meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nghề môi giới bất động sản: “Dễ nhập khó trụ”

Thứ bảy, 31/12/2022-18:12
Đây là thời điểm nghề môi giới bất động sản gặp nhiều khó khăn thách thức nhất, nguyên nhân là do thị trường địa ốc mất phanh. Vậy nên nghề này dễ gia nhập nhưng lại rất khó bám trụ, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường biến động liên tục như hiện nay.

Môi giới bất động sản là một nghề rất khó bám trụ
Môi giới bất động sản là một nghề rất khó bám trụ

Áp lực và cạnh tranh khốc liệt

Anh Nguyễn Hoàng Linh - một môi giới tại Hà Nội chia sẻ, nghề môi giới bất động sản luôn có tỉ lệ ra - vào lớn nhất so với nhiều ngành nghề khác. Hàng năm có hàng ngàn người gia nhập nhưng cũng sẽ có không ít số người nghỉ việc. Nguyên do chính là sự khó khăn, khắc nghiệt của ngành môi giới bất động sản. Thời điểm này là giai đoạn thị trường gặp nhiều khó khăn khi hầu như đang chỉ đứng yên một chỗ, không có giao dịch, không có nguồn cung sản phẩm mới.

“Bên cạnh đó, môi giới phải bỏ ra nhiều chí phí khác như: chí phí, marketing để tìm kiếm khách hàng, cạnh tranh với đội ngũ sale inhouse của chủ đầu tư hay có không ít người phá hoại công việc của mình rồi sức ép từ chỉ tiêu bán hàng kèm theo đó là nhiều chủ đầu tư tai tiếng nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến uy tín của các môi giới. Vậy nên, nếu như không chịu được áp lực cũng như sự cạnh tranh thì sẽ khó có thể bám trụ lại với nghề”, anh Linh nói.

Chia sẻ về nghề này, anh Linh cho hay, thời điểm thị trường “nóng sốt” hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi, liên tục phải di chuyển đưa khách đi xem dự án, xem đất ở xa. Hầu hết, buổi sáng anh đều phải thức dậy từ rất sớm và về nhà rất trễ. Mặc dù có thu nhập cao nhưng mức độ cạnh tranh rất cao.

“Giai đoạn thị trường gặp khó khăn như hiện nay, hầu hết môi giới chỉ “ngồi chơi”, không còn hoạt động rầm rộ như trước. Không ít người người đã chuyển nghề khác vì không có giao dịch trong một khoảng thời gian dài, nên đành tìm kiếm cơ hội công việc mới để đợi thời cơ khác tới”, anh Linh nói.

Là một người có thâm niên lâu năm với nghề môi giới bất động sản, nhưng hiện nay anh Linh không thể bám trụ nổi, anh đang dự định chuyển sang một công việc khác để kiếm tiền trang trải cuộc sống trước mắt.

“Trước đây trong các cơn sốt đất, nghề môi giới kiếm tiền rất dễ. Có ngày chúng tôi giao dịch thành công 2- 3 lô đất là chuyện không khó. Thời điểm đó, cuộc sống gia đình được nâng lên khá cao, các con được chuyển vào trường quốc tế học, mọi chi phí sinh hoạt của cả gia đình đều thoải mái. Nhưng khi thị trường rơi vào giai đoạn trầm lắng, đặc biệt là sau khi ngân hàng nhà nước siết tín dụng cho vay bất động sản nên hoạt động môi giới hầu như càng khó khăn hơn, cuộc sống theo đó cũng có nhiều bất ổn kéo theo” anh này chia sẻ thêm”, anh này cho biết.


Đừng tưởng nghề môi giới bất động sản kiếm tiền dễ
Đừng tưởng nghề môi giới bất động sản kiếm tiền dễ

Đừng vội chạy theo đồng tiền trước mắt

Từng là trưởng một phòng giao dịch của ngân hàng có thu nhập khá cao, Nguyễn Thị Thu Hiền sinh năm 1992 (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) đã bỏ công việc đang có để chuyển sang làm nghề môi giới bất động sản. Khi thấy bạn bè quen biết hoạt động trong lĩnh vực môi giới nhà đất có thu nhập tốt hơn, Hiền đã quyết định nghỉ việc để gia nhập vào lĩnh vực bất động sản hồi năm 2018. Đây là lúc thi thị trường bất động sản đang ở giai đoạn “sốt nóng”, ban đầu công việc khá thuận lợi, có thu nhập cao hơn so với công việc ở ngân hàng đã làm.

Hoạt động trong lĩnh vực này một thời gian chị mới nhận ra, đây là một môi trường khá phức tạp đòi hỏi phải xây dựng sự chuyên nghiệp và kỹ năng bán hàng thật tốt. Mới vào nghề khi chưa nắm bắt được giá trị cốt lõi nên dần dần chị bắt đầu nhận thấy sự khó khăn của nghề và cảm thấy hối tiếc khi đã bỏ công việc ở ngân hàng trước đây.

Hiền cho biết, khi mới hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chị gặp nhiều thuận lợi nhưng chỉ được một thời gian ngắn sau đó vì thiếu kiến thức nên công việc bắt đầu gặp khó khăn. Đến giai đoạn thị trường trầm lắng như hiện nay chị cảm thấy quá khó để có thể xoay chuyển được nữa và tự hỏi không biết có trụ lại được với nghề này nữa hay không.

“Thị trường như trong giai đoạn hiện nay, không biết liệu tôi có thể tiếp tục với công việc hiện tại nữa hay không? Nhiều đêm suy nghĩ chắc sẽ phải bỏ cuộc thôi, vì lâu nay không bán được sản phẩm nào trong một thời gian dài, nên không có thu nhập nhưng vẫn phải lo trang trải các chi phí khác, nên thời gian gần đây tôi đã phải về quê để “ăn bám” bố mẹ”, Hiền nói.

“Tôi đã suy nghĩ không thấu đáo khi quyết định bỏ nghề ngân hàng, rồi chạy theo sự hào nhoáng của nghề bất động sản. Vậy nên đây là một bài học nhớ đời. Nghề môi giới bất động sản nhìn chung là thiếu ổn định, nếu bán được hàng thì sẽ có thu nhập, tuy nhiên nếu không bán được thì mức thu nhập gần như bằng 0. Vì vậy đừng vội chạy theo đồng tiền trước mắt khi chưa nắm rõ được vấn đề”, Hiền khẳng định.


Ông Phan Công Chánh - Chuyên gia đầu tư bất động sản cá nhân, CEO Phú Vinh Group
Ông Phan Công Chánh - Chuyên gia đầu tư bất động sản cá nhân, CEO Phú Vinh Group

Ngành nghề khắc nghiệt

Nhìn nhận về nghề môi giới bất động sản, ông Phan Công Chánh - Chuyên gia đầu tư bất động sản cá nhân, Tổng giám đốc Phú Vinh Group cho rằng, hiện có khoảng 80% nhân sự nghề môi giới sẽ lựa chọn một lĩnh vực khác sau một thời gian làm việc.

“Nghề môi giới bất động sản nhìn bề ngoài có vẻ rất dễ nhưng sự thật bên trong lại vô cùng khắc nghiệt, có thể nói đây là một công việc khó khăn nhất trong tất cả những ngành nghề trên thế giới này. Vậy nên, rất nhiều người đã vỡ mộng khi đi vào thực tế”, ông Chánh thẳng thắn.

Ông Chánh cho biết, nhiều các cuộc nổi sóng liên tiếp của thị trường bất động sản trong thời gian qua như đang “làm xiếc” giá đất… với sự “góp tay” của các môi giới bất đông sản. Nhưng nếu nói một cách công bằng thì môi giới không thể một mình tạo ra sóng gió trên thị trường này. “Đội ngũ này thực ra chỉ góp một phần nào đó vào một giai đoạn thổi bùng những thông tin sai lệch làm thị trường nhiễu loạn” ông nói.

Đồng quan điểm trên, ông Trần Đức Diễn, Chủ tịch HĐQT MaxLand cho rằng, nghề môi giới khi gia nhập có vẻ dễ dàng, tuy nhiên, đây là một nghề đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng tốt và sự kiên trì mới có thể thành công. Hiện nay, thị trường lao động trong lĩnh vực môi giới bất động sản đang có sự cạnh tranh thiếu lành mạnh nên nhiều môi giới đôi khi phải rất nỗ lực mới sống được và gắn bó được với nghề một cách chân chính.

Trong khi đó, CEO Đại Phúc Land - Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết, trong nhóm những doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực môi giới bất động sản, có khoảng 60% đến 70% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp này hoạt động dựa trên các sản phẩm của chủ đầu tư dự án. Theo đó, nếu như gặp khó khăn thì họ cũng có thể gồng mình được một thời gian ngắn nhưng rất khó để duy trì trong dài hạn.

Nhân Hà Phan
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước