meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý 2/2022: Lợi nhuận doanh nghiệp bán lẻ giảm tốc, lợi nhuận quý 3 có nhiều khả quan hơn

Thứ ba, 16/08/2022-22:08
Trong quý 2 năm nay, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng nhưng tốc độ tăng đã giảm đáng kể. Đến quý 3, triển vọng của các doanh nghiệp này đã sáng sủa hơn nhiều nhờ mức nền thấp của cùng kỳ năm 2021 (thời điểm đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19).

Lợi nhuận quý 2 đã có sự phân hóa và giảm tốc

Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 7 tháng vừa qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,2 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu như loại trừ yếu tố tăng giá thì mức tăng trưởng so với cùng kỳ sẽ là 12%. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa là 2,6 triệu tỷ đồng, so với mức nền của cùng kỳ năm trước thấp (cùng với giá hàng hóa tăng theo đà tăng của giá nguyên liệu) đã tăng 14%. Nếu như loại trừ yếu tố tăng giá, mức độ tăng trưởng sẽ chỉ còn 9,5%.

Theo Bộ Công Thương, thời gian vừa qua vấn đề lưu thông hàng hóa trên thị trường đã không còn phải chịu tác động quá nhiều từ đại dịch Covid-19. Đồng thời, sau giai đoạn dịch bệnh thì các hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của người dân đang dần hồi phục, nhu cầu hàng hóa cũng ngày càng tăng cao. Chính vì thế, trong 7 tháng qua đã ghi nhận tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng vô cùng ấn tượng và đạt quy mô cao. Tốc độ này được cho là đang dần bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ các năm trước khi dịch bệnh xảy ra.


Theo Bộ Công Thương, thời gian vừa qua vấn đề lưu thông hàng hóa trên thị trường đã không còn phải chịu tác động quá nhiều từ đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa
Theo Bộ Công Thương, thời gian vừa qua vấn đề lưu thông hàng hóa trên thị trường đã không còn phải chịu tác động quá nhiều từ đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa

Trong quý 2 năm nay, doanh nghiệp bán lẻ và bán buôn niêm yết đã công bố những kết quả kinh doanh trái chiều và có sự phân hóa. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều có điểm chung, đó là ghi nhận tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể so với các quý trước. Trong khi nhiều doanh nghiệp duy trì được đà tăng trưởng so với các cùng kỳ năm trước như Digiworld (HoSE: DGW), PNJ (HoSE: PNJ) và FPT Retail (HoSE: FRT) thì "ông lớn" Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) và Petrosetco (HoSE: PET) lại chứng kiến đà tăng trưởng suy giảm.

Cụ thể, doanh thu của MWG trong kỳ qua đã tăng 9% lên mức 34.338 tỷ đồng. Điều đáng nói, doanh số của chuỗi Bách Hóa Xanh trong cơ cấu doanh thu của MWG vẫn tăng 12% nhưng so với cùng kỳ năm trước, con số này đã giảm đáng kể, lên đến 8%. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính giảm nhưng chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) cùng với chi phí bán hàng lại tăng so với cùng kỳ. Những yếu tố này đã kéo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm sút 7% so với quý 2 năm 2021, xuống còn 1.130 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của MWG đã tăng 13% nhưng lợi nhuận ròng lại đi ngang so với cùng kỳ, đạt mức 2.574 tỷ đồng.

Trong quý 2 năm nay, doanh thu của FPT Retail là 6.213 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lãi ròng của công ty cũng tăng 55% so với cùng kỳ và đạt 47 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận quý 2 của FPT Retail vẫn có sự tăng trưởng nhưng đây lại là mức thấp nhất trong 4 quý. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của FPT Retail đạt gần 14.000 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ; lãi ròng là 211 tỷ đồng, so với cùng kỳ cao gấp 2,5 lần. Theo phía doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành laptop trong 6 tháng đầu năm đạt 35% bởi ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 đã giảm sút. Trong khi đó, chuỗi Long Châu với việc mở mới 410 nhà thuốc đã ghi nhận doanh thu trong kỳ này tăng cao gấp 3 lần.

