meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người Việt sống tại châu Âu hạn chế nấu nướng, “thắt lưng buộc bụng” tối đa

Thứ ba, 04/10/2022-22:10
Người Việt sinh sống tại châu Âu đang phải áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh khủng hoảng. Chẳng hạn như hạn chế nấu ăn vào giờ cao điểm, mặc nhiều áo ấm trong nhà và rút những thiết bị điện khi không sử dụng.

Theo NLĐ, chị Hoàng Oanh, đang sinh sống và làm việc tại TP Vejle - Đan Mạch, đã chia sẻ khá hài hước rằng mùa đông hơi lạnh khi nói về thông báo mới nhất của nơi làm việc sẽ hạ nhiệt độ sưởi còn 19 độ C thay vì 21 độ C theo như chính phủ quy định đối với các tòa nhà hành chính. Đây là một trong những giải pháp để tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung nhiên liệu.

Tránh sử dụng vào giờ cao điểm

Giá năng lực tại Đan Mạch đang ở mức cao kỷ lục và dự kiến chi phí cao sẽ diễn ra trong suốt mùa đông. Nguyên nhân là do tác động từ việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga và lạm phát không ngừng tăng lên.

Chị Oanh chia sẻ rằng trong suốt thời gian qua, người dân tại khu vực mà chị sinh sống cùng nhận được hóa đơn tiền điện khá cao, đa số đều gấp từ 2 đến 4 lần tùy từng mức sử dụng của mỗi gia đình và nguồn cung cấp năng lượng của địa phương. Thậm chí trong 1 quý 3 tháng, đã có gia đình đã phải trả tới 30.000 krone (khoảng 93 triệu đồng) tiền điện.


Người Việt tại châu Âu coi việc thực hiện những biện pháp tiết kiệm điện còn là ý thức cộng đồng
Người Việt tại châu Âu coi việc thực hiện những biện pháp tiết kiệm điện còn là ý thức cộng đồng

Chính phủ Đan Mạch trong nhiều tháng nay đã khởi động chính sách tiết kiệm năng lượng một cách triệt để mặc dù nước này không phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt Nga như Ý và Đức bởi lẽ quốc gia này có dân số ít và hệ thống điện gió cực lớn.

Chị Oanh nói: “Chính phủ Đan Mạch có hướng dẫn kêu gọi người dân tắt các thiết bị khi không sử dụng, chỉ dùng hệ thống sưởi vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, đồng thời mặc nhiều quần áo ấm trong nhà như mặc áo len, mang tất, không bật lò sưởi quá nóng cũng như hạn chế nấu ăn vào giờ cao điểm”.

Đặc biệt, giá nước nóng và điện tăng gấp đôi vào giờ cao điểm là khoảng 6 giờ, và khung 19-20h tối. Bởi vậy, người dân cần nấu ăn sớm hơn hoặc trễ hơn nếu muốn tiết kiệm điện giống như việc sử dụng hệ thống lò sưởi, máy sấy và giặt đồ cần phải hiệu quả.

Theo chia sẻ của chị Oanh, trên ứng dụng điện thoại có thể xem cách kiểm tra khoảng thời gian nào trong ngày tiền điện được tính thấp nhất để tranh thủ dùng những thiết bị điện vào thời gian đó nhằm giúp hóa đơn tiền điện không tăng cao.

Chị Thiên Thư đang sống tại thủ đô Warsaw của Ba Lan nói rằng tiền điện đã tăng gấp đôi so với năm 2021. Nhằm hạn chế sử dụng khí đốt và tiết kiệm chi phí tiền điện, một số gia đình đã chuyển sang dùng các tấm pin năng lượng mặt trời và máy bơm nhiệt. Chị Thư hiện chọn cách hạn chế nấu nướng để giảm bớt tiền điện như là một giải pháp tạm thời.

Đan Mạch và Ba Lan cũng giống như nhiều quốc gia khác áp dụng nhiều Chính sách hỗ trợ như trợ cấp nhiên liệu cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời cũng áp dụng giảm thuế năng lượng.

Đáng chú ý, chị Hoàng Anh cho biết gia đình có trẻ nhỏ ở Đan Mạch sẽ nhận được trợ cấp mỗi 3 tháng và sẽ nhận được nhiều hơn kể từ tháng 1 năm sau. Bên cạnh đó, Đan Mạch cũng đã thông qua quy định mới về việc cho phép người dân trả chậm và theo từng đợt hoá đơn năng lượng vượt mức của năm ngoái.

Ý thức của cộng đồng

Dự đoán của chị V.K ở vùng Savoie cho thấy người dân tại Pháp sẽ trải qua một mùa đông năm nay rất khác vì ảnh hưởng từ khủng hoảng năng lượng do mâu thuẫn giữa Nga và Ucraina.

Chị nói: “Vợ chồng tôi khẩn trương sửa chữa và lắp ráp máy sưởi cũ chạy bằng nước nóng vào phòng ngủ thay vì sử dụng máy sưởi điện mới mua vào năm ngoái. Chồng tôi nói rằng máy sưởi cổ điển này sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn và giữ được lâu hơn nhờ kết nối chung với hệ thống nước nóng trong nhà”.

Chị K. cho biết Tổng thống Emmanuel Macron đầu Tháng 9 đã kêu gọi tiết kiệm năng lượng và lời kêu gọi đó có lẽ đã chạm đến toàn thể người dân Pháp. Dự kiến nhiệt độ trong nhà sẽ được để ở mức 19 đến 20 độ C thay vì 22 và 23 độ C như mọi năm. Chị cho biết chỉ những ai đã từng trải qua sự buốt giá của mùa đông tại châu Âu mới có thể hiểu được việc giảm 1 độ C có ý nghĩa lớn lao như thế nào.

