Môi giới bất động sản nghỉ việc hàng loạt, sàn giao dịch lao đao khi thị trường trầm lắng
BÀI LIÊN QUAN
Môi giới mời chào mua BĐS ngộp, nhà đầu tư than thở “cứu mình chưa xong lấy tiền đâu mà mua”Bất động sản suy giảm kéo dài, môi giới tìm cách vượt khóThị trường ảm đạm, môi giới “dở khóc dở cười” vì khách ăn vạ khi bị “mắc kẹt”Theo Zing, nhiều sàn giao dịch bất động sản đang rơi vào tình trạng “hoang mang, vô định, khó có thể vùng vẫy” theo như báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS). Trên thực tế thì trong bối cảnh thị trường không có nhiều dự án mới và thiếu hụt nguồn khách hàng thì có đến 90% sàn giao dịch đã ghi nhận doanh thu trong quý 1 sụt giảm so với cùng kỳ của năm trước.
Sàn giao dịch bất động sản sa thải nhân viên khi thị trường trầm lắng
Cũng theo thống kê của VARS cho biết, có 39% doanh nghiệp có doanh thu trong quý 1 suy giảm lên đến 20 - 50%. Số đơn vị còn lại đều ghi nhận tụt giảm trên 50% so với cùng kỳ. Hay thậm chí có một số doanh nghiệp có quy mô dưới 100 nhân viên còn chứng kiến mức giảm doanh thu lên đến 80%.
Và đây chính là kết quả của việc thị trường vẫn đang gặp nhiều khó khăn về dòng tiền, điều kiện cho vay cũng như bị siết chặt, sức mua chưa được cải thiện,...
Cũng theo đó, tình hình càng bi đát trên 95% doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô lao động. Có một số công ty có quy mô dưới 50 nhân viên thậm chí còn chấm dứt hợp đồng với hơn 90% lao động và gần như là ngừng hoạt động kinh và chỉ giữ lại những vị trí quản trị trọng yếu.
Có nhiều đơn vị đã ký hợp đồng tạm thời trong thời gian 3 - 6 tháng, cho nhân viên thôi việc hoặc là chuyển sang chế độ không lương (cộng tác viên), cắt giảm lương tùy vào cấp bậc. Tất cả những động thái trên đều xuất phát từ một nguyên nhân đó là doanh nghiệp đã không còn nguồn lực để cầm cự.
Chỉ riêng trong thời gian 5 tháng đầu năm, các doanh nghiệp môi giới đã tiếp tục sa thải thêm 10 - 20% nhân sự so với thời điểm cuối năm 2022.
Đứng trước bối cảnh khó khăn trên, mức lương của nhân viên cũng không còn được bảo toàn. Có đến hơn 40% sàn giao dịch bất động sản buộc phải cắt giảm lương nhân sự khoảng 10 - 20%. Hay thậm chí là hơn 44% số doanh nghiệp được khảo sát nói rằng họ phải thực hiện biện pháp sa thải nhân viên để không cắt giảm lương của những người còn lại.
Dữ liệu khảo sát của VARS cho thấy, nếu như tình hình thị trường vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn thì 23% số doanh nghiệp được khảo sát sẽ phá sản sau quý 3 và 43% chỉ trụ được đến hết năm 2023.
Mặc dù vậy thì thị trường vẫn ghi nhận được những điểm sáng đến từ một số ít doanh nghiệp kinh doanh ở mảng cho thuê. Những đơn vị này vẫn ghi nhận mức doanh thu tốt và thậm chí tăng 20% so với quý 1/2022 và tăng 150% so với cuối năm 2022.
Lực lượng môi giới giảm mạnh thu nhập
Có thể thấy, làn sóng nghỉ việc của môi giới đã càn quét trên quy mô rộng khắp cả nước. Và theo khảo sát của VARS thì số lượng nhân viên còn hoạt động ở trên thị trường chỉ bằng khoảng 30 - 40% so với thời điểm cuối năm 2022.
Các chuyên gia của VARS nhận định rằng: “Hiện tượng này diễn ra trong khoảng thời gian dài với từng đợt giảm dần và chưa có dấu hiệu dừng lại”.
Theo đó thì thị trường đã ghi nhận được một lượng môi giới viên phải nghỉ việc bởi chủ động (thu nhập không đủ sống) và bị động (là doanh nghiệp sa thải, tạm dừng hoạt động hoặc là phá sản),...
Còn số nhân viên môi giới cố gắng bám trụ lại với nghề đã vận dụng linh hoạt đủ hình thức để có thể tồn tại, trong đó bao gồm đa dạng hóa lĩnh vực và tìm kiếm việc làm thêm,...
Mặc dù vậy thì phần đông môi giới, lên đến hơn 95% người được khảo sát có thu nhập giảm so với năm trước. Trong đó thì có hơn 14% cho biết thu nhập của họ giảm 20 - 30% so với cùng kỳ. Có hơn 54% cá nhân đã ghi nhận mức tụt giảm 30 - 40%. Cá biệt là có khoảng 5% môi giới bị giảm trên 70% thu nhập.
Trong báo cáo cho biết: “Lượng môi giới bất động sản bỏ nghề phần lớn đều là những nhân viên mới làm hoặc là những người tay ngang, chưa được đào tạo bài bản về nghề cũng như khả năng ứng biến trước các tình huống khó khăn của thị trường”.
Mặc dù vậy thì ngành địa ốc vẫn ghi nhận được một số thông tin tích cực về nhân sự. Mặc dù vậy thì trên 95% môi giới còn hoạt động nói rằng họ vẫn sẽ tiếp tục gắn bó với nghề cho dù thị trường có khó khăn đi chăng nữa. 100% số đó mong muốn trong thời gian này được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu để có thể nắm vững được chuyên môn, đồng thời cũng có thêm các kỹ năng ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống.
Cũng thông qua cuộc khảo sát cũng cho thấy, phần lớn môi giới viên chuyên nghiệp, có ý thức gắn bó với nghề thì đều xác định là cần thi chứng chỉ môi giới.
Mặc dù vậy, bởi vì một số lý do như là địa phương chưa tổ chức sát hạch, đã tham gia thi nhưng chưa đạt cho nên số lượng môi giới có chứng chỉ mới chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn, chiếm khoảng 35% số lượng người tham gia vào quá trình khảo sát.