Tương tự, PNJ cũng đã báo cáo lợi nhuận của quý 2 năm nay tăng 62% so với cùng kỳ năm trước và đạt 367 tỷ đồng, tuy nhiên con số này là mức thấp nhất trong 3 quý. Phía công ty lý giải rằng, lợi nhuận trong quý 2 tăng trưởng rõ rệt là nhờ sự sôi động của thị trường bán lẻ đang ngày càng hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch. Bên cạnh đó, nhiều chương trình marketing được triển khai một cách linh hoạt trong khi năm trước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dẫn đến mức nền tăng trưởng và kinh doanh khá thấp.


Tương tự, PNJ cũng đã báo cáo lợi nhuận của quý 2 năm nay tăng 62% so với cùng kỳ năm trước và đạt 367 tỷ đồng, tuy nhiên con số này là mức thấp nhất trong 3 quý
Tương tự, PNJ cũng đã báo cáo lợi nhuận của quý 2 năm nay tăng 62% so với cùng kỳ năm trước và đạt 367 tỷ đồng, tuy nhiên con số này là mức thấp nhất trong 3 quý

Theo như báo cáo doanh thu tài chính quý 2 của Digiworld, doanh thu của doanh nghiệp phân phối mảng công nghệ thông tin này đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và đạt 4.910 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng trưởng 18%, đạt 137 tỷ đồng. Điều đáng nói, đây cũng chính là doanh thu và lợi nhuận thấp nhất trong 3 quý của Digiworld.
Trong cơ cấu doanh thu của công ty, có đến 1.130 tỷ đồng đến từ mảng máy tính xách tay và máy tính bảng - so với cùng kỳ đã giảm 15%. Ngoài ra, mảng thiết bị văn phòng ghi nhận doanh thu tăng 48% so với cùng kỳ và đạt 984 tỷ đồng; mảng hàng tiêu dùng ghi nhận doanh thu 93 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, doanh thu của Petrosetco trong quý 2 năm nay gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.473 tỷ đồng. Lãi ròng của công ty giảm 67% so với cùng kỳ à xuống còn 16 tỷ đồng. Kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính là đến từ việc dự phòng đầu tư kinh doanh chứng khoán ngắn hạn của Petrosetco. Tính tại thời điểm ngày 30/6/2022, khoản chứng khoán kinh doanh của Petrosetco là 582 tỷ đồng trong khi dự phòng là 172 tỷ đồng.

Triển vọng quý 3 tươi sáng hơn nhờ mức nền thấp

Nhớ lại quý 3/2021, đó là thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát trên diện rộng tại các tỉnh phía Nam. Theo như dự án phòng dịch, nhiều doanh nghiệp bán lẻ phải tạm đóng cửa các cửa hàng, điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quý 3 năm trước, PNJ ghi nhận mức lỗ kỷ lục lên tới 160 tỷ đồng, "ông lớn" Thế Giới Di Động cũng chung cảnh ngộ khi ghi nhận lợi nhuận thấp kỷ lục, xuống chỉ còn 785 tỷ đồng.


Theo như đánh giá của SSI Research, trong nửa cuối năm nay mức độ tăng trưởng doanh thu của các mảng công nghệ thông tin sẽ lớn hơn nhiều so với mức tăng trong 6 tháng đầu năm. Ảnh minh họa
Theo như đánh giá của SSI Research, trong nửa cuối năm nay mức độ tăng trưởng doanh thu của các mảng công nghệ thông tin sẽ lớn hơn nhiều so với mức tăng trong 6 tháng đầu năm. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ có tỷ trọng doanh thu laptop cao như FPT Retail, Petrosetco hay Digiworld vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Kết quả ấn tượng này là nhờ nhu cầu về điện thoại, laptop tăng vọt do người dân có nhu cầu học tập và làm việc tại nhà nhiều hơn. Bên cạnh đó, chuỗi nhà thuốc Long Châu vẫn mở cửa và hoạt động bình thường trong thời điểm dịch bệnh cũng giúp cho FPT Retail có thêm động lực để tăng trưởng.

