Người dùng ngó lơ đợt siêu sale Lễ độc thân vì áp lực đồng tiền
BÀI LIÊN QUAN
Shopee vẫn dẫn đầu sàn TMĐT phổ biến nhất mạng xã hội, TikTok Shop cũng nằm trong top 3Shopee sa thải một loạt nhân viênSự đối lập giữa Shopee và Lazada tại thị trường ViệtHàng năm, thời điểm quý IV luôn là lúc mà thị trường thương mại điện tử nhộn nhịp. Các sàn TMĐT đều chi mạnh tay vào đợt này để khởi động cuộc đua kích cầu cuối năm với những chuỗi sự kiện như 10/10, 11/11, 12/12 hay Black Friday.
Năm ngoái, sau khi kết thúc sale 11/11, Shopee cho biết bán ra được hơn 2 tỷ mặt hàng, lập kỷ lục từng có vào năm 2020. So với ngày thường, lượng người dùng truy cập vào nền tảng cũng tăng gấp 5,5 lần.
Với đơn hàng tăng mạnh gấp hàng chục lần ở lễ hội mua sắm này, nhiều nhà bán hàng địa phương đã ghi nhận doanh thu tăng mạnh.
Sàn TMĐT Lazada cũng ghi nhận số lượng đơn hàng tăng gấp 2 so với năm 2020 trên toàn cầu. Số thương hiệu và nhà bán hàng tham gia cũng tăng gấp 1,5 lần.
TMĐT tại Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh nhưng vẫn báo lỗ nặng
Dự báo của Google Temasek và Bain & Company cho thấy hiện nay quy mô TMĐT của Việt Nam đạt 21 tỷ USD. Theo dự kiến, con số sẽ đạt khoảng 29 tỷ USD vào năm 2025, giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế có thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho rằng hầu hết các sàn thương mại điện tử hiện nay đang hoạt động vẫn phải bù lỗ.Shopee vẫn dẫn đầu sàn TMĐT phổ biến nhất mạng xã hội, TikTok Shop cũng nằm trong top 3
Trong top 5 sàn thương mại điện tử (đa ngành) phổ biến nhất trên mạng xã hội trong tháng 9 lần lượt là Shopee, Lazada, Tik Tok Shop, Tiki và Sendo. Trong đó chỉ có Sendo ghi nhận mức tăng hạng.Mừng lễ độc thân 11/11: Các sàn TMĐT ráo riết tung sale khủng
Shopee, Lazada đã sẵn sàng cho ngày lễ độc thân 11/11 sắp tới. Khác với năm ngoái, năm 2022 có quy mô chương trình ưu đãi của một số sàn đã thay đổi.Mặt khác, theo đánh giá của Tiki, sự kiện 11/11 năm 2021 là chương trình thành công nhất của họ với doanh số bán hàng tăng gấp 9 lần và số lượng khách truy cập cũng tăng gấp 2 lần so với ngày bình thường.
Thế nhưng, năm nay có thể sẽ khác. Người tiêu dùng có xu hướng cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua hàng trong bối cảnh kinh tế chuyển hướng tiêu cực trên toàn cầu.
Sức ép đồng tiền
Linh Đan, 25 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội đã đặt ra 2 mục tiêu ở đợt siêu sale Lễ độc thân - 11/11 là tính toán và hạn chế chi tiêu. Đan không vung tiền mua sắm như trước dù thường săn sale trên sàn vì giá cả và chi phí sinh hoạt tăng mạnh trong thời gian qua.
Ngoài ra, túi tiền cũng chịu sức ép khi có nhiều khoản cần chi vào dịp cuối năm và cận Tết.
Cô chia sẻ: “Năm 2021, tôi thấy món đồ nào hợp ý là cho vào giỏ hàng, nhất là mỹ phẩm, quần áo, túi xách hay phụ kiện. Năm nay thì phải xem xét kỹ hơn, cần ưu tiên thứ tự mua đồ chứ không thể mua thả ga như trước”.
Hiện Đan chia danh sách thành 3 nhóm bao gồm mặt hàng cần mua, hàng chưa cần thiết và hàng không nên mua.
