meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người mua nhà Hà Nội “điên đầu” vì giá, ôm tiền tỷ vẫn ngậm ngùi ở thuê

Thứ năm, 08/08/2024-14:08
Người bán nhà thời điểm này khá thuận lợi khi không phải mất quá nhiều thời gian tìm khách như các năm trước, thậm chí bán được giá cao hơn nhiều so với thời điểm mua. Tuy nhiên, có một nghịch lý là việc tìm nhà mới không dễ dàng, thậm chí không đủ tiền mua lại một căn tương đương căn đã bán.

Thời gian gần đây, thị trường nhà ở đang xảy ra một thực trạng “khóc dở, mếu dở” khi nhiều người ôm tiền tỉ trong tay nhưng không thể mua được nhà, phải “ngậm ngùi” đi ở thuê.

Ngậm ngùi “ôm” tiền bán nhà

Năm 2019, chị Thu Hằng (Hải Phòng) mua 1 căn hộ 60m2 tại dự án nhà ở tại đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) với mức giá 2 tỉ đồng, tương đương khoảng 35 triệu đồng/m2. Đến đầu năm 2024, giá nhà khu này bỗng tăng vọt, giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc nên chị quyết định bán với mức giá 3,5 tỉ đồng để di chuyển sang khu vực tốt hơn.

Điều khiến chị Hằng bất ngờ chính là chỉ mới thể hiện mong muốn bán nhà, đã có rất nhiều môi giới đưa khách đến xem và mong muốn giao dịch càng sớm càng tốt. Sau khi bán nhà, chị Hằng chưa vội tìm nhà mà muốn có thời gian để tìm được vị trí ưng ý nhất.

Thế nhưng, đến giữa năm 2024 với khi bắt đầu tìm kiếm, chị lại tiếp tục nhận được bất ngờ mới, khi với số tiền hơn 3 tỉ đồng, chị không thể tìm được một căn có diện tích tương đương chứ không nói đến căn rộng hơn. Thậm chí, ngay cả khi rút số tiền tiết kiệm 1 tỉ đồng để thêm vào mua nhà, chị Hằng cũng khó mua được căn hộ ưng ý.


Nhiều người không khỏi “choáng váng” với giá nhà sau một thời gian quay lại thị trường
Nhiều người không khỏi “choáng váng” với giá nhà sau một thời gian quay lại thị trường

Cũng rơi vào tình trạng “khóc dở, mếu dở” như chị Hằng, chị Thu Hoài (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, năm 2018 chị mua căn nhà trong ngõ diện tích 40m2, 4 tầng với giá 2,3 tỉ đồng. Đến cuối năm 2023, thấy giá nhà trong ngõ bỗng tăng mạnh, chị Hoài quyết định bán căn nhà với giá 5,5 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, chị sẽ cộng thêm số tiền có sẵn 2 tỉ đồng để mua một căn nhà mặt ngõ, có vị trí đẹp hơn, có thể kinh doanh được. Tuy nhiên, sau thời gian tìm kiếm nhà phù hợp với mong muốn, chị không khỏi “choáng váng” khi những căn ưng ý đều có giá dao động trên 8 tỉ đồng đến 10 tỉ đồng, mà còn không dễ mua. Do đó, chị Hoài đành thuê 1 căn hộ 50m2 với giá 6 triệu đồng/tháng để ở tạm.

Trường hợp của chị Hoài, chị Hằng không phải là hiếm có trên thị trường bất động sản Hà Nội trong thời gian qua. Không ít người đã bán nhà từ những năm trước để có tiền kinh doanh, sau khi kiếm thêm được số tiền kha khá lại muốn mua nhà nhưng đều không dễ dàng, thậm chí có trường hợp còn không mua lại nổi căn hộ mình đã bán.

“Điên đầu” với giá nhà

Theo dữ liệu lịch sử giá của kênh batdongsan.com.vn, giá rao bán tại dự án Royal City (quận Thanh Xuân) đã tăng 33%, The Pride (quận Hà Đông) tăng 33%, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà - Sudico tăng 32%, Vinhomes West Point (quận Nam từ Liêm) tăng 28%...

Ông Lê Đình Chung – Tổng giám đốc SGOHomes cho rằng, không chỉ chung cư, các phân khúc khác cũng tăng giá mạnh. Hiện giá nhà thổ cư vùng ven Hà Nội đã có mức giá trên 100 triệu đồng/m2; nhà trong ngõ khu vực trung tâm dao động từ 140-160 triệu đồng/m2; liền kề, bất động sản thấp tầng có giá thấp nhất khoảng 200 triệu đồng/m2.

Nói về tình trạng này, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, nguồn cung khan hiếm, đặc biệt các căn hộ giá rẻ, bình dân thiếu hút khiến giá tăng ca. Cùng với đó là việc các chi phí liên quan đến xây dựng cũng tăng cao đã tác động cộng dồn vào giá nhà.


Dù đã xây dựng cách đây hơn 10 năm nhưng giá nhà tại Royal City vẫn tăng 33%
Dù đã xây dựng cách đây hơn 10 năm nhưng giá nhà tại Royal City vẫn tăng 33%

Trước đó, theo báo cáo quý II/2024 của Savills, Hà Nội không có nguồn cung căn hộ mới giá dưới 45 triệu đồng/m2 vào quý II. Khoảng 70% số căn hộ mở bán trong nửa đầu năm 2024 tập trung vào phân khúc cao cấp có giá 60-130 triệu đồng/m2. Điều này đồng nghĩa với việc có 3 tỉ đồng cũng khó mua được một căn hộ chung cư mới ở Thủ đô.

Theo một môi giới bất động sản, khi mặt bằng sơ cấp tăng thì thứ cấp còn tăng cao hơn bởi có lợi thế nhà có sẵn, có thể vào ở luôn và thường nằm ở những vị trí thuận lợi, đối với những dự án xây dựng trong khoảng 5 năm trở lại đây vẫn đáp ứng được về khuôn viên, tiện ích đối với cư dân. Nếu muốn mua được mức giá hợp lý chỉ trừ trường hợp tìm được chủ nhà “cần tiền gấp”, còn lại phải “thuận mua vừa bán”.

Đáng chú ý, trong bối cảnh giá chung cư Hà Nội tăng giá quá nhanh, nguồn cung ít ỏi, những tháng gần đây, mạng xã hội đang xôn xao với một group “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” với hơn 30.000 thành viên.

Theo chia sẻ của admin group, sau một thời gian “điên đầu” vì tìm mua nhà ở Hà Nội đã quyết định dừng lại vì giá chung cư, nhà đất tăng theo ngày đến mức “không tưởng tượng” được, thu nhập không thể theo kịp giá nhà.

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Công trình dân dụng là gì? Cách phân cấp công trình dân dụng

TP. HCM: Kiến nghị giữ nguyên hạn mức đất ở để tránh ảnh hưởng quyền lợi của người dân

Bất động sản phát mãi "ế khách" dù đầy đủ pháp lý dưới góc nhìn chuyên gia

Cấp tập tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Dự án Khu du lịch biển Lê Phan bỏ hoang gần 2 thập kỷ, chủ đầu tư đòi lại tiền "thừa"

Căn hộ studio là gì? Khám phá căn hộ “tất cả trong một”

Xu hướng dịch chuyển nhà ở về các đô thị vùng ven Hà Nội

Mua đi bán lại bất động sản nhiều lần: Hệ lụy không chỉ dừng lại ở việc “làm giá”

Tin mới cập nhật

Công trình dân dụng là gì? Cách phân cấp công trình dân dụng

14 giờ trước

Hạn mức tách thửa “làm khó” người dân TP. HCM

18 giờ trước

Mua đi bán lại bất động sản nhiều lần: Hệ lụy không chỉ dừng lại ở việc “làm giá”

18 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở về các đô thị vùng ven Hà Nội

18 giờ trước

Dự án Khu du lịch biển Lê Phan bỏ hoang gần 2 thập kỷ, chủ đầu tư đòi lại tiền "thừa"

18 giờ trước