Một cổ phiếu xây dựng bất ngờ tăng trần 9 phiên bất chấp đang thuộc diện cảnh báo và kinh doanh thua lỗ 4 quý gần nhất
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Việt Nam: Định giá thị trường xuống mức thấp có thể khiến dòng tiền chủ động giải ngân thăm dòHàng nghìn tỷ đồng đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam qua các quỹ ETF kể từ đầu tháng 10, cái tên nào gây ấn tượng nhất?Liên tục hạ dự báo nhưng các công ty chứng khoán vẫn không "đuổi kịp" đà giảm của VN-IndexCổ phiếu L43 bất ngờ tăng kịch trần nhiều phiên
Thị trường chứng khoán trong nước đang ghi nhận chuỗi phiên giao dịch không mấy tích cực sau khi chỉ số VN-Index liên tục lùi sâu xuống vùng điểm thấp dưới áp lực bám mạnh tại các nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... Tuy nhiên, giữa bối cảnh đó, một mã chứng khoán doanh nghiệp họ Lilama trên sàn HNX bất ngờ thu hút sự chú ý với chuỗi phiên "tím trần" trong khoảng nửa tháng giao dịch trở lại đây.
Cụ thể, từ mức giá "trà đá" 3.400 đồng/cổ phiếu duy trì trong suốt 6 phiên từ ngày 29/9 đến ngày 10/10, thị giá cổ phiếu L43 của Công ty cổ phần Lilama 45.3 bất ngờ có 8 phiên liên tiếp tăng kịch trần.
Sau đó, L43 tiếp đà tăng 7,35% trong phiên 11/10 rồi "tím trần" 9,6% lên mức 8.000 đồng/cổ phiếu trong phiên sáng ngày 12/10, tương ứng với mức tăng hơn 135% sau nửa tháng.
Thanh khoản từ mức vài trăm cổ phiếu, thậm chí là không có giao dịch cũng đã được đẩy lên cao vài nghìn đơn vị khớp lệnh mỗi phiên.
Sau nhiều phiên tăng "nóng", Lilama 45.3 cũng đã văn bản gửi lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để giải trình về việc cổ phiếu tăng trần liên tiếp nhiều phiên. Theo đó, lý do mà công ty đưa ra là cung cầu của thị trường. Việc mua bán cổ phiếu là do quyết định của các nhà đầu tư, nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Công ty không có sự tác động làm tăng giá cổ phiếu.
Cổ phiếu tăng bất chấp đang thuộc diện cảnh báo và kinh doanh thua lỗ 4 quý gần nhất
Được biết, Lilama 45.3 tiền thân là Công ty Lắp máy & xây dựng 45.3 thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, thành lập ngày 27/01/1993. Ngành nghề chính của công ty là xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế, cũng như thi công xử lý nền móng, trang trí nội thất, lắp ráp máy móc...
Từ tháng 6/2008, cổ phiếu L43 được niêm yết trên sàn HNX. Kể từ khi lên sàn đến nay, L43 chưa từng một lần tăng vốn điều lệ, giá trị vẫn giữ nguyên ở mwucs 35 tỷ đồng.
Về cơ cấu cổ đông tại L43, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán: LLM) hiện đang là cổ đông lớn nhất tại đây khi nắm giữ hơn 1,4 triệu cổ phiếu (tương ứng với 40,83% vốn điều lệ). Trong danh sách còn có hai cổ đông lớn là Trần Nguyễn Sông Hàn nắm giữ 12,07% vốn và Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc với việc sở hữu 9,9% vốn. Lượng cổ phiếu trôi nổi ngoài thị trường chỉ khoảng hơn 1,1 triệu đơn vị.
Trong vài năm trở lại đây, tình hình kinh doanh của L43 cũng không mấy khả quan. Trong đó, mức lợi nhuận theo năm kể từ 2014 đến nay không quá 500 triệu đồng, thậm chí nhiều năm ghi nhận lỗ đến hàng chục tỷ đồng. Nếu xét theo quý, trong 4 quý gần đây nhất lợi nhuận của doanh nghiệp này đều thua lỗ.
Gần đây nhất, nửa đầu năm 2022, doanh thu của L43 đạt hơn 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí giá vốn và chi phí tài chính gần như đã ăn mòn gần hết doanh thu, theo đó L43 đã báo lỗ gần 5 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2022.
Với việc lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm là số âm, cổ phiếu của L43 mới đây đã bị HNX thông báo cắt margin vào quý 4/2022. Bên cạnh đó, cũng bởi tình trạng thua lỗ, kể từ năm 2019 đến nay, L43 liên tục nằm trong diện cảnh báo của HNX cũng với lý do lợi nhuận sau thuế âm.
Đáng chú ý, trong những nhịp tăng đầy bất ngờ của cổ phiếu L43, ông Mạc Thanh Hải - Phó tổng Giám đốc Lilama 45.3 đã đăng ký bán 16.000 cổ phiếu, dự kiến thời gian giao dịch từ 11/10 đến 11/11/2022 với lý do cá nhân. Nếu tính theo mức giá 8.000 đồng/cp, lượng cổ phần mà vị Phó Tổng này đã bán ra có giá trị thị trường đạt 128 triệu đồng. Nếu giao dịch trên thành công, ông Hải sẽ chỉ còn nắm giữ 1.700 cổ phiếu L43.
Trước đó, ông Hải cũng từng đăng ký bán ra lượng cổ phiếu tương tự trong tháng 4 và tháng 5/2022. Tuy nhiên đã không thành công do "đặt lệnh không khớp". Khi đó, thị giá L43 giao dịch trong vùng giá 5.000 - 7.000 đồng/cp.
Ở diễn biến khác, thị trường chứng khoán Việt Nam vừa ghi nhận phiên hồi phục tích cực, đà tăng trở nên hưng phấn nhờ lực cầu cầu lan tỏa ở hầu hết các nhóm ngành, nhất là nhóm cổ phiếu trụ.
Trong đó, lực đẩy chủ yếu đến từ nhóm Ngân hàng và Bất động sản. Đây được xem là sự khởi sắc ngắn hạn trước những diễn biến không mấy tích cực của 2 nhóm này trong thời gian gần đây.
Động lực chính của đà hồi phụ đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng khi đồng loạt đua nhau xanh tím. Thậm chí, nhiều mã cổ phiếu tăng hết biên độ như LPB, STB, SHB, ACB, MBB, BIG, CTG,… Đồng thời, sắc xanh cũng bao trùm lên nhóm chứng khoán, trong đó nổi bật là các mã DSC, SHS, MBS, HCM, TVB, VIG,… với mức tăng trên 6%. Đặc biệt, FTS, VCI và SSI gần tăng kịch trần.
Xu hướng tăng điểm tại nhóm bất động sản cũng phần nào giải tỏa tâm lý cho nhà đầu tư sau thời gian bị ảnh hưởng bởi những thông tin kém tích cực, tuy nhiên vẫn ghi nhận sự phân hóa ở từng cổ phiếu. Những mã như PV2, HDG, KBC, NTL, NLG, NRC,… đồng thuận bật tăng, đua nhau khoe sắc tím. Hàng loạt cổ phiếu tăng điểm từ 4% tới hơn 6% như TIG, S99, HQC, DPG, DLG, GEX, DTD, CII, DXG,… Ngược lại, cái tên kém khởi sắc nhất là HDC khi đi ngược thị trường, giảm tới 6,91%.
Mặt khác, anh cả ngành thép HPG tăng kịch trần qua đó lan tỏa sắc xanh tới nhóm thép. Theo đó, SMC hay HSG đều tăng rực rỡ hết biên độ, TIS tăng 8,47%; VGS tăng 8,27%; NKG tăng 6,5%,…