Thực tế cho thấy, trên sàn TMĐT, những đợt sale là quá phổ biến. Linh Đan cho biết ngoài những đợt sale trùng ngày tháng, sàn cũng tung ra nhiều ưu đãi khác trong một tháng. Bởi vậy, việc săn sale vào những sự kiện lớn cũng giảm bớt sức nóng.
Minh An 23 tuổi tại Hà Nội cũng chọn cách thắt chặt chi tiêu và không mua sắm đến hết năm. Năm ngoái, mỗi đợt sale, cô thường bỏ ra khoảng 3-5 triệu đồng để mua đồ.
Minh An cho biết mình đã phải cắt giảm nhiều sở thích, trong đó có mua sắm trực tuyến do công việc làm ăn không như ý.
An nói: “Tôi sẽ chỉ mua đồ nếu thực sự thấy chúng cần thiết. Dự kiến tình hình sắp tới còn khó khăn nên tôi phải chuẩn bị sẵn tinh thần”.
Người dùng không còn hứng thú săn sale
Nhiều người dùng đã không còn quá hứng thú với săn sale khi đứng trước áp lực kinh tế. Khi cảm thấy thời gian thức đêm giành voucher không đáng, một số người cũng đã từ bỏ thói quen này.
Hoàng Nam 26 tuổi, nhân viên marketing tại Hà Nội chia sẻ rằng việc phải thức đêm để lưu mã khuyến mãi đôi khi khiến người dùng tức tối, điều này chủ yếu là do người bán hàng.
Anh than vãn: “Kiếm mã giảm giá rất khó. Tôi kiếm được mã và cố mua đơn hàng thì bị hủy đơn. Hỏi shop thì shop không trả lời. Trong khi đó, dùng mã cho sản phẩm khác thì đã không còn hiệu lực”.
Nam sau đó đã tử bỏ săn sale. Anh ưu tiên chọn đồ ở gian hàng chính hãng nhằm hạn chế rủi ro thay vì giao dịch dưới hình thức C2C.
Tình trạng sale ảo là một trong những bất cấp được nhiều người dùng phản ánh. Tình trạng này có nghĩa là giá sản phẩm sau sale không khác giá bán ngày thường là mấy. Người dùng có thể phát hiện một số người bán tăng giá hàng lên cao trước ngày sale rồi sau đó đến ngày sale thì dùng ưu đãi khủng để tạo tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lỡ).
Các shop bán hàng tận dụng mùa mua sắm cuối năm để thực hiện những chiêu trò hút khách khác nhau. Lồng ghép sản phẩm phụ, có giá trị thấp vào những sản phẩm chính là một trong những cách thức phổ biến nhằm tạo hiệu ứng chim mồi, và thu hút người dùng tương tác.
Bên cạnh đó, tình trạng hàng nhái hàng giả còn khá phổ biến trên sàn thương mại điện tử. Cả 4 sàn lớn hiện nay là Shopee, Lazada, Sendo và Tiki đều có những chính sách chống hàng nhái, hàng giả và hàng không rõ nguồn gốc. Tuy vậy, chuyên gia nghiên cứu TMĐT Đặng Đăng Trường cho rằng hầu hết các sàn đều chấp nhận để xảy ra tình trạng này vì kiểm soát khó, chỉ có thể giảm nhẹ hiện trạng này bằng những liều thuốc ngắn hạn.
Ông Trường nhận định: “Shopee, Lazada và Sendo là 3 trong 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất cả nước hiện hoạt động theo mô hình C2C. Điều này có nghĩa là họ cho phép mọi cá nhân tạo gian hàng và chào bán sản phẩm mà không cần phải đăng ký kinh doanh hay những giấy tờ đăng ký thương hiệu và giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ”.
Theo vị chuyên gia này, điều đó có nghĩa là các sàn chấp nhận đi theo sau người bán hàng. Đối với Tiki là cá biệt khi sàn này yêu cầu người bán hàng phải đưa ra đủ các loại giấy tờ trước khi mở gian hàng trên sàn.
Theo số liệu từ Bộ Công Thương, lực lượng quản lý thị trường phối hợp cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phát hiện ra hơn 3.000 trường hợp kinh doanh hàng hóa không rõ xuất xứ, nhập lậu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua TMĐT. Tỷ lệ gian lận trên sàn TMĐT trong 2-3 năm tới được cho là có thể chiếm 50-60% tổng hình thức gian lận thương mại.