Nền tảng mới nhà Vingroup vừa ra mắt, hỗ trợ công nghệ lõi về AI, BigData
Ngày 26/12, CTCP VinBigData (thuộc Vingroup) đã ra mắt nền tảng Trí tuệ nhân tạo đa nhận thức toàn diện với tên gọi VinBase. Nền tảng này hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng các giải pháp AI và Big Data cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp và các nhà phát triển phần mềm hoàn toàn có thể chọn VinBase dưới dạng công nghệ lõi để triển khai ra các sản phẩm mang thương hiệu riêng biệt, hoặc chọn những sản phẩm cuối được VinBigData phát triển đầy đủ tính năng nhằm tích hợp vào hệ thống và có thể sử dụng ngay.
Với VinBase, doanh nghiệp sẽ thuận tiện tạo lập và quản lý các trợ lý ảo trên nhiều kênh giao tiếp như: trợ lý ảo kênh tổng đài (VinBase Callbot), trợ lý ảo kênh văn bản (VinBase Chatbot), trợ lý ảo toàn diện cho doanh nghiệp (VinBase Virtual Assistant).
Hoặc các APIs tùy chỉnh (VinBase APIs) gồm: sinh trắc học giọng nói (Voice Biometrics), tổng hợp giọng nói (TTS), nhận dạng tiếng nói tự động (ASR), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và phân tích quan điểm (Sentiment Analysis)…
Vốn hóa đạt 10 tỷ USD: Vingroup khởi động nhà máy pin thứ 2 tại Hà Tĩnh và nhận 2.500 xe điện tại Mỹ
Đơn đặt hàng từ Autonomy™ - doanh nghiệp lớn nhất của VinFast từ trước tới nay, đây cũng là đơn hàng đặt ô tô điện lớn nhất của Autonomy™.Cổ phiếu VIC bật tăng giúp ông chủ Vingroup lấy lại khối tài sản gần 10.000 tỷ chỉ sau 2 ngày
Phiên 5/10 vừa qua, cổ phiếu VIC của Vingroup trở thành "công thần" đóng góp vào sức bật tăng của VN-Index, qua đó giúp tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm suýt soát 10.000 tỷ chỉ sau 2 ngày, trở thành gương mặt lấy lại được nhiều tiền nhất trong danh sách.1 triệu căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thiện bởi những “ông lớn” Vingroup, Sun Group, Novaland... vào năm 2030
Mới đây, các lãnh đạo của những tập đoàn địa ốc lớn như Vingroup, Sun Group, Him Lam, Bitexco, Becamex… đã cam kết đồng hành với Chính phủ thực hiện đề án xây dựng và phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030Điểm nổi bật của VinBase theo công ty công bố là được phát triển dựa theo những công nghệ giọng nói thế hệ mới nhất như phân tích quan điểm, công nghệ khử nhiễu, sinh trắc học giọng nói, chuyển đổi giọng nói cùng hệ tri thức được xây dựng từ trên 100 ngành nghề và lĩnh vực khác nhau.
Với những ưu thế đang có, VinBase có thể cung cấp sản phẩm tới người dùng theo kiểu dịch vụ dựa vào nhu cầu (SaaS) mà không cần có nhiều dữ liệu đầu vào để thiết lập, như vậy các doanh nghiệp sẽ tiếp kiệm được thời gian và chi phí.
Tại Việt Nam, VinBase là nền tảng Trí tuệ nhân tạo đa nhận thức duy nhất có hỗ trợ đa ngôn ngữ, nhận diện được trên 100 ngôn ngữ khác nhau. Những sản phẩm thuộc nền tảng VinBase đã và đang triển khai trên một số lĩnh vực.
Chẳng hạn như trợ lý ảo ViVi được tích hợp trên ô tô điện VF e34 và VF 8, giúp định hình lại khái niệm về xe điện thông minh tại Việt Nam. Trợ lý ảo AI Bot thế hệ mới được Ngân hàng Á Châu (ACB) bắt đầu sử dụng từ tháng 10/2022 nhằm cung cấp cho khách hàng thông tin về ưu đãi, khoản vay hoặc gửi, vị trí chi nhánh và cây ATM gần nhất… Trợ lý ảo Vinhomes sử dụng trong lĩnh vực bất động sản giúp khách hàng truy xuất dễ dàng thông tin bằng chính giọng nói của mình.
Về sự ra đời của nền tảng VinBase, Giám đốc khoa học VinBigData - GS Vũ Hà Văn cho biết: “Xu hướng chuyển đổi số và giao tiếp không chạm sau giai đoạn dịch bệnh đã mở ra tiềm năng lớn cho các sản phẩm ứng dụng công nghệ giọng nói.
Sở hữu nguồn dữ liệu hơn 30.000 giờ giọng nói đặc trưng của người Việt Nam, VinBigData kỳ vọng mang tới những sản phẩm trợ lý ảo đúng nghĩa dành cho người Việt, có thể hiểu tiếng Việt từ bất cứ vùng miền nào và hội thoại một cách tự nhiên nhất. VinBase sẽ là nền tảng mở ra kỷ nguyên công nghệ mới, qua đó giúp ứng dụng sâu hơn trí tuệ nhân tạo và Big Data vào mọi lĩnh vực”.