Ngành nuôi lợn tại Trung Quốc lâm cảnh “khốn đốn” vì chi phí tăng cao, và nhu cầu mua thịt giảm
Theo Nhịp sống kinh tế, những người chăn nuôi thay vì dùng bột đậu tương đắt tiền, họ buộc phải chuyển sang sử dụng các loại ngũ cốc kém chất lượng, giá rẻ hơn để duy trì, thậm chí một số còn phải bán bớt tài sản để duy trì trang trại chăn nuôi.
Cách đây 3 năm, do ảnh hưởng Virus dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện, gây thiệt mạng vô số đàn lợn của nước này làm cho sản lượng thịt lợn suy giảm và đẩy giá thịt lợn tăng vọt mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều nông dân.
Tuy nhiên gần đây, liên tiếp các đợt bùng phát dịch COVID-19 làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến các nhà hàng phải đóng cửa. Khi đó nguồn cung giảm, các nhà phân tích cho biết khó khăn của thị trường thịt lợn tại Trung Quốc có thể sẽ kéo dài đến năm sau. Khi đó, với thu nhập của nền kinh tế nông thôn Trung Quốc giảm sút và có khả năng nước nhập khẩu mặt hàng nông sản đậu tương và thịt hàng đầu thế giới phải giảm nhập khẩu những mặt hàng này.
Gần đây, ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc bắt đầu hồi phục khi các nhà chăn nuôi nhanh chóng tái đàn nhưng cũng không thể giảm bớt gánh nặng cho người chăn nuôi. Sau khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, với thời gian dài chấp nhận làm ăn thua lỗ, họ lại phải đối mặt với chi phí tăng vọt do giá ngũ cốc vốn đã tăng mạnh lại càng tăng cao.
Tại thời điểm đầu tháng 4/2022, theo công bố mới nhất từ công ty tư vấn Shanghai JC Intelligence Co Ltd (JCI), mức lỗ trung bình là 480 nhân dân tệ (75,42 USD) trên mỗi con lợn được giết mổ tính, đây có lẽ là mức lỗ cao nhất từ trước tới nay. Mức giá bán lợn hơi hiện tại bằng một nửa so với giá cách đây một năm, với trung bình khoảng 12 nhân dân tệ/kg. Bên cạnh đó, khoản chi phí của hầu hết các nhà sản xuất lớn vẫn trên 16 nhân dân tệ/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá lợn và thịt lợn ở Trung Quốc hiện tại đang đáng báo động, thấp hơn gần 30% so với năm ngoái.
Các nhà phân tích cho hay tình trạng thua lỗ nặng như này xảy ra trên khắp diện rộng, từ các công ty lớn đến các hộ quy mô nhỏ. Một chủ trang trại nuôi vài nghìn con lợn ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ông Wu Zhanhang nói rằng: "Hiện tại không còn sự lựa chọn nào, nếu hết tiền thì người chăn nuôi nên dừng lại, còn không thì hãy tiếp tục làm và chờ cơ hội đến".
Cắt giảm thức ăn cho lợn ăn
Ngành chăn nuôi lợn đang tính đến phương pháp cắt giảm lượng bột đậu tương giàu protein và thay thế ngô có chất lượng tốt nhất bằng những sản phẩm thay thế rẻ hơn và nhìn chung mang chất lượng thấp hơn để giảm thiểu chi phí chăn nuôi.
Jan Cortenbach, giám đốc kỹ thuật của Wellhope-DeHeus, một công ty liên doanh giữa một trong những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Trung Quốc và một công ty Hà Lan, nói rằng, theo khảo sát hiện tại một số trang trại, lợn hầu như không lớn nữa.
Trong tháng 3/202, giá bột đậu tương kỳ hạn tương lai đã tăng 15% lên mức kỷ lục 4.428 nhân dân tệ/tấn đối với hàng nhập khẩu từ Brazil – nhà cung cấp đậu tương hàng đầu trên thế giới. Trái với xu hướng giá tăng lên thì khối lượng nhập khẩu lại giảm rất nhiều. Mức giá giao ngay đối với loại protein được sử dụng rộng rãi làm thức ăn chăn nuôi này là trên 5.000 nhân dân tệ. Bên cạnh đó, mực giá ngô nhập khẩu cũng tăng vọt ở mức cao.
Quản lý tại một cơ sở chăn nuôi quy mô gần 100.000 con lợn nái ở miền nam Trung Quốc cho biết bộ phận phụ trách dinh dưỡng của họ đang tập trung nghiên cứu cho những công thức nấu ăn tốt nhất sao cho càng sử dụng ít bột đậu tương và ngô càng tốt. Họ thay thế đậu tương bằng những nguyên liệu rẻ hơn và sẵn có, thực hiện tiến hành thu mua gạo, cám gạo, bột dừa, bột hướng dương, gạo tấm. Mặc dù công ty này lượng dự trữ bột đậu tương trong công ty này đủ dùng cho khoảng 6 tháng, nhưng họ vẫn đang sử dụng lượng ít nhất có thể đậu tương để dành dụm sử dụng càng lâu càng tốt.
Thiệt hại nghiêm trọng
Theo Rosa Wang, nhà phân tích của JCI nói rằng: Ngay cả khi Bắc Kinh kêu gọi nông dân loại bỏ một số lợn nái sinh sản của mình thì đàn lợn 42,9 triệu con vẫn nhiều 5% so với nhu cầu. Điều này chứng tỏ thị trường tỉ dân này có một nguồn cung lớn.
Thực tế cho thấy, mặc dù những người chăn nuôi nhỏ gặp phải tình trạng khó khăn và có khả năng bán bớt đàn gia súc của họ sau khi thua lỗ liên tục, nhưng những người chăn nuôi lớn lại kém linh hoạt hơn. Sau khi mở rộng quy mô sản xuất một cách mạnh mẽ trong hai năm qua, các nhà sản xuất hàng đầu đang sở hữu một thị phần lớn hơn nhiều mà họ không muốn từ bỏ.
Bên phía đại diện của Guangdong Wens Foodstuffs vào đầu năm nay cho biết hiện tại Công ty vẫn đang mở rộng đàn lợn, trong khi công ty New Hope Liuhe dự kiến sản lượng sẽ "tăng đáng kể" sau khi nâng cao hiệu quả tại các trang trại của mình.
Tuy nhiên, trong khi chính quyền địa phương đang phải hỗ trợ nhà chăn nuôi lớn thứ 2 của Trung Quốc, là Jiangxi Zhengbang thì một số người chăn nuôi đã phải bán tài sản cá nhân để huy động tiền mặt.
Trước khó khăn đó, Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi các ngân hàng cung cấp thêm tín dụng cho ngành này để tránh tình trạng thiếu thịt lợn gây ra trong tương lai bởi khả năng những người chăn nuôi lợn bỏ nghề do thua lỗ lớn là rất cao.
Trong hai năm trở lại đây, đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc đang diễn biến rất phức tạp. nhà phân tích cấp cao của Rabobank, Pan Chenjun cho rằng lượng tiêu thụ thịt lợn tại nước này dự kiến sẽ còn tiếp tục yếu, gia tăng áp lực giảm giá. Ông Wens dự báo giá lợn ít nhất phải đến quý 4 mới hồi phục. Trong khi đó, nhiều người cho rằng ngành chăn nuôi lợn trước năm 2023 sẽ chưa thể có lợi nhuận.