Graphic design là gì? Những thông tin cần biết về nghề Graphic design
BÀI LIÊN QUAN
Multimedia là gì? Cách phân biệt Multimedia và Graphic Design chuẩn nhấtMaterial Design là gì? Những bí mật thú vị về Material DesignInterior là gì? Những thông tin cần nắm rõ khi muốn theo đuổi Interior DesignerBạn đã biết graphic design là gì chưa?
Graphic design thường được biết đến với cái tên gọi khác là thiết kế đồ họa. Đây là một công việc nghệ thuật kết hợp các yếu tố hình ảnh, font chữ để truyền tải cho người đọc một thông điệp, ý nghĩa hay một nội dung nào đó.
Hiện nay ở khắp mọi nơi trong cuộc sống ta đều có thể bắt gặp những sản phẩm của ngành thiết kế đồ họa. Chẳng hạn như các poster phim, các biển quảng cáo với nội dung kêu gọi khách hàng hay những tấm áp phích tuyên truyền và những cuốn tạp chí thanh lịch,...
Đương nhiên với mỗi một tác phẩm graphic design khác nhau sẽ có cách thiết kế, trang trí khác nhau. Tuy nhiên chúng đều hướng đến một mục tiêu cuối cùng: hướng người đọc đến với thông điệp, nội dung mà sản phẩm truyền tải.
Tìm hiểu graphic designer là gì? Những công việc của graphic designer
Graphic designer là từ tiếng anh để chỉ về những con người làm trong ngành thiết kế đồ họa. Họ thường sử dụng các phần mềm chuyên dụng để tạo nên những sản phẩm thiết kế đẹp mắt. Dựa vào môi trường làm việc và tính chất làm việc mà người ta chia graphic designer thành 2 loại:
- Agency graphic designer: là những người làm thiết kế đồ họa tại các công ty.
- In house graphic designer: là những graphic designer tự nhận dự án và tự thiết kế tại nhà.
Graphics design là một ngành nghề có thể ứng dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực, do đó mà công việc của nó cũng rất phong phú và đa dạng. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số công việc phổ biến của graphics design hiện nay:
Thiết kế logo & Identity
Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc xây dựng hình ảnh riêng cho bản thân là rất quan trọng. Để làm được điều này thì các công ty hay doanh nghiệp không thể thiếu logo - hình ảnh đại diện cho thương hiệu.
Graphic designer sẽ là người nhận thiết kế, xây dựng và sáng tạo logo. Trong quá trình làm việc, Graphic designer cần lựa chọn font chữ, bảng màu và hình ảnh sao cho thích hợp với biểu tượng của công ty, đảm bảo logo có thể thể hiện được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó các nhà thiết kế đồ họa còn phải nắm được kiến thức về marketing, có kỹ năng giao tiếp và liên tục cập nhật xu hướng thiết kế mới.
Tiếp thị, thiết kế quảng cáo
Thiết kế quảng cáo hay đưa hình ảnh của sản phẩm đến với người dùng từ lâu đã được các công ty, doanh nghiệp sử dụng như một phương pháp marketing.
Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả quảng bá cao hơn thì các nhà thiết kế đồ họa cần sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng như Adobe Illustrator hay Adobe Photoshop.
Bên cạnh đó graphic designer phải hiểu rõ các công đoạn in ấn cũng như thông số kỹ thuật hình ảnh trên nền tảng trực tiếp. Có như vậy các sản phẩm mới có chất lượng cao nhất, hình ảnh đẹp đẽ lung linh nhất, cuốn hút khách hàng.
Hiện nay nhu cầu tiết thị và thiết kế quảng cáo ngày càng lớn. Do đó đây chính là lĩnh vực mà graphic designer làm nhiều nhất.
Thiết kế giao diện cho website, app
Đối với mỗi khách hàng thì giao diện website rất quan trọng, nó giống như bộ mặt của doanh nghiệp, quyết định đến lựa chọn có mua hàng ở đây hay không.
Do đó khi thiết kế giao diện cho website hay các ứng dụng, graphic designer cần tập trung vào sự cân bằng giữa tính thẩm mỹ và chức năng sử dụng.
Khác với các lĩnh vực khác, khi làm về thiết kế giao diện website hay app, graphic designer cần đảm bảo hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.
Tầm quan trọng của graphic design
Không phải tự nhiên mà graphic design lại trở thành nghề có mức thu nhập khủng, được ưa chuộng đến vậy. Nguyên nhân là vì thiết kế đồ họa đã trở thành ngành nghề có vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay.
Xây dựng hình ảnh cho công ty: Như đã nói ở trên thì một trong những lĩnh vực của nghề graphic design là thiết kế logo, hay nói cách khác là hình ảnh của công ty. Bên cạnh đó, các sản phẩm như name card, biển hiệu hay thẻ nhân viên cũng là các tác phẩm của graphic designer. Do đó đối với những công ty muốn phát triển mạnh hơn thì chắc chắn phải tìm đến những nhà thiết kế đồ họa.
Đẩy mạnh doanh thu của doanh nghiệp: Nhờ vào kỹ năng của các nhà thiết kế đồ họa mà các hình ảnh của sản phẩm tại doanh nghiệp sẽ trở nên lung linh hơn, bắt mắt hơn. Từ đó tạo sự thu hút đối với người dùng, giúp công ty bán được hàng, đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp.
Trình bày ý tưởng: Khi bạn biết cách sắp xếp hình ảnh và sắp xếp chữ thì những ý mà bạn muốn diễn đạt sẽ trở nên dễ hiểu hơn. Chẳng hạn như CV xin việc, nếu bạn đã có kiến thức về đồ họa bạn sẽ biết nên đặt đoạn văn này ở đâu, sử dụng font chữ gì để dễ nhìn, hay vận dụng màu sắc, hình ảnh như thế nào cho hài hòa,...
Bạn có thích hợp với graphic design không?
Sau khi biết được graphic design là gì thì nhiều người thắc mắc không biết bản thân có nên theo nghề này hay không. Nếu bạn thấy bản thân có những điểm sau đây thì xin chúc mừng bạn, bạn hoàn toàn có thể theo học thiết kế đồ họa:
Có niềm đam mê với hình ảnh và màu sắc: Đam mê chính là tiền đề giúp bạn theo đuổi ngành thiết kế đồ họa. Bởi thực chất đây là một công việc kết hợp hình ảnh và màu sắc với nhau để truyền tải một thông điệp nào đó. Khi bạn đã có niềm đam mê với hình ảnh hay màu sắc, bạn sẽ biết những màu nào phối với nhau sẽ đem đến hiệu quả tốt nhất.
Có khả năng sáng tạo: Không chỉ đối với graphic design mà trong tất cả các ngành nghề về đồ họa, khả năng sáng tạo rất cần thiết. Một sản phẩm có sự bứt phá sẽ ghi ấn tượng mạnh trong lòng khách hàng.
Có khả năng làm việc nhiều giờ: Khi xác định theo graphic design, bạn cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những tình huống bí ý tưởng, chạy deadline hay làm việc hơn 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt để theo kịp tiến độ dự án hay yêu cầu của khách hàng mà tình trạng thức đến 2,3 giờ sáng để thiết kế là điều hoàn toàn bình thường.
Lời kết
Với những thông tin trên chúng tôi đã giải đáp mọi thắc mắc của bạn về graphic design là gì. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn và định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân.