Người mua nhà châu Âu “mắc kẹt” trong vòng xoáy lãi suất liên tục tăng
BÀI LIÊN QUAN
Sau vụ SVB sụp đổ, người có tiền gửi tại ngân hàng Việt Nam được bảo vệ như nào?Chuyên gia đánh giá tác động về sự sụp đổ của SVB, kỳ vọng Fed dừng tăng lãi suất trong quý II/2023Người dân có dễ mua nhà hơn nhờ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng?Theo Zingnews, suốt 18 tháng qua, làn sóng lạm phát đã càn quét khắp nơi trên thế giới. Ngân hàng trung ương châu Âu - ECB đã tăng mức lãi suất từ -0,5% lên 3% và đây cũng là mức tăng nhanh nhất kể khi xuất hiện Eurozone. Điều tương tự cũng xảy ra tại Trung Âu, Anh và Thụy Điển.
Trước diễn biến này, người mua nhà tại châu Âu đã bị đẩy vào 2 số phận khác nhau. Nếu như người dân Đức, Pháp và Hà Lan đa phần vay mua nhà với lãi suất cố định, thì hình thức phổ biến tại các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp là lãi vay thả nổi.
Giải thích về tình hình tại các quốc gia áp dụng rộng rãi lãi suất thả nổi, ông Alessandro Pighi, chuyên gia đến từ Fitch cho biết các hộ gia đình đang phải đứng trước lãi suất cao hơn. Bởi vậy, các khoản trả trước và chi phí sinh hoạt cũng lớn hơn.
Hàng chục nghìn căn hộ vào diện tịch thu
Trong thời gian qua, số vụ tịch thu nhà tại Hy Lạp đã tăng vọt. Theo ước tính, trong năm nay, sẽ có khoảng 45.000 căn nhà có thể bị tịch thu.
Ông Ilias Smilios, giáo viên kiêm thành viên của một tổ chức chống tịch thu nhà ở Thessaloniki, Hy Lạp cho biết ông đã trả khoản nợ mua nhà mỗi tháng là 300 euro vào tháng 10 năm ngoái. Thế nhưng, con số này hiện nay đã tăng lên thành 520 euro.
Người dân cho biết lãi vay trung bình với khoản nợ 250.000 euro tại Hy Lạp là 5,76% trong tháng 10/2022. Thế nhưng, vào tháng cuối năm đó, lãi suất đã bị đẩy lên 6,14% và dự kiến sẽ tăng thêm vào cuối tháng 3.
Tại Anh, có ¼ trong số 8,5 triệu khoản vay mua nhà được áp dụng lãi suất thả nổi và biến động theo các đợt điều chỉnh của Ngân hàng trung ương. Lãi suất tại đây hiện đã tăng từ 0,1% lên 4% kể từ tháng 12/2021.
Tỉ lệ khoản vay với lãi suất thả nổi tại Áo thậm chí còn lên tới 50%. Do đó, việc lãi suất tăng mạnh đang tác động lớn tới người dân ở quốc gia này. Theo cảnh báo của ông Helmut Ettl, Giám đốc Cơ quan Thị trường Tài chính Áo (FMA), một số người dân mua nhà theo lãi suất thả nổi sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Khó khăn có thể lan nhanh
Ông Gilles Moeck, Kinh tế trưởng Công ty bảo hiểm Axa cho biết tình cảnh khó khăn của người mua nhà ở các quốc gia có lãi suất thả nổi sắp xảy đến với những nước khác tại Châu Âu.
Ông Moeck nhận định rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tác động đến mọi nền kinh tế.
Thực tế cho thấy cú sập của SVB đến từ việc lãi suất tại Mỹ tăng cao. Điều đó đã tạo nên những làn sóng chấn động lớn trên thị trường tài chính, đặc biệt là hồi chuông cảnh báo về bối cảnh căng thẳng đang bủa vây toàn bộ nền kinh tế.
Giới chức lãnh đạo tại Thụy Điển đang tranh luận về việc hoãn trả nợ khoản vay mua nhà. Đây là quốc gia luôn tìm cách thắt chặt tài chính. Về trường hợp của Anna và Klaus, họ đã vay 3 triệu curon để mua nhà từ năm 2021, lãi suất 1,22% trong 3 năm. Trước đây, hàng tháng họ chỉ cần trả khoảng 6.000 curon.
Thế nhưng, Anna và Klaus dự kiến tiền trả mỗi tháng tăng gấp đôi khi các ưu đãi hết hạn vào năm 2023. Đó là vì lãi suất trong 3 năm qua đã tăng lên hơn 4%.
Theo ông Klaus Grubelnik, đại diện phát ngôn của FMA, có những tín hiệu chỉ ra rằng rủi ro trong các ngân hàng đã tăng lên. Thế nhưng, theo vị này, nợ xấu vẫn ở mức rất thấp. Và ngay cả khi phải cắt giảm chi tiêu và thay đổi lối sống thì người dân vẫn luôn làm mọi cách để trả nợ.