meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh chuẩn xác chi tiết nhất

Thứ sáu, 25/06/2021-16:06

Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng là một loại giấy tờ không thể thiếu khi các chủ thể muốn thuê và cho thuê mặt bằng. Hợp đồng này sẽ là căn cứ quan trọng để giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa đôi bên trong thời gian cho thuê. Vậy những nội dung nào bắt buộc phải có trong hợp đồng? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là hợp đồng thuê mặt bằng?

 Ảnh 1: Hợp đồng thuê mặt bằng là giấy tờ thể hiện sự thoả thuận, trao quyền sử dụng mặt bằng giữa các chủ thể
Ảnh 1: Hợp đồng thuê mặt bằng là giấy tờ thể hiện sự thoả thuận, trao quyền sử dụng mặt bằng giữa các chủ thể

Hợp đồng thuê mặt bằng là một văn bản ký kết, thể hiện sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê. Mục đích là nhường quyền sử dụng mặt bằng kinh doanh trong thời gian đã thỏa thuận trước đó.

Hợp đồng thuê mặt bằng được ký dựa trên cơ sở:

  • Bên cho thuê là chủ thể sở hữu hoặc người có quyền sử dụng hợp mặt bằng kinh doanh. Điều này dựa trên giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận quyền sở để xác minh.
  • Bên thuê là những chủ thể có nhu cầu thuê mặt bằng.

Đối tượng của hợp đồng thuê mặt bằng

 Ảnh 2: Đối tượng của hợp đồng thuê mặt bằng là bất động sản sinh lời khi tiến hành kinh doanh.
Ảnh 2: Đối tượng của hợp đồng thuê mặt bằng là bất động sản sinh lời khi tiến hành kinh doanh.

Đối tượng: Các chủ thể cần nắm rõ đối tượng trong hợp đồng cho thuê mặt bằng ở đây là bất động sản. Đó có thể là đất đai, căn hộ, nhà cửa, mặt tiền,... Hoặc đôi khi là một vài tầng của khu chung cư, hay kiot,...Tuy nhiên khi tiến hành kinh doanh phải sinh ra lợi nhuận.

Điều kiện cho thuê mặt bằng

  • Bất động sản cho thuê là đất cần có:
    • Giấy chứng nhận quyền được sử dụng đất.
    • Đất còn trong thời hạn sử dụng của chủ thể.
    • Đất không rơi vào tình trạng đang tranh chấp.
    • Đất không bị kê biên.
  • Bất động sản cho thuê là nhà, công trình xây dựng cần có:
    • Nếu nhà, công trình xây dựng có trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất.
    • Chủ thể cho thuê cần có giấy đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất ở trong giấy tờ hợp pháp.
    • Nhà, công trình xây dựng không rơi vào tình trạng đang tranh chấp.
    • Nhà, công trình xây dựng không bị kê biên.

Chủ thể trong hợp đồng thuê mặt bằng

 Ảnh 3: Hợp đồng cho thuê mặt bằng có sự góp mặt của bên thuê và cho thuê, trong nhiều trường hợp còn có sự dẫn dắt của bên thứ 3 là người môi giới
Ảnh 3: Hợp đồng cho thuê mặt bằng có sự góp mặt của bên thuê và cho thuê, trong nhiều trường hợp còn có sự dẫn dắt của bên thứ 3 là người môi giới

Trong hợp đồng thuê mặt bằng gồm có 2 chủ thể là bên thuê và cho thuê. Nhiều trường hợp còn có sự góp mặt của của bên thứ 3 là môi giới bất động sản. Khi ký kết hợp đồng các bên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong giao dịch dân sự. Đồng thời phải dựa trên sự tự nguyện của 2 bên.

Bên cạnh đó, nếu chủ thể cho thuê bất động sản có mức vốn pháp định trên 20 tỷ thì phải thành lập doanh nghiệp. Những trường hợp ngược lại, tức là vốn pháp định dưới 20 tỷ thì không cần.

Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê mặt bằng

Những nội dung cơ bản trong mẫu hợp đồng thuê mặt bằng cần có như sau.

  • Thông tin về mặt bằng kinh doanh

Cung cấp đặc điểm của mặt bằng cho thuê gồm: địa chỉ, diện tích mặt tiền, diện tích sử dụng.

  • Thông tin của các bên tham gia ký kết

Ghi đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân của 2 bên. Cụ thể gồm: họ tên, chứng minh nhân dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số điện thoại,...

  • Thời gian thuê

Sau khi thảo thuận bằng lời thành công thì cập nhật thời gian cho thuê và hợp đồng. Thời hạn này có thể là 6 tháng, 1 năm hay nhiều hơn nữa tùy thuộc vào sự thỏa thuận của 2 bên.

  • Giá cho thuê và phương thức thanh toán

Cũng giống như thời hạn thuê thì tiền thuê hàng tháng cùng dựa trên sự trao đổi giữa 2 bên. Trong hợp đồng cần ghi rõ chủ cho thuê không được tăng trong thời gian nào. Nếu tăng thì chỉ được tăng bao nhiêu %.

Bên cạnh đó, để tránh rắc rối về sau thì cả 2 cũng nên thỏa thuận cả phương thức và thời gian thanh toán.

 Ảnh 4: Để đảm bảo lợi ích của đôi bên thì nội dung trong hợp đồng cần phải ghi đầy đủ, rõ ràng và chi tiết
Ảnh 4: Để đảm bảo lợi ích của đôi bên thì nội dung trong hợp đồng cần phải ghi đầy đủ, rõ ràng và chi tiết
  • Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
    • Yêu cầu bên thuê thanh toán đủ số tiền và đúng thời hạn như đã thỏa thuận.
    • Sau khi trao đổi nếu bên thuê đồng ý thì có thể sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mặt bằng.
    • Trao đổi với bên thuê về việc tăng hoặc giảm tiền thuê.
    • Khi hết thời hạn cho thuê trong hợp đồng thì được lấy lại mặt bằng.
    • Nếu bên thuê làm hư hỏng mặt bằng thì chủ thuê có quyền yêu cầu sửa chữa.
    • Yêu cầu bồi thường nếu bên thuê vi phạm hợp đồng.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên thuê
    • Dù chủ sở hữu mặt bằng thay đổi nhưng vẫn được thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận.
    • Khi hết thời hạn mà mặt bằng vẫn dùng với mục đích cho thuê thì được tiếp tục thuê khi ký hợp đồng mới.
    • Nhận mặt bằng kinh doanh cùng nội thất, các thiết bị tiện ích theo thỏa thuận ban đầu.
    • Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa lại mặt bằng nếu bị xuống cấp trầm trọng.

Hợp đồng cho thuê mặt bằng thường được sử dụng khi nào?

 Ảnh 5: Hợp đồng thuê mặt bằng là căn cứ để các chủ thể giải quyết vấn đề mẫu thuân trong thời gian thuê và cho thuê
Ảnh 5: Hợp đồng thuê mặt bằng là căn cứ để các chủ thể giải quyết vấn đề mẫu thuân trong thời gian thuê và cho thuê

Hợp đồng thuê mặt bằng đơn giản là để tạo lòng tin và phòng những trường hợp mẫu thuẫn tranh chấp sau này. Nếu bên thuê và cho thuê có vấn đề gì thì pháp luật sẽ dựa vào bản hợp đồng giải quyết. Như vậy, các bạn có thể thấy mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng khá cần thiết. Nếu bạn sắp chuẩn bị thuê mặt bằng kinh doanh thì nên có hợp đồng đầy đủ nhé!

Hợp đồng chấm dứt khi nào?

Tất nhiên là hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh không thể kéo dài qua nhiều thế hệ được. Do đó, nó sẽ kết thúc trong các trường hợp sau:

  • Thứ nhất, hợp đồng hết hạn. Nếu chủ thể không ghi rõ thời hạn thuê thì hợp đồng sẽ chấm dứt sau 90 ngày ký hợp đồng.
  • Thứ hai, mặt bằng cho thuê năm trong khu vực giải tỏa.
  • Thứ ba, bên thuê hoặc cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Thứ tư, bên thuê và cho thuê thỏa thuận ngừng hợp đồng trước thời hạn.
  • Thứ năm, bên thuê bị mất tích theo phán quyết của Tòa án hoặc không còn sống.
  • Mặt bằng xuống cấp, hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ cao, gây mất an toàn.
  • Mặt bằng  của chủ cho thuê không còn tồn tại.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật khi nào?

 Ảnh 6: Người thuê hoặc cho thuê có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng khi đối phương vi phạm một trong những thỏa thuận có ghi trong hợp đồng
Ảnh 6: Người thuê hoặc cho thuê có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng khi đối phương vi phạm một trong những thỏa thuận có ghi trong hợp đồng

Bên cho thuê có thể chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật nếu bên thuê vi phạm các điều:

  • Sử dụng mặt bằng sai mục đích thuê ban đầu.
  • Không biết bảo quản, cố tình gây hư hại mặt bằng nặng nề.
  • Thanh toán chậm tiền thuê từ 3 tháng trở lên.
  • Tự ý sửa chữa, nâng cấp, thay đổi các thiết bị đi kèm khi thuê nhưng không trao đổi với chủ cho thuê.

Bên thuê có thể chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật nếu bên cho thuê vi phạm các điều:

  • Tăng giá thuê mặt bằng một cách đột ngột và bất hợp lý.
  • Mặt bằng xuống cấp không an toàn những không tiến hành sửa theo giao dịch trong họp đồng.
  • Do lợi ích của bên thứ 3 khiến quyền sử dụng mặt bằng bị hạn chế.

Hậu quả khi không làm hợp đồng thuê mặt bằng

Khi không làm hợp đồng cho thuê mặt bằng thì bên thuê và cho thuê đều có thể gặp những rủi ro khó lường. Bên thuê có thể gặp những vấn đề về việc sử dụng mặt tiền. Hoặc là bê cho thuê đột ngột đòi lại mặt bằng, tăng giá không theo bất hợp lý.

Đối với bên cho thuê thì mặt bằng có thể bị hư hại nặng do bên thuê cố tình phá. Bên thuê không đóng tiền đúng hẹn và đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước.

Ngoài ra khi có tranh chấp hay bất kỳ vấn đề gì phát sinh đều không có cơ sở để giải quyết. Dù các cơ quan chức năng vào cuộc cùng không thể để ra phán quyết gì được vì không có căn cứ.

Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng mới nhất

Hiện nay, theo từng trường hợp có rất nhiều mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng khác nhau.  Được biết mẫu hợp đồng thuê mặt bằng đơn giản nhất là viết tay. Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích cá nhân bạn nên tham khảo hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh mẫu đầy đủ và mới nhất

TẠI ĐÂY

.

 Ảnh 7: Mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh mới và chuẩn nhất
Ảnh 7: Mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh mới và chuẩn nhất

Những lưu ý khi làm hợp đồng thuê mặt bằng

Để tránh những trường hợp xấu xảy ra khi làm hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh bạn nên lưu ý:

  • Nắm rõ về tính hiệu lực và các mẫu hợp đồng thuê mặt bằng hợp pháp.
  • Xác định rõ danh tính người cho thuê để tránh bị lừa đảo.
  • Trước khi đặt bút xuống ký hợp đồng bạn cần phải đọc kỹ lại các điều khoản. Sau đó, sao y nguyên bản để giao cho 2 bên giữ, có công chứng càng tốt.
  • Kiểm tra tình trạng mặt bằng bao gồm các yếu tố: Phạm vi sử dụng, tiền đặt cọc, giá thuê, tình trạng mặt bằng khi bàn giao,...

Hướng dẫn điền mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng

 Ảnh 8: Người soạn hợp đồng cần phải điền đầy đủ tất cả các mục trong hợp đồng, bên thuê và cho thuê cần ký tên để xác nhận
Ảnh 8: Người soạn hợp đồng cần phải điền đầy đủ tất cả các mục trong hợp đồng, bên thuê và cho thuê cần ký tên để xác nhận

Cách tiến hành đặt điền mẫu cho thuê mặt bằng như sau:

  • Đầu tiên, ghi đầy đủ thông tin cá nhân của bên thuê và cho thuê.
  • Thứ 2, Cập nhật thông tin về mặt bằng một cách chính xác. Cụ thể địa chỉ, diện tích, mục đích cho thuê.
  • Thứ ba, ghi rõ thời gian cho thuê, giá thuê hàng tháng. Ghi bằng số và chữ cụ thể để tránh nhầm lẫn.
  • Cuối cùng là 2 bên ký tên để xác nhận thoả thuận và hợp đồng chính thức có hiệu lực.

Một số lưu ý khi điền mẫu hợp đồng thuê mặt bằng

Nhiều người cho rằng việc điền thông tin theo hợp đồng thuê mặt bằng mẫu vô cùng đơn giản. Tuy nhiên để tranh trường hợp "sai một li, đi một dặm" thì bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Các thông tin về người thuê và cho thuê trong hợp đồng phải được điền đầy đủ và chính xác.
  • Các điều khoản đã thoả thuận cũng cần được ghi lại một cách rõ ràng và chi tiết.
  • Cả bên thuê và cho thuê đều phải ghi nhớ những điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Ghi rõ các mức bồi thường theo từng trường hợp khi một trong 2 bên vi phạm hợp đồng.
  • Ngoài việc dựa theo thoả thuận của đôi bên thì hợp đồng cho thuê bắt buộc phải theo quy định của pháp luật.

Trên đây là mẫu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh mới nhất chúng tôi đã thu thập. Kèm với đó là những thông tin hữu ích mẫu hợp đồng thuê mặt bằng. Hi vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn rõ hơn về loại hợp đồng này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi chúng tôi nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

49 phút trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

49 phút trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

50 phút trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

50 phút trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

50 phút trước