Theo như đánh giá của SSI Research, trong nửa cuối năm nay mức độ tăng trưởng doanh thu của các mảng công nghệ thông tin sẽ lớn hơn nhiều so với mức tăng trong 6 tháng đầu năm. SSI Research cũng lý giải, mức nền cơ sở thấp trong nửa cuối năm trước chính là nền tảng để các doanh nghiệp bật tăng mạnh hơn trong các quý tới. Đối với FPT Retail và Digiworld - những công ty có tỷ trọng doanh thu máy tính xách tay trong tổng doanh thu cao, tăng trưởng doanh thu có thể ở mức thấp một con số bởi mức nền trong 6 tháng cuối năm 2021 thấp. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của vấn đề thiếu chip giảm bớt là do nhu cầu tăng trưởng đã chậm hơn. 

Ở mảng trang sức cũng chứng kiến tình trạng tương tự. Có thể thấy, môi trường lạm phát vốn đầy thách thức, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu dùng trong vòng 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp vẫn được hưởng lợi từ sự hồi phục sau Covid-19 nhờ mức nền so sánh thấp trong 6 tháng cuối năm trước. Theo như dự báo của SSI Research, trong quý 3 năm nay, PNJ nhiều khả năng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất do cùng kỳ năm trước đã thua lỗ đáng kể vì buộc phải đóng cửa nhiều cửa hàng để thực hiện theo lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng chống dịch bệnh. 


Năm 2023, mức tăng trưởng lợi nhuận của Thế Giới Di Động còn phụ thuộc chủ yếu vào thành công vào hoạt động tái cơ cấu chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh được thực hiện trong quý 2 và quý 3 năm nay. Ảnh minh họa
Năm 2023, mức tăng trưởng lợi nhuận của Thế Giới Di Động còn phụ thuộc chủ yếu vào thành công vào hoạt động tái cơ cấu chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh được thực hiện trong quý 2 và quý 3 năm nay. Ảnh minh họa

Điều đáng nói, ông lớn Thế Giới Di Động vừa có mảng kinh doanh ICT và CE lại vừa có mảng hàng tiêu dùng. Vì thế, theo như dự đoán của SSI Research, MWG vẫn có thể tăng trưởng lợi nhuận nhờ việc tăng thị phần trong mảng ICT và CE dù tăng trưởng từ mảng này sẽ khá thấp. Năm 2023, mức tăng trưởng lợi nhuận của Thế Giới Di Động còn phụ thuộc chủ yếu vào thành công vào hoạt động tái cơ cấu chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh được thực hiện trong quý 2 và quý 3 năm nay. Nếu như quá trình tái cấu trúc của chuỗi Bách Hóa Xanh thành công, tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới có thể nhanh chóng bắt kịp mức tăng trưởng trước khi xảy ra đại dịch. Cụ thể, mức tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2019 ở mức 30% đến 40% trong giai đoạn.

Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết thông qua các cuộc thảo luận với Digiworld và Petrosetco. Ban lãnh đạo cho rằng, thị trường đang có dấu hiệu hồi phục do nhu cầu laptop cùng với điện thoại di động trong tháng 7 này. Theo đó, doanh thu laptop tháng 7 của Digiworld so với cùng kỳ năm trước đã tăng 5%. Trong tháng 8 và tháng 9 tới, doanh thu của những mảng này sẽ phục hồi rõ ràng hơn. Petrosetco dù không có số liệu cụ thể, thế nhưng lãnh đạo doanh nghiệp cũng khẳng định có xu hướng này.

Vì thế, phía BVSC nhận định, triển vọng sáng này trong thời gian tới không chỉ cho các nhà phân phối mà còn cho hàng loạt các nhà bán lẻ như MWG và FPT Retail.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

7 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

7 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

7 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

7 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước