meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Gỡ điểm nghẽn thông tin thu hồi đất tới người dân

Thứ sáu, 02/09/2022-07:09
Qua thực tế khảo sát 1 số hộ dân tại huyện Đan Phương về việc đền bù đất thuộc dự án đường Vành đai 4, người dân cho biết chưa nhận được bất kì thông tin gì về việc thu hồi đền bù. Từ câu chuyện thực tế, nhấn mạnh tới việc thông tin, tuyên truyền để người dân nắm được, tránh những khiếu kiện không đáng có.

Người dân vẫn... mù mờ về việc thu hồi đất

Từ khi có thông tin dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội chạy qua khu vực một số xã thuộc huyện Đan Phượng. Ở đâu cũng thấy người dân bàn luận về dự án, nhiều thông tin mang tính đồn thổi về vị trí đường Vành đai 4 sẽ đi qua, thông tin về phương án đền bù giải phóng mặt bằng … dù chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được thông tin gì về các mốc chỉ giới đỏ của dự án.

Theo thông tin có được, dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn đi qua huyện Đan Phượng có chiều dài 6,3 km. Thành phần giải phóng mặt bằng gồm đất nông nghiệp, đất ở, đất nghĩa trang và 1 trụ sở làm việc của chính quyền xã Hạ Mỗ. Trong đó, có khoảng hơn 100 hộ gia đình, cá nhân dự kiến bị thu hồi đất ở.

Mặc dù nghe ngóng được thông tin có hơn 100 hộ, cá nhân dự kiến bị thu hồi đất. Nhưng những hộ gia đình có đất nằm trong vùng “có thể bị thu hồi” vẫn chưa biết nhà mình có thuộc diện bị thu hồi hay không và đang đứng ngồi không yên. Nhất là những người có nhà phải giải tỏa, không biết nhà mình có được hỗ trợ tái định cư không hay phải nhận tiền mặt? Nếu phải nhận tiền mặt thì đơn giá đền bù tiền mặt không biết được bao nhiêu trong khi giá đất quanh đây đã lên tới vài chục triệu đồng/m2.

PV chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với một số hộ gia đình thuộc cụm dân cư số 1, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Tp. Hà Nội xoay quanh vấn đề dư luận của người dân về thông tin đền bù giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô Hà Nội thuộc khu vực.

Từ ngày 16/5/2022, Hà Nội áp dụng quy định mới về bồi thường, tái định cư khi bị thu hồi đất 

Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký quyết định sửa đổi, bổ sung quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn Thành phố. 

Quy định pháp luật mới nhất về thu hồi đất nông nghiệp để bán đấu giá

Hoạt động bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, trong đó việc thu hồi đất nông nghiệp để bán đấu giá cũng là một hình thức khá phát triển và đem lại hiệu quả tốt trong giai đoạn hiện nay. Đối với đặc trưng của đất nông nghiệp là tư liệu chính của sản xuất ngành nông nghiệp, công tác thu hồi để thực hiện đấu giá cũng sẽ mang những đặc trưng riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Quy định pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư

Hiện nay, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng dân cư xảy ra khiến nhu cầu sở hữu chỗ ở, sinh hoạt trở thành vấn đề cấp thiết cần nhanh chóng có phương án giải quyết. Một trong những giải pháp đề ra và được thực hiện chính là việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để làm khu dân cư. Vậy, thực trạng pháp luật quy định thế nào về hoạt động này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ông Nguyễn Văn Canh người dân xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Ông Nguyễn Văn Canh người dân xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.

Ông Nguyễn Văn Canh ở ngách 9, ngõ 38 xóm Đông, đội 1, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Tp. Hà Nội cho biết: "Đến giờ phút này, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin chính thức nào từ phía chính quyền xã, huyện cả. Chưa có bất kỳ một cuộc họp nào giữa chính quyền địa phương và những hộ dân xóm tôi. Theo thông tin đồn đoán, xóm tôi có khoảng hơn 100 hộ dân bị thu hồi đất, chưa biết chính xác những nhà nào và bị lấy bao nhiêu đất.

Gia đình tôi ở đây đã được 5 đời rồi, nay dự án làm đường đi qua nhưng không biết chính quyền sẽ đền bù cho chúng tôi như thế nào. Có người bảo đền bù 70m2/suất, có người lại bảo 100m2/suất. Tôi cũng không biết sẽ được đền bù bao nhiêu m2 đất ở đâu? Tiền làm lại nhà cửa, chuồng trại thế nào?

Chúng tôi rất mong muốn nhận được những thông tin chính thức và rõ ràng từ phía chính quyền. Mong rằng, Nhà nước sẽ có phương án đền bù thỏa đáng cho người dân, giá thị trường 10 thì cũng trả cho dân đến 7-8. Được thế, người dân xóm tôi cũng sẵn sàng thực hiện theo chủ trương của Nhà nước, không có gì để chống đối cả".

Được biết, Khu xóm Đông, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng được xác định là chân cầu Hồng Hà. Vì vậy, nhiều người nghe được thông tin nhà mình không thuộc diện bị thu hồi cũng ngao ngán vì có thể phải “ở gầm cầu”.

Anh Nguyễn Văn Cảnh ở cụm 1, xã Hồng Hà chia sẻ: "Nhà chúng tôi ở đây gần sông mát mẻ trong lành. Sắp tới nếu dự án đường Vành đai 4 và cầu Hồng Hà chạy qua đây, không biết nhà tôi có bị “ở gầm cầu” hay không. Khói bụi, xe chạy trên đường cao tốc suốt ngày, nghĩ đến cũng thấy sợ. Thà bị thu hồi và được hỗ trợ tái định cư chỗ khác còn hơn".


 
 

Cần tuyên truyền thông tin kịp thời tới người dân

Là dự án trọng điểm quốc gia, kế hoạch triển khai dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đã được lên rất chi tiết và cụ thể giao cho từng địa phương, từng sở ban ngành. Để đảm bảo tiến độ của toàn dự án, đòi hỏi tiến độ của từng dự án nhỏ, từng giai đoạn phải được hoàn thành đúng tiến độ.

Mặt khác, để thuận lợi cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhất định phải nhận được sự đồng thuận của người dân. Để lòng dân thuận, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin chính thống về dự án cho người dân một cách kịp thời. 

Bà Nguyễn Thị Lợi cũng ở xóm Đông, cụm 1 xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng bộc bạch, “đất của chúng tôi ở đây là đất do ông cha để lại. Nếu Nhà nước có dự án cần thu hồi đất, chúng tôi nhất chí bàn giao lại. Nhưng diện tích đất của gia đình chúng tôi bao nhiêu thì trả lại ngần ấy. Chúng tôi không đòi hỏi đền bù bao nhiêu tiền/m2, thu hồi đất thì trả lại bằng đất. Đời con cháu chúng tôi vẫn phải cần đất ở, nếu trả bằng tiền chúng tôi khó có thể mua lại được đất cho các con vào lúc này. Chưa kể, có tiền đền bù, con cái dễ lao vào cờ bạc, đỏ đen hay mua cái nọ, sắm cái kia cuối cùng cũng hết”.


Bà Nguyễn Thị Lợi người dân ở xóm Đông, cụm 1 xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Bà Nguyễn Thị Lợi người dân ở xóm Đông, cụm 1 xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.

Là địa phương thuộc vùng nông thôn, ngoại thành Hà Nội, nhiều người dân ở đây còn nhiều hạn chế về việc nắm bắt các quy định của pháp luật, trong đó có Luật Đất đai. Do đó, hầu hết các dự án xây dựng hạ tầng đều gặp những khó khăn nhất định. 

Vì vậy, cần tăng cường phổ biến những quy định của pháp luật và chính sách của Đảng và Nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng. Đặc biệt là những trường hợp được hỗ trợ tái định cư.

Đồng thời, kiên quyết ngăn chặn, dập tắt những tin đồn vô căn cứ không đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Không tạo cơ hội cho những kẻ xấu, thế lực thù địch lợi dụng sơ hở trong công tác thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng để chống phá chính quyền.

Trao đổi thêm về việc cần thiết phải tuyên truyền các kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp cho biết vẫn còn tình trạng người dân được bồi thường thấp trong khi phải mua đất tái định cư với giá cao, hoặc chưa được bố trí tái định cư đã có quyết định thu hồi đất. 


 
 

Từ thực tế trên, Luật sư Đặng Văn Cường đặt vấn đề khi thu hồi cần có các phương án bồi thường thỏa đáng cho người dân để họ chấp nhận, tránh những khiếu kiện kéo dài. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin tới người dân một cách nhanh chóng, kịp thời, tăng cường đối thoại trực tiếp để giải đáp những thắc mắc cho người dân về chính sách bồi thường cũng như phương án tái định cư,...

"Giải phóng mặt bằng là câu chuyện muôn thuở, là nguyên nhân gây ra nhiều vụ khiếu kiện trong thời gian qua. Các tháo gỡ tốt nhất đó là đảm bảo quyển lợi, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan", ông Cường nhấn mạnh.

TIẾN MINH
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

19 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

19 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước