meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành bán lẻ Việt lội ngược dòng ngoạn mục giữa bão Covid-19: Dòng tiền đầu tư lớn, hàng loạt chuỗi được mở mới

Thứ bảy, 20/08/2022-15:08
Trong hai năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành khiến cho nhiều lĩnh vực khác phải chịu ảnh hưởng nặng nề, ngành bán lẻ lại trở thành một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam khi liên tục mở rộng quy mô và thu hút dòng tiền đầu tư khủng.

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 bùng phát trong 2 năm qua, khiến nhiều lĩnh vực phải khốn đốn, chật vật. Trong khi hàng loạt doanh nghiệp báo lỗ, kinh doanh ảm đạm thì các doanh nghiệp bán lẻ lại có màn đi "ngược dòng" ngoạn mục khi liên tục mở rộng quy mô, thu hút nhiều dòng tiền đầu tư và chứng minh được tiềm năng phát triển của mình.

Liên tục mở rộng quy mô

Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2020 - thời điểm mà dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện, bùng phát và tác động tiêu cực lên nhiều ngành nghề thì bán lẻ vẫn là một trong những mảng màu tươi sáng nhất trong bức tranh nền kinh tế nói chung. So với năm 2019, dù mảng bán lẻ không đạt được mức tăng trưởng ở mức 12,7%, thế nhưng quy mô của ngành vẫn được mở rộng thêm 11 tỷ USD. Đến năm 2021, các chuyên gia đã dự báo nếu như thị trường bán lẻ Việt Nam có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng như những năm qua, chỉ hai 2 năm thị trường này có thể vươn tới cột mốc 200 tỷ USD. 


So với năm 2019, dù mảng bán lẻ không đạt được mức tăng trưởng ở mức 12,7%, thế nhưng quy mô của ngành vẫn được mở rộng thêm 11 tỷ USD. Ảnh minh họa
So với năm 2019, dù mảng bán lẻ không đạt được mức tăng trưởng ở mức 12,7%, thế nhưng quy mô của ngành vẫn được mở rộng thêm 11 tỷ USD. Ảnh minh họa

Những tín hiệu tích cực này tiếp tục được thể hiện qua số liệu có được trong những tháng đầu năm nay. Cụ thể, tháng 4/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đã tăng 3,1% so với tháng trước và đạt 455,5 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 12,1%. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa cùng với doanh thu dịch vụ là 1.777,4 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức tăng 6,5%. 

Có thể thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa cùng với doanh thu dịch vụ trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước đã có sự tăng trưởng vượt trội. Theo Bộ Công Thương, hàng hóa trong khoảng thời gian này cũng đã dồi dào và phong phú hơn, sức mua của người tiêu dùng cũng đang có xu hướng tăng. Vì thế, nhận thấy dư địa phát triển còn nhiều nên một số doanh nghiệp trong nước đã liên tục tăng tốc và mở rộng quy mô các chuỗi bán lẻ trong khoảng thời gian gần đây với tham vọng có thể gia tăng thị phần. 

Mới đầu tháng 8/2022, CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) đã tiến hành tổ chức hội nghị với các đối tác. Tại hội nghị này, Thaco đã có phần chia sẻ về chuỗi siêu thị Emart. Cụ thể, công ty đặt ra kế hoạch đạt con số 20 siêu thị trong 5 năm tới, tiến tới doanh thu 1 tỷ USD trong năm 2026 và trở thành đại siêu thị với thị phần số 1 tại Việt Nam. Theo ông Chun Byung Ki – Tổng giám đốc THISO Retail, thời điểm hiện tại Emart Việt Nam đang tích cực triển khai kế hoạch khai trương thêm 2 đại siêu thị trong năm nay, bao gồm: Emart Sala Thủ Thiêm (trong tháng 10) và Emart Phan Huy Ích (trong tháng 12). Chủ tịch Thaco - ông Trần Bá Dương cũng nhấn mạnh rằng: “Năm 2021, doanh thu của siêu thị Emart là 1.600 tỷ đồng, dẫn đầu doanh thu và lượng khách bình quân đối với 1 siêu thị tại Việt Nam. Nếu hoàn thành mục tiêu 20 siêu thị, doanh thu của Emart có thể lên đến 32.000 tỷ đồng. Vì thế, mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD (tương đương với 23.500 tỷ đồng) là không khó”.


Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) chia sẻ trong buổi hội nghị với các đối tác tại hội nghị ngày 5/8, đặt ra kế hoạch 20 siêu thị trong 5 năm tới, tiến tới doanh thu 1 tỷ USD trong năm 2026. Ảnh: Thaco
Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) chia sẻ trong buổi hội nghị với các đối tác tại hội nghị ngày 5/8, đặt ra kế hoạch 20 siêu thị trong 5 năm tới, tiến tới doanh thu 1 tỷ USD trong năm 2026. Ảnh: Thaco

Trước đó, một “ông lớn” khác tại thị trường Việt Nam là Nova Consumer cũng đã hoàn tất thương vụ hồi cuối quý 2 năm nay với M&A với công ty TNHH Thực phẩm Mặt trời mọc (Sunrise Foods). Việc sở hữu công ty Anco Family Food giúp Nova Consumer hoàn thiện được chuỗi 3F của mình (Feed – thức ăn chăn nuôi, Farm – nông trại, Food – thực phẩm), mục tiêu sản xuất các loại thực phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn đến tay người tiêu dùng. Ban lãnh đạo của Nova Consumer đánh giá, thương vụ này giúp dọn đường cho công ty gia nhập thị trường tiêu dùng nhanh, trực tiếp cạnh tranh với nhiều “ông lớn”. Đáng chú ý, Nova Consumer sau thương vụ M&A sẽ nắm trong tay mạng lưới phân phối rộng khắp lên tới 80.000 điểm bán hàng phân bổ trên khắp cả nước, từng bước thực hiện các tham vọng đã đề ra. 

Không chỉ những tên tuổi mới mà các “ma cũ” trên thị trường bán lẻ Việt như CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động và Tập đoàn Masan cũng không chịu thua kém khi liên tục mở mới các chuỗi cửa hàng trong thời gian qua. Chưa kể, cuộc chơi này còn có sự tham gia của các ông lớn nước ngoài. Cụ thể, trong tháng 5 vừa qua, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam chia sẻ rằng, Tập đoàn Aeon Mall đã và đang có chủ trương tiến hành triển khai đầu tư 16 dự án tại Việt Nam cho đến năm 2025, chỉ riêng tại Hà Nội đã có thêm khoảng 3-4 dự án. Thời điểm hiện tại, tập đoàn này đang vận hành 6 dự án tại Việt Nam, trong đó có tới 2 dự án là tại Hà Nội, bao gồm Aeon Mall Hà Đông và Aeon Mall Long Biên. Thời điểm hiện tại, tập đoàn này đang triển khai dự án Aeon Mall Hoàng Mai, ngoài ra còn có kế hoạch đầu tư dự án Aeon Mall Bắc Từ Liêm.

Dòng vốn tiếp tục đổ mạnh vào bán lẻ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 5 tháng đầu năm nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam đã tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt khoảng 7,71 tỷ USD. Điều đáng nói, đây là mức vốn thực hiện cao nhất trong kỳ 5 tháng đầu năm kể từ năm 2018 cho đến nay. Nếu xét dựa trên số lượng dự án mới, ngành thu hút được nhiều dự án nhất phải kể đến bán buôn bán lẻ (chiếm đến 29,6% tổng số dự án), công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm 25,6%), và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ (chiếm 17,5%). 


Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 5 tháng đầu năm nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam đã tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt khoảng 7,71 tỷ USD
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 5 tháng đầu năm nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam đã tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt khoảng 7,71 tỷ USD

Có thể thấy, các nhà đầu tư nước ngoài dường như đã thay đổi khẩu vị sau hai năm dịch bệnh hoành hành. Nếu như 2 năm trước là thời điểm mà các doanh nghiệp công nghệ lên ngôi thì đến khi đại dịch dần được kiểm soát, các quỹ đầu tư nước ngoài đã chuyển sang quan tâm đến các nhà bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Đánh giá từ Vietdata cho thấy, ngành bán lẻ trong thời gian tới được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó, xu hướng chung của toàn ngành là thương mại điện tử. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam từ những startup cho đến các “ông lớn” sừng sỏ đều đã được các quỹ đầu tư quốc tế rót vốn kể từ đầu năm nay.

Theo nhận định của ông Vivek Kaul - Giám đốc ngành Bán lẻ của công ty dịch vụ bất động sản CBRE tại khu vực châu Á, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến thu hút của các nhà bán lẻ được khảo sát lựa chọn nhằm mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

17 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

17 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

17 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

17 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

17 giờ trước