meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người có nhu cầu thực được phép vay vốn trong thời gian siết chặt tín dụng bất động sản

Thứ hai, 04/04/2022-06:04
Để kiểm soát quỹ tín dụng, siết chặt dòng vốn vào những lĩnh vực đầu tư mang tính rủi ro cao. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ra chỉ đạo yêu cầu các tổ chức tín dụng trong đó tập trung đáp ứng kịp thời nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiếp tục kiểm soát chặt vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực như: kinh doanh chứng khoán, bất động sản, …

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình thì siết chặt nguồn vốn tín dụng đầu tư bất động sản là nội dung được đề cập trong kế hoạch hành động của ngành ngân hàng của Ngân hàng nhà nước.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm chi phí hoạt động nhằm phấn đấu trong 2 năm 2022 và 2023 sẽ giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1 điểm %, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Để điều hành quỹ tín dụng hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế, không chủ quan với rủi ro lạm phát đang ở mức đi lên từng ngày. Mỗi chức tín dụng sẽ được thông báo, đồng thời sẽ có rà soát định kì qua đó xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính và tiềm năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh…

Các ngân hàng phải có kế hoạch hướng quỹ tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tập trung cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng…với lãi suất ở mức hợp lý mà không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực có tính rủi ro như cao như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp….

Để quỹ tín dụng tăng trưởng có kiểm soát, mới đây hai ngân hàng đầu tiên là Sacombank và Techcombank đã ra thông báo tạm dựng cho vay vốn với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Theo thông báo, ngân hàng Sacombank sẽ không phê duyệt tín dụng cho khách hàng vay mới liên quan đến bất động sản kể từ ngày 23-3 đến hết ngày 30-6-2022, tương tự, ngân hàng Techcombank kể từ ngày 25- 3 cũng đã tạm dừng giải ngân các khoản vay mua bất động sản trong trường hợp đã có giấy chứng nhận và vay thứ cấp mua bất động sản.


Ảnh: Sacombank và Techcombank là hai ngân hàng tiên phong trong công tác siết chặt tín dụng bất động sản
Ảnh: Sacombank và Techcombank là hai ngân hàng tiên phong trong công tác siết chặt tín dụng bất động sản

Trước tình hình này, đã có nhiều ý kiến cho rằng việc siết chặt khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm sức nóng của thị trường đất đai tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, vấn đề này lại gây ra một số khó khăn cho những người có nhu cầu thực bởi giai đoạn này các ngân hàng không chỉ siết chặt các khoản vay mới mà ngoài ra các thủ tục và điều kiện vay bất động sản cũng khó khăn hơn trước rất nhiều.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, cho rằng: “Việc siết cho vay bất động sản, sẽ tác động rất lớn đến cả khách hàng lẫn chủ đầu tư. Các chủ đầu sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn cũng như gây hệ luỵ tới nguồn cung nhà đất. Bởi nếu các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không vay được tiền từ ngân hàng sẽ rất khó có điều kiện để tạo lập quỹ đất trong khi họ còn rất nhiều chi phí khác như xây dựng, duy trì, bảo lãnh dự án Đối với khách hàng cá nhân, nếu vay được tiền mua nhà thì không chỉ bản thân họ không có nhà ở mà lớn hơn là ảnh hưởng đến đầu ra của chủ đầu tư”

Liên quan đến việc Sacombank tạm dừng cho vay tín dụng bất động sản tới hết ngày 30-6, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc, chia sẻ: “Mỗi ngân hàng có một chiến lược cho vay riêng. Đối với Sacombank chúng tôi, tỉ lệ tăng trưởng cho vay bất động sản đối với khách hàng cá nhân đã nhiều rồi, chính vì thế mà Sacombank không muốn cho vay lĩnh vực này nữa mà thay vào đó là tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Việc này là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo chính là kiểm soát chặt chẽ tín dụng lĩnh vực kinh doanh bất động sản.


Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng Giám đốc Ngân hàng Sacombank 
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng Giám đốc Ngân hàng Sacombank 

Cụ thể, chưa hết quý I-2022 nhưng tín dụng Sacombank đã tăng gần bằng chỉ tiêu room tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao nên kiểm soát chặt tín dụng là điều cần thiết, đúng đắn. Nhưng chúng tôi vẫn thực hiện giải ngân bình thường đối với các hợp đồng tín dụng mà ngân hàng đã phê duyệt”

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB, chỉ ra rằng: “Chính sách siết chặt các khoản vay kinh doanh đầu tư bất động sản đã được các ngân hàng thực hiện từ vài năm trở lại đây, nhất là trong bối cảnh sốt đất diễn ra ở một số địa phương. Đồng thời, chủ trương kiểm soát chặt việc cho vay địa ốc cũng đã được Ngân hàng nhà nước đưa ra từ lâu. Nhưng tuỳ đối tượng mà quy định siết chặt khoản vay mới được áp dụng, với những khách hàng có nhu cầu mua nhà để ở thì ngân hàng vẫn có thể vay vì chúng tôi đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho nhóm khách hàng có nhu cầu thực này.


Ông Nguyễn Đình Tùng khẳng định, trong năm năm vừa qua OCB không có nợ xấu của khách hàng vay vốn bất động sản.
Ông Nguyễn Đình Tùng khẳng định, trong năm năm vừa qua OCB không có nợ xấu của khách hàng vay vốn bất động sản.

Còn với các doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển các dự án bất động sản thì hơn một năm trở lại đây, OCB tập trung nhiều vào việc thu nợ, quản lý dự án cho vay cũ. Chủ đầu tư muốn được vay mới thì họ phải là khách hàng thực sự có uy tín, năng lực tài chính ổn định, sản phẩm đã vị trí, thương hiệu trên thị trường bất động sản. Tức là chỉ cho vay đối với các khu vực bất động sản ven đô thị, nơi mà khách hàng mua đất, nhà cửa để ở. Mà không có chủ trương cho những khách hàng không có tên tuổi trên thị trường, khách hàng mua bất động sản vay tín dụng với mục đích đầu cơ hay vay mua đất ruộng vườn. Trong năm năm trở lại đây, OCB chưa có bất cứ trường hợp khách hàng nào phát sinh nợ xấu là các doanh nghiệp vay đầu tư bất động sản".

Cũng liên quan đến việc siết chặt dòng tiền đổ vào bất động sản, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định: “Đối với bất động sản phục vụ nhu cầu nhà ở của người dân và nhà ở xã hội, … thì các ngân hàng vẫn thực hiện cho vay bình thường”

Hồng Nhung
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nga lần đầu tiên vỡ nợ trái chủ nước ngoài

El Salvador đầu tư vào Bitcoin (Kỳ 2):

El Salvador đầu tư vào Bitcoin (Kỳ 1): Nền kinh tế không có định hướng

Mark Cuban: Thị trường đi xuống cơ hội thanh lọc thị trường

Giảm lạm phát, câu chuyện lâu dài và nhiều “đau đớn”

Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tăng lãi suất trong tháng 7

Apple dùng công ty nội bộ cho dịch vụ “mua ngay, trả sau”

Nền kinh tế Mỹ đứng trước bờ suy thoái

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước