Nguồn gốc sử dụng đất là gì? Nguồn gốc sử dụng đất ghi trong sổ đỏ như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Nhà sổ chung là gì? Những rủi ro khi mua nhà sổ chung bạn nên biếtTìm hiểu chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì? Những quy định liên quanHộ khẩu thường trú là gì? Những quy định liên quan bạn cần biếtNguồn gốc sử dụng đất là gì?
Trong các văn bản pháp luật hiện hành, thuật ngữ nguồn gốc sử dụng đất được đề cập và được sử dụng tuy nhiên lại không được khái quát, giải thích cụ thể. Để hiểu về thuật ngữ này ta có thể dựa trên khái niệm của từ nguồn gốc là cội nguồn, bản chất, nơi sinh ra và bắt đầu của một sự vật hiện tượng. Từ đó, ta có thể lý giải nguồn gốc sử dụng đất là gì với cách hiểu như sau:
Nguồn gốc sử dụng đất là căn cứ xác định thời gian, nguyên nhân xuất phát của việc sử dụng một mảnh đất cụ thể của chủ thể xác định.
Nguồn gốc sử dụng đất có ý nghĩa gì?
Nguồn gốc sử dụng đất giúp Nhà nước và người dân biết rõ được quyền sử dụng đất mà mình đang được sử dụng được hình thành từ đâu. Để từ đó giúp cho việc quản lý của Nhà nước được thuận tiện, rõ ràng hơn.
Giúp người sử dụng đất biết được một số quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi sử dụng mảnh đất đó.
Nguồn gốc sử dụng đất được pháp luật ghi nhận như thế nào?
Ngày nay, nguồn gốc sử dụng đất được pháp luật quy định ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận nếu có nguồn gốc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, người đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định pháp luật.
Thứ hai, người được nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận cho tặng, được thừa kế quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc người được nhận quyền sử dụng đất sau khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
Thứ ba, người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành với trường hợp tranh chấp đất đai; theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hay quyết định về giải quyết tranh chấp, tố cáo, khiếu nại đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
Thứ tư đó là người sử dụng đất qua trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Thứ năm, Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc khu kinh tế;
Thứ sáu, người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
Thứ bảy, người sử dụng đất không có giấy tờ về đất nhưng đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 101 của Luật đất đai 2013.
Như vậy, với những quy định về nguồn gốc sử dụng đất ở trên, vấn đề nguồn gốc sử dụng đất là gì đã được khái quát kĩ càng, chi tiết và dễ hình dung hơn đúng không.
Nguồn gốc sử dụng đất trong sổ đỏ được ghi như thế nào?
Căn cứ Khoản 8 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, nguồn gốc sử dụng đất được ghi tại trang 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ thể như sau:
“a) Trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì ghi "Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất";
b) Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (kể cả trường hợp giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; mua căn hộ chung cư và trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế giao lại đất và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) thì ghi "Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất";
c) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê một lần và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) thì ghi "Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần";
d) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm (kể cả trường hợp thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trường hợp được Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) thì ghi "Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm";
đ) Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất, kể cả hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng không phải nộp tiền hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính thì ghi "Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất";
e) Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thuộc chế độ giao đất không thu tiền thì ghi "Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất";
g) Trường hợp cấp Giấy chứng nhận do tách thửa, hợp thửa hoặc cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận mà không thay đổi mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này.
Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa ghi nguồn gốc sử dụng đất thì căn cứ vào hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đã được xét duyệt trước đây và quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận để xác định và thể hiện nguồn gốc sử dụng đất theo quy định tại Thông tư này;
h) Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng cho; nhận góp vốn; trúng đấu giá; xử lý nợ thế chấp; giải quyết tranh chấp; do giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết định (hoặc bản án) của Tòa án; thực hiện quyết định thi hành án;...); tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này. Ví dụ: "Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất".
Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất theo hình thức quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này phù hợp với hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất;
i) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận thì ghi như quy định đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (nếu người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất cho việc chuyển mục đích); ghi theo quy định đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất (nếu người sử dụng đất chuyển sang thuê đất hoặc tiếp tục thuê đất như trước khi chuyển mục đích); ghi như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền chuyển mục đích và không phải chuyển sang thuê đất;
k) Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền một lần thì ghi "Thuê đất trả tiền một lần của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,…)".
Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền hàng năm thì ghi "Thuê đất trả tiền hàng năm của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,..
l) Trường hợp thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại nguồn gốc và diện tích có nguồn gốc đó kèm theo;”
Lời kết
Hi vọng, những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích đối với quý bạn đọc, đặc biệt đối với các nhà đầu tư, những người đang quan tâm đến bất động sản.