Người Việt sống tại châu Âu hạn chế nấu nướng, “thắt lưng buộc bụng” tối đa - ảnh 2

Người Pháp không chỉ được kêu gọi giảm năng lượng tiêu thụ mà còn được khuyến cáo về thời điểm sử dụng điện sao cho hợp lý. Cụ thể họ sẽ hạn chế sử dụng điện năng vào giờ cao điểm nhằm tránh nguy cơ quá tải và dẫn đến cúp điện.

Tại Paris, chị Hàn Linh cho biết nhân viên của ban quản lý tại khu nhà chị sinh sống đã bắt đầu đến từng căn hộ để kiểm tra về hệ thống sưởi đồng thời dặn dò mọi người sử dụng điện một cách tiết kiệm mặc dù quy định cụ thể đều chưa có.

Chị Linh hiểu được khả năng lạnh hơn trong mùa đông này nên cũng có những biện pháp để khắc phục. Chị chia sẻ: “Thông thường nhà tôi vẫn mặc đồ thoáng mát trong mùa đông hàng năm, tuy nhiên năm nay sẽ mua quần áo dày hơn. Gia đình tôi cũng sẽ cố sửa lại các khe cửa để che chắn kỹ hơn, hạn chế tối đa khí lạnh luồn vào trong nhà để có thể giữ ẩm tốt”.

Chị Kim Toàn, sống tại vùng Haute-Savoie của Pháp nằm giáp ranh Thụy Sĩ, cho biết hàng xóm của mình cũng đã thắp sáng đèn ít hơn. Các thành viên trong gia đình chị không còn quên tắt điện khi ra khỏi phòng nữa. Chị nói: “Mặc dù hóa đơn tiền điện sẽ không giảm đi nhiều chỉ vì hành động tắt đi một cái bóng đèn không cần thiết nhưng đó là ý thức chung của cộng đồng”.

Ở một mặt khác, chị Oanh nói người dân Đan Mạch rất ủng hộ những quyết định của chính phủ để hạn chế sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Đồng thời đồng ý rằng chờ đợi châu Âu xây dựng nguồn cung năng lượng riêng hoặc tìm đến những nguồn cung thay thế khác cho khí đốt của Nga.

Chị Thiên Thư cho biết chính phủ Ba Lan đưa ra thông báo sẽ tăng tiền điện vào tháng 11 tới đây và có thể chi phí cho tiếp tục tăng đến đầu năm 2023. Chị mong rằng tình hình sẽ cải thiện vào giữa cuối năm sau và chi phí tiền điện sinh hoạt cũng giảm xuống dù chính phủ vẫn đảm bảo đầy đủ nguồn cùng khí đốt và điện cho người dân đến thời điểm này.

Hạn chế tối đa

Nhiều quốc gia tại châu Âu đang áp dụng những biện pháp tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng trong mùa đông tới như giảm nhiệt độ sưởi, tắt bớt đèn, lắp đặt các cảm biến chuyển động để giảm bớt chiếu sáng.

Tại thủ đô của Pháp, các tòa nhà công cộng được yêu cầu tắt toàn bộ đèn chiếu sáng vào lúc 22 giờ, và đèn trên tháp Eiffel cũng phải tắt lúc 23:45, sớm hơn 1 giờ so với thông thường. Kế hoạch sưởi ấm của các tòa nhà công được dời lại và nhiệt độ nước tại các hồ bơi cũng bị giảm xuống.

Nếu như Pháp dự kiến tắt đèn đường vào khoảng 24 giờ thì cộng hòa Séc sẽ loại bỏ bớt một nửa số bóng đèn ở những văn phòng chính phủ và chuyển sang dùng bóng đèn led ít tốn điện hơn. Nhiệt độ sưởi ở các tòa nhà được điều chỉnh còn 19 đến 20 độ C thay vì mức 22 độ C như trước, thậm chí ở ngoài hành lang được điều chỉnh xuống còn 15 độ C.

Người Việt sống tại châu Âu hạn chế nấu nướng, “thắt lưng buộc bụng” tối đa - ảnh 3

Cộng hòa Czech kỳ vọng có thể tiết kiệm được 17 đến 20% năng lượng với những biện pháp như vậy.

Chính phủ Hungary đề nghị các cơ quan nhà nước và công ty giảm 25% lượng khí đốt sử dụng so với năm trước, ngoại trừ các tổ chức xã hội và bệnh viện. Trong khi đó chính phủ Ba Lan đưa ra chỉ thị các cơ quan trực thuộc giảm 10% lượng điện tiêu thụ, các tổ chức phải tắt hết toàn bộ máy tính sau giờ làm và rút thiết bị sạc không sử dụng.

Theo kế hoạch, Bồ Đào Nha sẽ cắt giảm năng lượng đến cuối năm sau nhằm đạt được mục tiêu giảm 17% lượng khí đốt tiêu thụ, cao hơn so với mức 15% mà EU yêu cầu trong giai đoạn từ tháng 8 năm nay đến tháng 3 năm sau.

Bộ trưởng Môi trường Duarte Cordeiro cho biết các biện pháp cần phải thực hiện như tắt bớt những thiết bị chiếu sáng tại những trung tâm mua sắm, cửa hàng, không gian trong và ngoài các nơi công cộng ở những thời điểm nhất định. Đồng thời nhiệt độ của máy điều hòa và máy sưởi cũng bị hạn chế.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước