meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngập úng đô thị tại Hà Nội: Làm sao để đến hẹn mà không ngập

Thứ năm, 02/06/2022-10:06
Những ngày vừa qua, nhiều đô thị lớn trong đó có Hà Nội đã trải qua đợt mưa lớn gây ngập sâu ở nhiều tuyến đường, phố chính trong khu vực. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân đang sinh sống tại nơi đây, làm dấy lên vấn đề "muôn thuở": Quy hoạch đô thị và nỗi lo ngập úng mỗi mùa mưa đến.

Tái diễn điệp khúc mưa là ngập

Tình trạng các khu dân cư chịu “tổn thương” xuất hiện ngày càng nhiều sau mỗi mùa mưa bão tại các thành phố lớn kéo theo sự đảo lộn trong cuộc sống của người dân. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là việc cư dân tại các khu vực này thường xuyên phải đối mặt với ách tắc giao thông, khó khăn khi di chuyển trong mưa to gió lớn. 

Đơn cử như đợt mưa ngày 29/05 vừa qua, nhiều phương tiện giao thông chết máy giữa đường bởi lượng nước dâng cao có nơi đến 40 - 50cm khiến nhiều người dân phải “bơi” giữa dòng nước. Đặc biệt là trong giờ tan tầm, lượng mưa lớn khiến mọi tuyến đường chính ở Hà Nội bị cản trở giao thông, người dân đi vào trung tâm thành phố phải quay đầu đi vào đại lộ.


Ách tắc giao thông do ảnh hưởng của ngập úng đô thị
Ách tắc giao thông do ảnh hưởng của ngập úng đô thị

Đường gom đại lộ Thăng Long đoạn rẽ vào Thiên Đường Bảo Sơn, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, ngập cả bốn làn với chiều dài khoảng 50 m, chỗ sâu nhất 60 cm. Tương tự, đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) hướng từ Thiên Đường Bảo Sơn ra đại lộ Thăng Long có đoạn ngập hơn 100 cm khiến phương tiện không thể di chuyển. 

Theo ghi nhận của Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội lượng mưa chỉ trong 2 giờ (13h50 - 15h50) lên đến trên 100mm và chủ yếu tập trung ở khu vực Cầu Giấy, Ba Đình, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm. Đây đều là những khu vực đang tập trung nhiều dự án nhà ở, khu đô thị đa tiện ích với mức giá được coi là cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc họ có thể thoải mái di chuyển trong những ngày mưa bão tại Hà Nội.

Vấn đề mưa bão kéo dài cũng dẫn đến hệ luỵ nhiều khu dân cư không chỉ “tổn thương” vì ngập úng mà còn ngập trong nước thải. Theo phản ánh của một số người dân tại khu vực gần Đại lộ Thăng Long, tình trạng ven đường xuất hiện nhiều bãi rác tự phát, khi mưa xuống nước dâng khiến rác nổi lềnh bềnh thường xuyên xảy ra, không chỉ mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của những hộ dân quanh đây.




Tình trạng ngập rác, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ các hộ dân. (Ảnh minh hoạ)
Tình trạng ngập rác, mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ các hộ dân. (Ảnh minh hoạ)

Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu đã gây ra tình trạng mưa bão kéo dài với lượng mưa tăng cao gây ra tình trạng ngập úng đô thị, cản trở tiêu thoát nước trong khu vực trung tâm, làm trì trệ sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị,… ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân sống tại các thành phố lớn như Hà Nội.

Dù vậy, tốc độ đô thị hóa và đầu tư xây dựng dự án những năm gần đây gia tăng một cách chóng mặt cũng là nguyên do chính kéo theo tình trạng các khu dân cư trở thành những khu vực chịu nhiều rủi ro trước thiên tai và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Phần lớn các đô thị tại Việt Nam đang nằm trong khu vực dễ bị tổn thương của BĐKH. Với địa hình trũng, nằm trên lưu vực hướng tiêu thoát nước dẫn đến tình trạng ngập lụt càng trở nên trầm trọng.

Trả lời phỏng vấn của báo chí, TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định, sự hình thành các đô thị đã mang lại diện mạo mới cho các đô thị lớn, nhưng đi kèm với đó là tình trạng phát triển tự phát, phong trào, không theo quy hoạch hoặc phá vỡ quy hoạch còn diễn ra phổ biến.


Tốc độ đô thị hóa và đầu tư xây dựng dự án những năm gần đây gia tăng một cách chóng mặt. (Ảnh minh hoạ)
Tốc độ đô thị hóa và đầu tư xây dựng dự án những năm gần đây gia tăng một cách chóng mặt. (Ảnh minh hoạ)

Ông Nghiêm nói, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng khiến một thành phố bất kỳ phải liên tục điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp, điều đó cho thấy công tác quy hoạch chưa thể hiện sự đi trước đón đầu trong tầm nhìn, gắn với kế hoạch phát triển dài hạn như ý nghĩa vốn có. 

Liên hệ đến vấn đề ngập úng trong thành phố, chính bởi sự liên tục điều chỉnh đã dẫn đến việc quy hoạch đô thị bị “chồng chéo”, “băm nhỏ”, các thành phố trong đó có Hà Nội cũng vì thế mà thường xuyên phải trải qua tình trạng kẹt xe, ngập úng kéo dài như thời điểm hiện tại.

Các khu đô thị được đầu tư xây dựng dự án không chỉ “mọc” nhiều hơn mà còn có xu hướng bê tông hóa, các hệ sinh thái bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển đô thị. Điển hình là san lấp hồ, ao để lấy đất làm nhà ở. 

