Mua bán vi bằng là gì? hững điều cần biết về mua bán vi bằng
BÀI LIÊN QUAN
Tốc độ đô thị hóa là gì? Thực trạng tốc độ đô thị hóa của Việt NamĐất ở tại đô thị là gì ? Các quy định về đất ở đô thị bạn nên biếtDự án nhóm C là gì? Những quy định pháp luật liên quan cần lưu ýKhái niệm mua bán vi bằng
Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 quy định như sau:
“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Đặc điểm của Vi bằng:
- Thừa phát lại phải lập vi bằng dưới hình thức văn bản. Văn bản do Thừa phát lại lập cần có một số nội dung chủ yếu của vi bằng, bao gồm:
+ Tên, địa chỉ của Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
+ Địa điểm & thời gian lập vi bằng;
+ Họ, tên và địa chỉ của người yêu cầu lập vi bằng;
+ Họ tên của người tham gia khác (nếu có);
+ Nội dung yêu cầu để lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
+ Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và tính khách quan trong việc lập vi bằng;
+ Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu có yêu cầu).
- Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận những sự kiện, hành vi đã chứng kiến. Vi bằng được công nhận là hình thức chứng cứ không cần chứng minh lại trước Tòa án cũng như dùng để làm cơ sở cho giao dịch giữa các bên. Do vậy, tính chính xác của lập vi bằng Thừa phát lại rất được coi trọng. Khi tranh chấp xảy ra, nếu một vi bằng có nội dung sai lệch được sử dụng thì sẽ gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của các bên. Đồng thời, chính Thừa phát lại lập vi bằng cũng phải cam kết, chịu trách nhiệm với tính trung thực và khách quan của việc lập vi bằng. Vì thế, ngay từ bước xác minh thông tin, lập vi bằng Thừa phát lại cần phải đảm bảo tính chính xác của nội dung được ghi nhận. Thừa phát lại sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng kết hợp với các sự kiện và hành vi do chính mình chứng kiến và thể hiện lại dưới hình thức vi bằng văn bản.
- Thừa phát lại lập vi bằng theo yêu cầu của của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hiện tại, vi bằng chưa phải là một biện pháp mang tính bắt buộc khi tham gia giao dịch hay trong quá trình tố tụng. Mặt khác, các sự kiện, hành vi mà cơ quan, tổ chức và cá nhân yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng đều nhằm mục đích riêng là để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Do đó, chỉ khi có yêu cầu từ khách hàng Thừa phát lại mới nắm được thông tin của sự việc và có cơ sở để lập vi bằng.
Như vậy, lập vi bằng ghi nhận hoạt động mua bán là hoạt động do Thừa phát lại thực hiện nhằm để ghi nhận lại các sự kiện và hành vi có thật xảy ra trong giao dịch mua bán theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan hay tổ chức.
Giá trị của vi bằng ghi nhận giao dịch mua bán
Vi bằng ghi nhận hoạt động mua bán là chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định pháp luật. Nếu các bên có xảy ra tranh chấp mà không tự hòa giải được thì có thể khởi kiện tại Tòa án để được bảo vệ quyền lợi của bản thân. Căn cứ vi bằng được lập và các tài liệu, chứng cứ trong vụ án, Tòa án sẽ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên (buộc thực hiện nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm,v.v…)
Vi bằng ghi nhận hoạt động mua bán là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Khi tham gia các giao dịch bạn nên cân nhắc lập vi bằng ghi nhận sự kiện và hành vi đặc biệt là trong trường hợp nhận thấy khả năng rủi ro có thể xảy ra.
Các trường hợp nên lập vi bằng ghi nhận hoạt động mua bán
Đối với hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức kinh doanh với các tổ chức, cá nhân khác, vi bằng ghi nhận hoạt động kinh doanh trong trường hợp này nên được lập để chỉ rõ các thỏa thuận của các bên trước khi tham gia giao dịch: Vi bằng ghi nhận việc đặt cọc hợp đồng; Vi bằng ghi nhận việc chuyển tiền, giao nhận tài sản,v.v…
Trong quá trình giao dịch, bạn cần lập vi bằng đối với các nội dung thay đổi so với thỏa thuận ban đầu; Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản hay hàng hóa tại thời điểm giao (Có đầy đủ số lượng, hay có đạt được chất lượng đã thỏa thuận không, các lỗi tồn tại,v.v…); Vi bằng ghi nhận các hành vi vi phạm …
Sau quá trình giao dịch, một số loại vi bằng cần thiết lập bao gồm: Vi bằng ghi nhận chấm dứt giao dịch và thanh lý hợp đồng; Vi bằng ghi nhận việc chuyển giao thông báo đến bên vi phạm trong hợp đồng (trường hợp có hành vi trốn tránh, không hợp tác).
Mua bán nhà đất bằng lập vi bằng:
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan hay tổ chức. Vi bằng là do văn phòng thừa phát lại lập.
Khi thực hiện giao dịch dân sự mua bán đối với nhà đất, việc lập vi bằng thường liên quan đến việc ghi nhận hành vi và sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ nhà đất giữa các bên có thể được thực hiện đối với các trường hợp nhà, đất có giấy tờ hợp lệ đã được pháp luật công nhận.
Thủ tục lập vi bằng
Bước 1: Người có nhu cầu cần lập vi bằng đến Văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng
Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại cần phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập nên. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng cần phải khách quan và trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng để chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin và các tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ ràng cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu cần phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
Vi bằng cần phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Vi bằng cần được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng thừa phát lại theo quy định pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng thừa phát lại phải gửi vi bằng và tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở để nhập vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp cần phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Lời kết
Như vậy, trên đây là một số những nội dung về hoạt động mua bán vi bằng và thủ tục lập vi bằng. Hy vọng quý bạn đọc đã có thêm những thông tin về lĩnh vực này để cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định có tham gia mua bán nhà bằng vi bằng.