay gắt, thậm chí còn có phần khắc nghiệt và ngoan cố. Tuy nhiên, cũng rất nhiều người thắc mắc rằng, tại sao với một người lãnh đạo khó ưa như thế, một nhóm người tài giỏi và có địa vị tốt trong công ty vẫn quyết định rời bỏ vùng an toàn để đi theo ông dù chưa biết trước được tương lai?
Nhiều người khẳng định, chắc chắn Steve Jobs phải sở hữu tư duy cùng ngôn ngữ hiệu quả, giúp thúc đẩy động lực cũng như truyền cảm hứng cho đồng nghiệp nói riêng và hàng triệu người tiêu dùng trên toàn cầu nói chung bất chấp khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Đây cũng chính là dấu hiệu của khả năng nhận thức xã hội ở mức cao và khả năng tạo ảnh hưởng không phải dạng vừa.
Tuy nhiên, khi xét về phong cách giao tiếp, Steve Jobs lại khiến cho người khác phải nản lòng và tức giận. Ông nổi tiếng là một vị CEO có tâm trạng thất thường, kiêu ngạo và tự phụ. Thái độ của ông từng khiến khá nhiều người cảm thấy phiền lòng, bao gồm cả gia đình cùng với những người thân thiết. Bản thân Steve Jobs cũng đổ lỗi điều này cho sự thiếu kiểm soát cảm xúc của bản thân mình. Cụ thể, khi Walter Isaacson - người biết tiểu sử của ông - hỏi về vấn đề này đã được Steve Jobs trả lời như sau: “Đó là con người thật của tôi và bạn cũng không thể mong tôi sẽ trở thành một người không phải là tôi”.
Chính vì thế, Isaacson viết: “Khi Jobs làm tổn thương người khác, hành động này không phải xuất phát từ việc thiếu nhận thức về cảm xúc. Thực tế hoàn toàn ngược lại, Jobs có thể thu hút người khác, hiểu được suy nghĩ của họ, biết cách kết nối với họ, trêu chọc họ hoặc thậm chí làm tổn thương họ nếu muốn”.