meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nên nới "room" tín dụng 1% để bổ sung thêm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh?

Thứ bảy, 03/12/2022-08:12
Nếu không có giải pháp về nguồn vốn, thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. 

Đề xuất nới room thêm 1% để bơm vốn cho sản xuất kinh doanh

Mới đây, tại kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã đề xuất xem xét nới trần tín dụng thêm 1% (nâng tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 lên 15%) để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 đến trước Tết Quý Mão 2023.


Nếu không có giải pháp về nguồn vốn, thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. 
Nếu không có giải pháp về nguồn vốn, thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. 

Ông Lê Hoàng Châu đánh giá, thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền. Nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả theo khoản 5 Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định “5. Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng” thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. 

"Các giải pháp xử lý không phải là để “giải cứu” thị trường bất động sản, doanh nghiệp bất động sản mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý", Chủ tịch HoREA cho biết.

Cũng theo ông Châu, doanh nghiệp bất động sản cũng phải thấy rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm hướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối, thực chất để thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư vượt qua khó khăn để phục hồi, tăng trưởng, phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững.

Một trong các giải pháp có tác động lan tỏa nhanh nhất, hiệu quả nhất theo HoREA chính là giải pháp tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà từ nay đến Tết Quý Mão, mà năm nay thì Tết Tây, Tết Ta liền kề nhau (Mùng 1 Tết nhằm ngày 22/01/2023) và hầu như mọi hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường bất động sản chỉ còn tập trung trong tháng 12/2022 đến ngày 06/01/2023 (Rằm tháng Chạp) với tổng cộng 36 ngày tới đây. 

Trong 11 tháng đầu năm 2022, chỉ số CPI chỉ tăng 3,02%, khả năng cả năm 2022 thì CPI tăng dưới 4% như mục tiêu đề ra, thu ngân sách nhà nước đạt 116% kế hoạch cả năm đã cho thấy nền kinh tế nước ta có sức chống chịu khá vững chắc và đang trong quá trình phục hồi, tăng trưởng trở lại.


Trong 11 tháng đầu năm 2022, chỉ số CPI chỉ tăng 3,02%, khả năng cả năm 2022 thì CPI tăng dưới 4% như mục tiêu đề ra
Trong 11 tháng đầu năm 2022, chỉ số CPI chỉ tăng 3,02%, khả năng cả năm 2022 thì CPI tăng dưới 4% như mục tiêu đề ra

"Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nới trần tín dụng thêm 1% (nâng tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 lên 15%) để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 đến trước Tết Quý Mão 2023", ông Châu đề xuất.

Bên cạnh đó, ông Châu cũng đề nghị có các tiêu chí để các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng là các dự án có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi hoặc đang xây dựng dở dang, nhất là các dự án sắp hoàn thành xây dựng, các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở giá vừa túi tiền của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động, có nhiều hoạt động xã hội thiện nguyện.

Nguồn vốn tín dụng bổ sung này sẽ còn tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay để dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng để chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng, để các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng chủ yếu là cung ứng vốn lưu động cho nền kinh tế và chỉ nên sử dụng tối đa không quá 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn (tiền gửi tiết kiệm) để cho vay trung hạn, dài hạn theo lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản của Ngân hàng Nhà nước.

Vấn đề cốt lõi không dừng ở chuyện nới room

Theo các chuyên gia, chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là kết thúc năm tài chính, có lẽ đã đến lúc các nhà điều hành xem xét nới room tín dụng cho các ngân hàng. Đặc biệt, hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang đang đối mặt với cảnh tắc nghẽn nguồn vốn trầm trọng, có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại của năm nay cũng như cho giai đoạn tới.

Trong vài tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã có hai đợt nới room tín dụng cho một số ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, với nhiều tổ chức, doanh nghiệp, việc nới room này vẫn chưa đủ.


Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là kết thúc năm tài chính, có lẽ đã đến lúc các nhà điều hành xem xét nới room tín dụng cho các ngân hàng.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là kết thúc năm tài chính, có lẽ đã đến lúc các nhà điều hành xem xét nới room tín dụng cho các ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kì tháng 10 năm ngoái, tốc độ tăng tín dụng đang lên đến 16,5%. Trong 12 tháng qua, quy mô dư nợ tín dụng của toàn ngành kinh tế cũng đã tăng thêm hơn 1,6 triệu tỷ đồng. Mức tăng trưởng này ở mức khá cao so với mốc duy trì 13-15% của giai đoạn trước. Bởi vậy, nhà điều hành có lý do để cẩn trong trong kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong năm nay. 

Báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) dự đoán, Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm công bố hạn mức tín dụng mới cho các ngân hàng để giải quyết kịp thời các vấn đề về thanh khoản cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên SSI Research cũng lưu ý rằng, việc bổ sung hạn mức tín dụng sẽ giải quyết được một phần nhỏ ở thời điểm hiện tại.

Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh, việc nới room thời điểm này không còn nhiểu ý nghĩa. Ông Thành lý giải, từ nay đến cuối năm vẫn còn 2% dư địa tín dụng, tương đương hơn 230.000 tỷ đồng sẽ được bơm ra nền kinh tế. Vì vậy, điều quan trọng là phải đưa dòng vốn này đến đúng địa chỉ. 

Bên cạnh đó, TS Võ Trí Thành cũng cho rằng, tăng trưởng tín dụng 14% của năm nay là hợp lý và năm 2023 có thể xem xét ở mức tương đương. Lý do được ông Thành đưa ra đó là dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp nhưng phải xử lý cùng lúc nhiều vấn đề ổn định vĩ mô và an toàn hệ thống. Vì vậy, Ngân hàng nhà nước phải cân đối các yếu tố và thận trọng trong giữ room tín dụng ở mức 14% là phù hợp. Về dài hạn, TS Võ  Trí Thành cho biết khi hệ thống ngân hàng và công cụ tiền tệ tốt hơn, nên xem xét bỏ biện pháp áp trần tín dụng. 

Đồng quan điểm bỏ áp dụng trần tín dụng, TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) cho rằng, cần sớm chấm dứt việc sử dụng trần tín dụng và các can thiệp hành chính trực tiếp khác trên thị trường vốn/tiền tệ. Thay vào đó, chúng ta cần kiểm soát tiền cơ sở, cung tiền và điều tiết gián tiếp qua lãi suất mục tiêu. TS Phạm Thế Anh lý giải, mục tiêu cao nhất của kiểm soát lạm phát là kiểm soát được cung tiền, nhất là tiền cơ sở, không phải ở kiểm soát tín dụng. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng có mặt trái đó là khiến ngành ngân hàng trở nên kém cạnh tranh. 


TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS)
TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS)

Chia sẻ về khả năng Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc nới room sẽ khó xảy ra trừ khi lạm phát được giữ ở mức thấp và Ngân hàng Nhà nước có đủ nguồn dự trữ ngoại hối và công cụ để ổn định tỷ giá. 

Theo TS. Trần Toàn Thắng, mục tiêu kiểm soát cung tiền, bảo vệ giá trị đồng nội tệ, đảm bảo ổn định tỷ giá, qua đó hạn chế các tác động từ lạm phát toàn cầu sẽ giới hạn khả năng nới trần tín dụng. Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng rất cao, áp lực với Việt Nam là rất lớn, doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhập siêu, do đó áp lực nhập khẩu lạm phát rất lớn. Việc để đồng tiền Việt Nam mất giá lớn sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu, tác động đến mặt bằng giá trong nước. Vì vậy, điều hành chính sách tiền tệ sẽ nghiêng theo giữ ổn định tỷ giá.

Ngoài ra, khi Fed tăng nhanh, mạnh lãi suất với tốc độ tăng cao nhất trong vòng 40 năm đã dẫn đến tỷ giá toàn cầu xáo trộn, buộc một loạt ngân hàng trung ương thế giới tăng lãi suất để đảm bảo tỷ giá đồng tiền của họ không mất giá quá lớn. Việt Nam không thể cùng lúc ổn định lãi suất, tỷ giá và gia tăng tín dụng.

“Với giả định nếu NHNN nới thêm 1% hạn mức tín dụng lên mức 15% trong năm 2022, sẽ có khoảng trên 104.500 tỷ đồng vốn tín dụng được đưa vào nền kinh tế, tương đương 1,2% GDP năm 2021. Tác động có thể làm tỷ giá USD/VND gia tăng”, ông nói.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

Giá vàng liên tục lập đỉnh: "Méo mặt" vì vay vàng để mua bất động sản

Hà Nội công khai người bỏ cọc đấu giá: Đầu cơ hết đường làm giá!

Nhiều doanh nghiệp bất động sản "lạm dụng" đòn bẩy dẫn đến rủi ro thanh toán nợ

Dự án quan trọng hơn 1.000 tỷ của Hải Phòng giảm vốn đầu tư

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

1 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

2 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

2 ngày trước