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, từ giai đoạn 2010 đến nay, Hà Nội có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn và diện tích mặt nước ao, hồ Hà Nội đã giảm đi 72.540 m2 do bị san lấp, lấn chiếm trong vùng quy hoạch dự án. Điều này đã làm mất nơi thu giữ nước khi có mưa lớn, triều cường, gây mất cân bằng sinh thái trong thành phố.

Việc giảm diện tích cây xanh, công viên và tăng cao mật độ xây dựng các công trình cũng khiến nhiệt độ thành phố cao hơn hay còn gọi là hiện tượng “đảo nhiệt đô thị”, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của cả cộng đồng. 

Một vấn đề khác liên quan đến quy hoạch đô thị đó là sự xuống cấp trầm trọng của cơ sở hạ tầng, quá tải trong các khu dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội. Lý giải cho điều này là bởi mật độ gia tăng các hộ cư dân tại các khu công nghiệp, khu chung cư, cao tầng,.. dẫn đến mật độ xây dựng công trình cũng tăng cao, vượt ngoài tầm kiểm soát.

Hệ quả là trong tình hình quy hoạch hạ tầng thoát nước của cả thành phố (hầu hết được xây dựng trên nền các khu đô thị cũ), hệ thống hạ tầng cống rãnh, tiêu thoát nước trong khu vực không đủ để đáp ứng sự gia tăng này, quá tải và khiến điều kiện vệ sinh môi trường ở xuống cấp nghiêm trọng.
 
Không chỉ vậy, công trình đầu mối, cầu cạn, cống thoát chưa đồng bộ, chưa tính toán đủ cho nhu cầu thoát nước, nhiều tuyến giao thông đang biến thành những con đê chắn cản trở việc thoát nước gây ngập úng cho các đô thị. 

Công tác duy trì, bảo trì hệ thống thoát nước, cơ sở hạ tầng giao thông không được kiểm tra định kỳ cũng là vấn đề bức xúc trong quy hoạch đô thị, kinh phí dành cho các hoạt động này còn hạn chế và được sử dụng chưa hiệu quả.

Nan giải bài toán chống ngập

“Vết thương” ngập úng mà Hà Nội gặp phải mỗi mùa mưa bão có thể nói là thường xuyên xảy ra khiến người dân sống trong thành phố đã quá quen thuộc với tình trạng này. Cứ đến mùa mưa, mọi người lại dí dỏm gọi “Hà Lội” như một cách chấp nhận hiện thực mưa ngập, “lụt lội”.

Dẫu vậy, “sống chung với lũ” không phải giải pháp hiệu quả bởi mức độ nghiêm trọng của sự việc đang ngày càng gia tăng và cần có sự can thiệp từ nhiều phía để ngăn chặn rủi ro trong tương lai không xa, khi mà mật độ xây dựng sẽ còn tăng cao để đáp ứng cho nhu cầu nhà ở của mọi người tại các thành phố lớn không chỉ riêng Hà Nội. Nếu không ngăn chặn kịp thời, vấn đề sẽ không chỉ nằm ở việc người dân phải “lội” nước để về nhà.


Nếu không có giải pháp kịp thời, vấn đề sẽ không chỉ nằm ở việc người dân phải “lội” nước về nhà.
Nếu không có giải pháp kịp thời, vấn đề sẽ không chỉ nằm ở việc người dân phải “lội” nước về nhà.

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, để giải quyết bài toán ngập lụt, bên cạnh rà soát, nâng cao chất lượng hệ thống cấp thoát nước, cần những chính sách mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa, ví như xã hội hóa cho các nhà đầu tư tham gia xây dựng các công trình hạ tầng để đổi lấy một số quyền lợi nhất định nhằm nhanh chóng có thêm các nguồn vốn đề đầu tư cho hệ thống thoát nước.

Đồng thời quy hoạch các vị trí, bố trí những không gian thích hợp, cần thiết để xây dựng các hồ điều hòa, tăng cường năng lực các trạm bơm đầu mối. Ứng dụng các phần mềm mô phỏng về hệ thống thủy văn của đô thị, cho phép mô phỏng, theo dõi các số liệu về mực nước ở trong các cống, hồ điều hòa, ở các công trình đầu mối.

Theo ông Chính, Hà Nội đang phải đứng trước rất nhiều thách thức mới, không chỉ mưa ngập mà còn khô hạn, thiếu đường sá, cây xanh, không gian mặt nước… do mức độ bê tông hóa ngày càng tăng cao.

Vấn đề quy hoạch đô thị đặt ra theo như nhận định của ông Nghiêm: "Điều chỉnh cục bộ thì phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh với những yêu cầu rất rõ ràng, tuy nhiên khi thực hiện thì lại không ai giám sát, dẫn đến khung pháp lý rất chặt nhưng thực tiễn ở các địa phương thì lại thực hiện có phần không quyết liệt, thiếu giám sát khiến quy hoạch phân khu bị phá vỡ".

Để tránh những việc đã rồi, khó khắc phục do điều chỉnh cục bộ, theo ông Nghiêm, các địa phương cần sớm đẩy nhanh thực hiện đồng bộ quy hoạch chung tích hợp nhiều lĩnh vực từ đô thị, xây dựng đến giao thông… Bởi nếu chỉ quy hoạch từng lĩnh vực như trước đây thì sẽ bị chồng chéo, không thể khớp nối, vừa quy hoạch xong cũng sẽ bộc lộ khuyết điểm.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước