Nhà đầu tư tiết lộ 5 tiêu chí không thể bỏ qua khi "xuống tiền" mua bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường xuất hiện loại đất nền "lạ": Nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra nửa tỷ đồng, cam kết vận hành sản xuất, chia sẻ lợi nhuận 1-2 tỷ đồng/nămNhà đầu tư trẻ chia sẻ câu chuyện đi "săn" BĐS ngộp: "Để tìm được hàng ngon, giá ngộp "thật" không hề dễ dàng"Hết thời “bỏ phố về rừng”, nhà đầu tư ồ ạt “bán farmstay về phố”Trong một chia sẻ mới đây, nhà đầu tư cá nhân Ngô Minh Đức tiết lộ 5 tiêu chí ông tự đặt ra khi xuống tiền mua bất động sản. Cụ thể là "Thứ nhất là tính chu kỳ, thứ nhì là lãi suất, thứ 3 là pháp lý, thứ 4 là vị trí và thứ 5 là rà soát năng lực của chủ đầu tư".
Nhà đầu tư này cho biết, ông không quá coi trọng vị trí, Nhiều người đầu tư bất động sản thường đặt vị trí lên hàng đầu, nhưng với ông Đức là người làm tài chính, nên coi trọng tính chu kỳ, lãi suất, rồi mới đến pháp lý và vị trí. Ông Đức nêu quan điểm, vị trí đẹp đến mấy mà pháp lý không ổn thì cũng không tham gia.
Để minh chứng cho vấn đề này, ông Đức đề cập đến dự án U., được khởi công xây dựng từ năm 2008. Nằm trên đường Tố Hữu, quận Hà Đông, Hà Nội, dự án này từng được kỳ vọng sẽ trở thành một khu đô thị đáng sống. Tuy nhiên, giờ đây dự án này bị gọi với cái tên "nghĩa địa bất động sản" khổng lồ giữa lòng thủ đô do chậm tiến độ, một số tòa nhà dừng thi công hoàn toàn suốt nhiều năm qua.
Ông Đức cho biết, năm 2022-2012, khi có dự án chung cư U., ông cũng định đặt cọc, nhưng khi giở ra thấy hợp đồng là 2 tờ giấy A4, bán bằng USD, mà lại là hợp đồng góp vốn nên ông cho rằng pháp lý không ổn. Không có tiến độ cũng không có số căn nên ông Đức quyết định không mua. Và kết quả như mọi người đã thấy, sau 15 năm dự án này vẫn không có tiến triển gì thêm.
Nhà đầu tư này cũng chia sẻ thêm kinh nghiệm chọn vị trí mua bất động sản. Chẳng hạn như tại Hà Nội, ông Đức chọn đầu tư khu vực vành đai 3,5 trở vào. Còn tại TP. Hồ Chí Minh là từ quận TP. Thủ Đức trở vào, hoặc vùng giáp ranh ở Đồng Nai, Bình Phước. Với bất động sản ven biển, khu đó phải đẹp và sóng êm dịu.
Dù vậy, ngay cả khi nhắm được bất động sản ưng ý, ông Đức cho biết vẫn phải quay ngược lại nhìn vào tính chu kỳ và lãi suất. Khi được hỏi thời điểm này đã nên xuống tiền mua đất hay chưa, ông Đức chọn phương án tiếp tục chờ đợi và quan sát diễn biến thị trường.
"Theo tôi, quá trình suy giảm mới bắt đầu. Lãi suất mới ở giữa chu kỳ tăng lên. Bất động sản mới chững lại 7-8 tháng. Tôi cần đợi một thời gian dài hơn", ông Đức nêu quan điểm.
Trong khi đó, một nhà đầu tư khác là bà Nguyễn Thanh Tuyền – Giám đốc Công ty bất động sản Trường Phát cho rằng, chọn mua hay không còn phụ thuộc vào "khẩu vị" đầu tư của mỗi người.
Vị Giám đốc này khẳng định, luôn chọn những bất động sản có tính thanh khoản cao. Nếu cảm thấy nhà đầu tư sơ cấp bán lỗ một chút, sẽ so sánh giá đó với thị trường, nếu thấy thấp hơn mà bất động sản đẹp sẽ sẵn sàng xuống tiền.
Các tiêu chí "chốt cọc" của bà Tuyền cũng khác so với ông Đức. Theo đó, điều kiện mà bà đặt lên hàng đầu đó là tiềm năng của bất động sản trong tương lai 1-3 năm tới, chẳng hạn như bất động sản phải thu hút được dân về ở. Dân không về ở thì bán mãi cũng không ai mua. Tiện ích xung quanh bất động sản phải đầy đủ để thu hút người về ở, như vậy thanh khoản mới tốt được. Ngoài yếu tố tiềm năng, bà Tuyền còn đặt ra tiêu chí giá cả hợp lý để có thể tăng giá. Tiếp theo là đòn bẩy tại thời điểm đó cảm thấy ổn, có lợi nhất cho nhà đầu tư.