meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành dệt may tự tin với mục tiêu 42 tỷ USD cho cả năm 2022

Thứ hai, 21/11/2022-19:11
Trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu dệt may ghi nhận đạt gần 38 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 17,2%. Và với kết quả này, ngành dệt may vẫn tự tin với mục tiêu đạt 42 tỷ USD cho cả năm 2022, so với năm 2021 tăng 3,8%.

Mới đây, Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) đã cho biết, các doanh nghiệp trong ngành đang ở giai đoạn khó khăn và chịu áp lực vô cùng lớn. Và việc sụt giảm các đơn hàng trong tháng 11 - tháng 12 năm nay và có thể còn kéo dài đến hết quý 1/2023. 

Ngành dệt may chịu nhiều áp lực lớn

Mới đây, trong buổi họp báo ngày 18/11, Chủ tịch Vitas - ông Vũ Đức Giang cho biết ngành dệt may đang phải chịu nhiều áp lực lớn. Đó chính là đơn hàng từ cuối năm nay đến quý 1/2023 đang chịu áp lực giảm và tính chung giảm từ 25 - 27% bởi sức mua của toàn cầu giảm. Các đơn vị làm gia công cũng chịu áp lực lớn hơn các doanh nghiệp làm FOB (tự chủ được nguyên liệu) bởi FOB chủ động được thị trường đến đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng,...

Hơn thế, đối với những đơn vị làm mặt hàng rẻ, giá thấp trước đây thì hầu như từ cuối quý 2 đến hiện nay đều sụt giảm đơn hàng ở mức cao. Sản phẩm cao cấp dù cho không đảm bảo 100% như trước đây nhưng vẫn trụ vững được. 

Ngoài ra đó là những khó khăn về lao động, số lao động ở trong ngành nghỉ việc có nhưng chiếm tỷ trọng thấp. Hơn thế, mức lao động của ngành từ 5 - 7% và đây là con số chưa phải là lớn so với ngành gỗ và da giày. 



Trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu dệt may ghi nhận đạt gần 38 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 17,2%
Trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu dệt may ghi nhận đạt gần 38 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 17,2%

Và ngành dệt may cũng xác định lao động là tài sản số 1 trên cả thiết bị và nhà xưởng nên các đơn vị giảm đơn hàng hiện tại đang có những giải pháp xoay xở. Những doanh nghiệp đi bằng hai chân (đó là vừa nội địa và vừa xuất khẩu) thì cực kỳ vững vàng và họ vẫn duy trì được sự ổn định của lao động. Điển hình như May Việt Tiến, May 10, An Phước,… hiện nay họ vẫn có chỗ đứng ở trên thị trường. Còn nhiều đơn vị khác cũng đã xoay xở bằng cách làm sản phẩm như túi xách cho siêu thị để có thể duy trì được lao động bởi vì họ tin tưởng rằng quý 3 và quý 4/2023 thị trường sẽ có sự thay đổi tích cực hơn. 

Đứng trước áp lực giảm phát, lạm phát hay đồng tiền của các nước mất giá thì ngành dệt may đã tìm ra đối sách đó là đa dạng hóa thị trường. Doanh nghiệp cũng đã tiến hành chuyển đổi gia công sang phát triển mẫu và quản trị số, thúc đẩy các giải pháp chuỗi cung ứng tự chủ,...

Cũng nhờ những giải pháp trên mà trong 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu dệt may đã đạt gần 38 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 17,2%. Đây chính là nỗ lực cực lớn của ngành. 

Và cũng trong thời gian 10 tháng qua, ngành dệt may đã tiến hành xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ. Đây cũng là sự bứt phá của ngành trong việc phát triển thị trường. Còn số mặt hàng đang duy trì xuất khẩu là từ 47 - 50 mặt hàng khác nhau. 

Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ là 38 tỷ USD thì có đến 29 tỷ USD là quần áo may mặc các loại. Bên cạnh sản phẩm may mặc thì chúng ta cũng đã xuất khẩu đa dạng các mặt hàng như: vải các loại ghi nhận được 2,13 tỷ USD, xơ sợi  ghi nhận 4 tỷ USD, vải không dệt ghi nhận 147 triệu USD,…

Thị trường xuất khẩu trọng tâm đó là Mỹ ghi nhận 13,9 tỷ USD, các nước trong CPTPP ghi nhận khoảng 4,8 tỷ USD, các nước khối EU ghi nhận là 3,63 tỷ USD, Hàn Quốc ghi nhận 2,52 tỷ USD. Đáng chú ý, năm 2022, Trung Quốc cũng đang là thị trường lớn với kim ngạch xuất khẩu là gần 1 tỷ USD. Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu sợi của Việt Nam tương đối lớn cùng với mặt hàng quần áo sơ mi các loại,...



Chủ tịch Vitas - ông Vũ Đức Giang cho biết ngành dệt may đang phải chịu nhiều áp lực lớn, đó chính là đơn hàng từ cuối năm nay đến quý 1/2023 đang chịu áp lực giảm và tính chung giảm từ 25 - 27% bởi sức mua của toàn cầu giảm
Chủ tịch Vitas - ông Vũ Đức Giang cho biết ngành dệt may đang phải chịu nhiều áp lực lớn, đó chính là đơn hàng từ cuối năm nay đến quý 1/2023 đang chịu áp lực giảm và tính chung giảm từ 25 - 27% bởi sức mua của toàn cầu giảm

Năm 2023, mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 45 - 47 tỷ USD 

Trong giai đoạn năm 2023 - 2025, dự báo nền kinh tế trên thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn và ngành dệt may cũng cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế và tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, chuyển dần trọng tâm sang khai thác thị trường nội địa. Cùng với quy mô dân số gần 100 triệu người, Việt Nam đang là thị trường tiêu thụ dệt may tiềm năng cho các doanh nghiệp. 

Mặc dù còn khó khăn nhưng những dấu hiệu khởi sắc ở trong năm tới vẫn rõ nét và ngành dệt may hướng đến mục tiêu xuất khẩu năm 2023 khoảng 45 - 47 tỷ USD (nếu như không có thông tin giảm hàng tồn của các nước nhập khẩu lớn thì ngành sẽ có điều chỉnh). 

Đưa ra giải thích cơ sở đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 47 tỷ USD trong năm 2023, ông Giang cho biết: “Chúng ta có 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực và là nền tảng tạo giải pháp đa dạng hóa thị trường. Đáng chú ý là năm 2023, một số FTA sẽ về đích mức thuế suất bằng 0% - đây cũng chính là động lực thúc đẩy chuyển dịch đầu tư từ bên ngoài vào thị trường Việt Nam”. 

Ông Giang cho biết thêm rằng, khó khăn thì có những chuyển dịch đầu tư tư các nước vào thị trường Việt Nam đã có sự bứt phá. Đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa mặt hàng,... Bên cạnh đó thì chúng ta cũng đã và đang thúc đẩy, chủ động được nguyên phụ liệu trong nước cũng như ngày càng tăng. Hiện tại thì tỷ lệ nội địa hóa của ngành ghi nhận là 49% mục tiêu đạt từ 50 - 51% của giai đoạn năm 2023 - 2025. 



Trong giai đoạn năm 2023 - 2025, dự báo nền kinh tế trên thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn và ngành dệt may cũng cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế và tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, chuyển dần trọng tâm sang khai thác thị trường nội địa
Trong giai đoạn năm 2023 - 2025, dự báo nền kinh tế trên thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn và ngành dệt may cũng cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế và tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, chuyển dần trọng tâm sang khai thác thị trường nội địa

Không những thế, ngoài động lực để cho các nhãn hàng tìm đến thị trường Việt Nam là các chương trình phát triển bền vững, xanh hóa cũng như quản trị số, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Đây chính là giải pháp để có thể thúc đẩy, giữ ổn định cũng như phát triển của Việt Nam. 

Đáng chú ý, sự khuyến khích doanh nghiệp dệt may phát triển bán hàng theo thiết kế, sáng tạo (ODM), giảm thiểu làm hàng gia công dành cho đối tác. Ông Giang cũng phân tích rằng, nếu như làm gia công một chiếc áo sơ mi bán chỉ 1 USD nhưng nếu như làm FOB thì sẽ bán được 5 USD còn làm ODM sẽ bán được với mức giá là 7 USD. 

Và để có thể đạt được mục tiêu đặt ra trong năm 2023, ông Giang cho hay trong bối cảnh hiện nay, Vitas cùng với Hiệp hội da giày và Túi xách Việt Nam cũng đã có văn bản kiến nghị Chính phủ cùng các bộ ngành về việc giảm cũng như hoãn thuế cho doanh nghiệp, tiếp tục tìm các nguồn chính cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp để có thể duy trì việc sản xuất cũng như ổn định lao động. 

Tiếp tục, cũng kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cân nhắc việc bãi bỏ thuế nhập khẩu tại chỗ. Và vấn đề này cũng đã được Vitas kiến nghị từ rất lâu nhưng giờ Chính phủ cần nhanh chóng có điều chỉnh. Song song với đó, với một số lĩnh vực ngành hàng có xuất khẩu lớn ví dụ như dệt may nên cân nhắc giữ lãi suất hợp lý để cho doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động cũng như giữ ổn định lao động.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

16 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

16 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

16 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

16 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước