Nguồn cung nhà ở xã hội ở Hà Nội quá ít, người dân xếp hàng dài chờ mua
BÀI LIÊN QUAN
TP Hà Nội thành lập ban quản lý đồ án quy hoạch kiến trúcNguồn cung mới khan hiếm, giá bán căn hộ chung cư các tỉnh lân cận Hà Nội tăng nhanh chóng Hà Nội: Đất ven đô lại ăn theo quy hoạch đường Vành đai 4, tăng giá không ngừngTrước thềm chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với công nhân lao động dự kiến sẽ tổ chức nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022, những người thu nhập thấp nói chung và đối tượng công nhân lao động nói riêng đều bày tỏ mong muốn nguyện vọng được Chính phủ, lãnh đạo thành phố Hà Nội quan tâm đến các chính sách về nhà ở xã hội để từ đó họ có thêm cơ hội sở hữu ngôi nhà của riêng mình, có nơi an cư phù hợp với khả năng tài chính.
Cung khan hiếm, cầu tăng cao, giá chắc chắn sẽ tăng
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong thời gian sắp tới, nguồn cung sản phẩm nhà ở thương mại vẫn sẽ rất hạn chế khi toàn quốc chỉ có 39 dự án với 18.600 căn hộ được phê duyệt cấp phép mới, chỉ bằng khoảng 41% so với cùng kỳ quý I/2021. Trong khi đó, giá căn hộ chung cư tại hầu hết các địa phương đều có xu hướng tăng bình quân là khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2021.
Chỉ riêng tại thành phố Hà Nội, giá nhà chung cư đã tăng 4-5%. Trong khu vực nội thành, loại hình nhà ở thương mại đã không còn mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Đà tăng của bất động sản còn được tác động bởi sự điều chỉnh tăng bảng giá đất, mặt bằng lãi suất thấp và lạm phát bùng nổ khiến cho chi phí đẩy giá nguyên vật liệu xây dựng leo thang.
Trong khi giá nhà thương mại không ngừng tăng cao qua các năm thì việc đầu tư xây dựng loại hình nhà ở xã hội của Hà Nội vẫn còn khá chậm chạp khiến cho nguồn cung trở nên vô cùng khan hiếm, không thể đáp ứng được kỳ vọng quá lớn của đội ngũ người lao động có thu nhập thấp, gặp khó khăn về nhà ở.
Hà Nội hiện nay chỉ có 25 dự án nhà ở xã hội đang được đưa vào sử dụng với tổng cộng khoảng gần 12.909 căn hộ. Dự kiến, trong thời điểm quý III và IV/2022, khi 2 dự án nhà xã hội mới được khởi công cũng chỉ bổ sung thêm tối đa là 1.860 căn.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Luyện Văn Phương cho rằng, việc khan hiếm quỹ đất để phát triển loại nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "khát" nhà ở xã hội của người dân Thủ Đô. Điều đáng nói là nếu chiếu theo theo quy định, mỗi dự án nhà ở thương mại, các khu đô thị đều phải dành ít nhất là 20% quỹ đất phục vụ việc xây nhà ở xã hội, nhưng tại Hà Nội, rất nhiều dự án đã ngó lơ việc chấp hành quy định này.
Trong giai đoạn trước đây, hầu hết các dự án đã được lựa chọn chủ đầu tư không dành ra 20% quỹ đất để phục vụ việc xây dựng nhà ở xã hội. Như vậy, chỉ có những dự án bị thu hồi để bàn giao cho những đơn vị chủ đầu tư khác thì mới thực hiện bố trí tiếp nhà ở xã hội. Từ thực tế này, dự án bố trí nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp thực sự không nhiều.
Gian nan tìm lời giải cho bài toán nhà ở xã hội
Theo chia sẻ từ đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, không chỉ do quỹ đất eo hẹp, hiện nay, ở nhiều khu đô thị, doanh nghiệp dường như không muốn thực hiện nhà ở xã hội. Nguyên nhân đến từ sản phẩm này có mức lợi nhuận rất thấp, trong khi đó phải đầu tư rất nhiều vốn. Thậm chí, có nhiều trường hợp chây ỳ, không có trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội dù cơ quan chức năng đã nhiều lần hỏi thăm, nhắc nhở.
Điều này dẫn đến việc thiếu nhà ở xã hội do các dự án không được hoàn thành, có một số dự án chuyển mục tiêu đầu tư sang nhà ở thương mại trái với quy định; thậm chí có những dự án bị bỏ hoang trong một thời gian dài hoặc có dự án dù đã xây hoàn thiện nhưng nằm ở xa trung tâm nên rất khó bán.
Điển hình, tại Dự án tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (huyện Hoài Đức) do Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long đứng ra làm chủ đầu tư, dù đã triển khai từ 2014 nhưng đến thời điểm năm 2019 mới hoàn thành được 2 tòa nhà đầu tiên tuy nhiên không đủ điều kiện bàn giao khiến cho hàng trăm khách hàng vô cùng mệt mỏi, bức xúc.
Cho đến thời điểm tháng 12/2021, tòa nhà thứ 4 mới được cất nóc và đây được đánh giá là dự án xếp kỷ lục tại thành phố Hà Nội với 25 lần thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà nhưng vẫn rơi vào cảnh ế ẩm.
Các doanh nghiệp thường không mấy quan tâm đến việc phát triển nhà ở xã hội do lợi nhuận khá thấp, đối tượng khách hàng bị giới hạn. Trong khi đó, để phát triển xây dựng một dự án nhà ở xã hội từ khi bắt đầu làm thủ tục tới khi xây dựng hoàn thành phải mất khoảng 5 năm. Không giống với những dự án nhà thương mại, loại hình nhà ở xã hội cần thêm một số thủ tục để được triển khai như phê duyệt giá, danh sách đối tượng khách hàng hay quy định mỗi dự án bắt buộc phải dành một phần diện tích để làm nhà cho thuê vì thế nhiều doanh nghiệp không thực sự hứng thú với loại hình nhà ở này.
Các dự án nhà ở xã hội thường gặp những vướng mắc liên quan đến thủ tục xác định mức giá bán, điều này khiến cho các doanh nghiệp rất khó thực hiện quyết toán hoặc chậm trễ cấp “sổ hồng” cho người mua. Hay với doanh nghiệp làm ở xã hội cho thuê tuy được hưởng chính sách giảm 70% thuế giá trị gia tăng nhưng trong luật thuế lại không có quy định về điều này. Nếu như gặp phải quá nhiều khó khăn, rắc rối thì doanh nghiệp sẽ mất đi động lực để thực hiện những dự án tiếp theo.
Không những thế, hiện nay cơ chế chính sách về thu hút đầu tư, các nguồn vốn ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội vẫn chưa sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Từ sau khi gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng kết thúc, việc phân bổ ngân sách để phục vụ xây dựng nhà ở xã hội gặp rất nhiều hạn chế. Một số dự án chậm tiến độ hoặc tạm ngừng thi công bởi chủ đầu tư và khách hàng không thể tiếp cận được với vốn vay ưu đãi. Nếu chủ đầu tư chuyển hướng sang thực hiện nhà ở thương mại thì chi phí xây dựng sẽ rất lớn.
Ngoài những nguyên nhân chủ quan nói trên, việc vật liệu xây dựng liên tục tăng giá trong thời gian qua đã và đang tác động rất mạnh đến chủ đầu tư cũng như nhà thầu thi công. Theo đại diện của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) chia sẻ, hiện nay giá vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt là mặt hàng thép đã khiến doanh nghiệp không thể chủ động trong việc chuẩn bị đầy đủ nguồn cung vật liệu, từ đó chi phí bị đội lên rất cao. Theo khảo sát thực tế, rất nhiều dự án bị rơi vào tình trạng đình trệ, chậm tiến độ, thậm chí một số dự án bắt buộc phải tạm dừng. Nguồn cung nhà ở vốn khan hiếm nay lại càng trở nên hạn hẹp.
Tập trung nguồn lực cho nhà ở xã hội
Để sớm giải quyết triệt để bài toán phát triển nhà ở xã hội nhằm giải quyết nhu cầu của rất nhiều người dân, mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp nghiêm túc với Bộ Xây dựng để đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương phát triển loại hình nhà ở xã hội theo hướng đô thị xanh, sạch đẹp, văn minh, hiện đại; nhà ở xã hội giá tuy có mức giá bán thấp nhưng chất lượng tuyệt đối không được thấp.
Bí thư Thành ủy khẳng định, Hà Nội sẽ dành những nguồn lực hợp lý để phục vụ việc đầu tư, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư với mục tiêu nâng tổng diện tích nhà ở bình quân trên địa bàn toàn thành phố đạt 29,5 m2 sàn/người; tỷ lệ diện tích nhà ở cho thuê trong những dự án nhà ở xã hội phải đạt mức tối thiểu là 30% tổng diện tích mặt sàn.
Thành phố cũng đang trong quá trình rà soát việc thành lập, trình phê duyệt quy hoạch chi tiết và thực hiện triển khai đầu tư xây dựng 5 khu nhà ở xã hội tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về mặt nguyên tắc, dựa trên cơ sở đó để lựa chọn những chủ đầu tư phù hợp. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng đang trong quá trình khẩn trương rà soát 68 ô đất thuộc quỹ đất 20%, 25% tại những dự án nhà ở thương mại, các khu đô thị để từ đó đề xuất phương án xây dựng khu nhà ở xã hội.
Mới đây thành phố Hà Nội cũng đã tiến hành chỉ đạo, đối với những dự án bị chậm triển khai sẽ kiên quyết thực hiện biện pháp thu hồi; cân đối nhu cầu, cơ cấu các loại hình nhà ở, qua đó phân bổ từng khu vực dân cư một cách phù hợp, tránh tình trạng tập trung một loại hình nhà ở quá nhiều trên một khu vực. Đồng thời, thành phố cũng sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho các chủ đầu tư tiếp tục thực hiện phát triển các dự án nhà ở xã hội sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Còn theo các các chuyên gia kinh tế, để thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình thực hiện phát triển nhà ở xã hội, điểm “nghẽn” đầu tiên cần phải giải quyết triệt để là vấn đề thời gian thực hiện thủ tục, giải ngân nguồn vốn cũng như hoạt động phân phối. Khi phát triển nhà ở xã hội, doanh nghiệp thường sẽ không thể chủ động được về vấn đề dòng tiền, vì thế đối tượng mua nhà ở xã hội, giá bán sẽ đều do Nhà nước quyết định.
Vì thế, các quy trình, thủ tục cần phải được xử lý nhanh chóng hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai một cách đơn giản, dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian đầu tư để từ đó có thể nhanh chóng thu hồi vốn và đạt được lợi nhuận phù hợp. Cơ quan chức năng cũng cần phải sớm hoàn thiện cơ chế ưu đãi bằng các công cụ vốn vay, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng mức lợi nhuận tối đa dựa trên cơ sở cân đối hợp lý với mức thu nhập của đối tượng khách hàng ưu tiên mua nhà ở xã hội.
Bởi lẽ, các khoản thuế phí chính sách ưu đãi hiện nay không được tính vào giá bán, giá cho thuê nên đây không phải là các ưu đãi dành cho đơn vị chủ đầu tư, mà phục vụ cho đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ nên sẽ không thu hút được các doanh nghiệp muốn tham gia triển khai xây nhà ở xã hội.
Bên cạnh nhà ở xã hội, các dự án căn hộ chung cư trên địa bàn Hà Nội có lượng tìm kiếm và tìm mua tăng cao, đặc biệt ở Nam Từ Liêm. Tham khảo ngay Mua bán chung cư Nam Từ Liêm để tìm hiểu thông tin về các dự án và đưa ra quyết định chọn mua chung cư tại Nam Từ Liêm.