meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhà ở công nhân là trách nhiệm của Nhà nước, không nên đổ dồn cho doanh nghiệp

Thứ sáu, 04/11/2022-10:11
Trong bối cảnh phần lớn công nhân không có chỗ ở ổn định, chủ yếu phải thuê trọ bên ngoài, các chuyên gia cho rằng để tạo điều kiện cho các khu công nghiệp phát triển tốt, cần phải giải quyết các vấn đề về phát triển nhà ở công nhân.

Lo nhà ở cho công nhân là trách nhiệm của Nhà nước

Một trong những nội dung được chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 15 là việc xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng tại Quốc hội, đến nay mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 126 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 62.700 căn, tổng diện tích 3,13 triệu m2. Hiện đang tiếp tục triển khai 127 dự án với quy mô khoảng 160.900 căn hộ với tổng diện tích hơn 8 triệu m2.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận việc triển khai nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội còn nhiều hạn chế, vướng mắc, từ pháp lý tới nguồn lực triển khai.

Có thể thấy, hiện nay ở Việt Nam, các khu công nghiệp đang phát triển rất mạnh mẽ và có xu hướng sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Trong bối cảnh phần lớn công nhân không có chỗ ở ổn định, chủ yếu phải thuê trọ bên ngoài, các chuyên gia cho rằng để tạo điều kiện cho các khu công nghiệp phát triển tốt, cần phải giải quyết các vấn đề kèm theo khi phát triển khu công nghiệp, đó là vấn đề về phát triển nhà ở công nhân.

Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước chưa có chính sách riêng về nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Chính sách nhà ở cho công nhân hiện được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội, áp dụng chung cho 10 đối tượng theo điều 49 Luật Nhà ở 2014.


Việc triển khai nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội còn nhiều hạn chế, vướng mắc
Việc triển khai nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội còn nhiều hạn chế, vướng mắc

Theo ông Nguyễn Văn Đực (Phó tổng giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành), các chính sách về nhà ở cho công nhân hiện nay chưa đạt. Lý do, chính quyền địa phương không quan tâm đến vấn đề này. Đây là một lỗi rất lớn. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang vướng Luật Nhà ở.

“Chúng ta quá lý tưởng khi theo Luật Nhà ở, nhà toàn trên 45m2. Chúng ta cũng không có luật nhà cho công nhân, nhà cho thuê”, ông Đực nói.

Ông Đực cho rằng nhà ở công nhân không nên là nhà bán, mà phải chủ yếu là nhà cho thuê. Thực tế, công nhân họ đều có nhà ở quê, nhưng vì cuộc sống ở quê “khó sống” nên họ phải lên thành phố đi làm, khi kiếm được tiền họ sẽ về quê. Họ không muốn và không cần có thêm một ngôi nhà. 

“Thực tế, người công nhân cũng không có tiền để mua nhà, dù có giá thấp. Mức lương của họ chỉ vừa đủ cho sinh hoạt, lo cho con cái ăn học còn eo hẹp, không có tích lũy thì làm sao họ có thể mua được nhà? Do đó, nhà ở công nhân phải là nhà cho thuê”, ông Đực nói và nhấn mạnh chính quyền phải có một chính sách phát triển nhà cho thuê. Mỗi một khu công nghiệp phải trừ ra 20% đất để xây nhà cho công nhân thuê.

Theo doanh nhân này, làm nhà ở cho công nhân, nhà cho công nhân thuê cần bố trí ở riêng một khu vực, diện tích có thể cả trăm ha. Trước kia chúng ta có chính sách ở các khu dân cư sang trọng sẽ cắt ra 20% đất dành cho nhà ở xã hội. Khi đó, người có thu nhập cao sẽ có trách nhiệm hỗ trợ người thu nhập thấp và người thu nhập thếp sẽ được hưởng thụ hạ tầng của người thu nhập cao. Tuy nhiên, đây là điều quá lý tưởng, nhưng không thực tế.

“Mặt bằng giá cả của các khu nhà của người giàu rất cao, người thu nhập thấp khó mà kham được”, ông Đực nói và cho rằng cần phải xây dựng những khu nhà ở riêng cho công nhân, cho người thu nhập thấp với các tiện tích riêng.


Ông Nguyễn Văn Đực (Phó tổng giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành)
Ông Nguyễn Văn Đực (Phó tổng giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành)

Ông Đực dẫn ví dụ, quán cơm cho người nghèo thì không cần thiết phải có bàn ghế sang trọng, máy lạnh… như quán cơm cao cấp. Khi đó, giá thành sẽ rất cao. Nhà thu nhập thấp có thể hạ thấp tiêu chuẩn về diện tích, tiện ích xuống, để phù hợp với túi tiền của người có thu nhập thấp.

Theo ông Đực, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là trách nhiệm của Nhà nước, không nên đổ dồn cho doanh nghiệp. Nhà nước phải lo quỹ đất, quy hoạch đầu tư hạ tầng, rồi kêu gọi doanh nghiệp vào thi công xây dựng. Khi đó, nhà ở xã hội mới phát triển. Còn không thể kêu gọi một vài doanh nghiệp bỏ ra vài ha đất xây kiểu “da beo”, chắp vá được.

“Muốn làm nhà ở xã hội, Nhà nước có thể dành cả trăm ha, thậm chí cả nghìn ha để triển khai, còn việc để doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì rất khó. Chúng ta không nên trông chờ việc kêu gọi doanh nghiệp làm đi rồi nhà nước hỗ trợ cái này, cái kia”, ông Đực nói.

Cần quy hoạch đồng bộ

TS.KTS Lê Thị Bích Thuận cho hay, tại Việt Nam, hiện nay nhà ở cho công nhân chủ yếu có 3 loại chính: Nhà ở do nhà nước xây dựng, do doanh nghiệp và do hộ gia đình, cá nhân xây dựng. Trong đó, các dự án của nhà nước và doanh nghiệp xây dựng không thể cạnh tranh được với nhà cho thuê của hộ gia đình, cá nhân.

Về giải pháp, bà Thuận cho rằng cần quy hoạch đồng bộ giữa việc làm và nhà ở cho công nhân. Các dự án chuyển đổi từ thương mại sang nhà ở xã hội hiện này hầu như đều chưa giải quyết tốt bài toán kết nối và giảm khoảng cách giữa nơi ở và nơi làm việc. Điều này không hấp dẫn với người sử dụng.

Một giải pháp khác, bà Thuận cho rằng cần sản xuất nhà đa dạng và giá rẻ. Việt Nam đang bước vào hiện đại hóa, tỷ lệ sản xuất công nghiệp và dịch vụ đang dịch chuyển đến 80% GDP; áp lực thiếu nhà ở tăng rất cao trong các thành phố mà chưa có điều tra xã hội học nhà ở công nhân, người lao động trên toàn quốc để xác định chiến lược phát triển đô thị. Điều này chỉ có thể giải đáp bằng công nghệ sản xuất nhà ở giá rẻ.


TS. KTS. Lê Thị Bích Thuận, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng)
TS. KTS. Lê Thị Bích Thuận, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng)

Đối với cư dân có thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt với nhóm cư dân thuộc thành phần công nhân lao động, theo bà Thuận, rất nhiều người không có nhu cầu sở hữu những căn hộ vĩnh cửu, nhưng lại rất cần những chỗ ở giá rẻ, tiện thích thiếu yếu tối thiểu. Chính vì vậy, giải pháp các khu nhà ở giá rẻ cho thuê, mua trả gióp cần các công nghệ mới để sản xuất nhà thay bằng xây nhà như truyền thống. Đến nay chưa có văn bản nào công bố các quy chuẩn, tiêu chuẩn công nghệ sản xuất nhà ở cho các doanh nghiệp áp dụng.

Theo đó, cần xây dựng nhà ở giá thấp trên quy mô công nghiệp với các ứng dụng về thiết kế, sử dụng công nghệ lắp ghép tiền chế cho hệ khung, trần, tường, sàn; các tiêu chuẩn về diện tích cần nới lỏng theo nhu cầu, nhưng tiêu chuẩn tiện nghi phải thật cao để sáng tạo ra các căn hộ linh hoạt.

Ngoài ra, với các khu nhà ở công nhân đồng bộ, điểm mấu chốt cần tích hợp và thiết lập thành công một cộng đồng đủ để tự tạo ra sự sầm uất và thịnh vượng.

“Nếu được hoạch định và quy hoạch đồng bộ, các khu nhà ở cho người lao động, công nhân ven đô xen ghép trong các dự án nhà ở thương mại có thể là một giải pháp tốt để giảm áp lực cho đô thị lõi, tạo cơ hội cải thiện cảnh quan đô thị và chất lượng sống cho người dân”, bà Thuận chia sẻ.

Hoài Phong
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

10 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

10 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

10 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

10 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước