meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người lao động mắc Covid-19 sẽ được hưởng 2 chế độ bảo hiểm xã hội nào?

Thứ ba, 01/03/2022-15:03
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động có tham gia BHXH mắc Covid-19 sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm xã hội nếu đảm bảo đủ điều kiện và hồ sơ theo đúng quy định.

Cụ thể, người lao động mắc Covid-19 sẽ được hưởng 2 chế độ bảo hiểm như sau:

Chế độ ốm đau: Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động bị ốm đau hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Chế độ này hiện đang được áp dụng để chi trả cho người lao động mắc Covid-19 hoặc nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị mắc Covid-19.

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ này sẽ bao gồm: Giấy ra viện với người lao động là F0 điều trị nội trú; giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú với người lao động là F0 điều trị ngoại trú.

Thời gian hưởng tối đa là 30 ngày.

Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ phải tiến hành tái khám để cơ quan y tế xem xét quyết định.

Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Thời gian nộp hồ sơ là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ cho người lao động trong tối đa 6 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Người lao động có thể nhận tiền thông qua tài khoản cá nhân hoặc qua đơn vị sử dụng lao động.

Người lao động mắc Covid-19 sẽ được hưởng 2 chế độ bảo hiểm xã hội nào? - ảnh 1

Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau: Ngoài chế độ ốm đau, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, sau khi điều trị các bệnh khác hoặc Covid-19, nếu người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định mà trong vòng 30 ngày trở lại làm việc, sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong trường hợp này sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng tối đa không quá 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày.

Người lao động bị nhiễm Covid-19 sẽ liên hệ với cơ quan y tế tại địa phương để được hướng dẫn trong việc cấp các hồ sơ giấy tờ làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Người bệnh F0 đi khám hậu Covid-19 có được thanh toán BHYT không?

Theo như quy định hiện hành, người tham gia BHYT sẽ được hưởng các quyền lợi về BHYT khi đi khám và chữa bệnh. Các trường hợp khám và điều trị hậu Covid-19 cũng sẽ được thanh toán chi phí tương ứng với các mức khác nhau tùy vào đối tượng tham gia BHYT.

Cụ thể, theo Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, người bệnh nếu đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được thanh toán chi phí trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT.

- 100% chi phí khám, chữa bệnh dành cho các trường hợp là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở…

- 95% chi phí khám, chữa bệnh dành cho những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ cận nghèo…

- 80% chi phí khám, chữa bệnh dành cho các đối tượng khác.

Người lao động mắc Covid-19 sẽ được hưởng 2 chế độ bảo hiểm xã hội nào? - ảnh 2

Trường hợp người bệnh tự đi khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến mà không có giấy giới thiệu, thì tùy tuyến khám chữa bệnh mà người tham gia BHYT sẽ được thanh toán như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú.
- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Mức hưởng trái tuyến này được áp dụng đối với tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên phạm vi cả nước (Theo Công văn 627/BYT-BH năm 2021).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước