meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mặt hàng gắn nhãn “tự hủy sinh học” trên thị trường không khác gì ma trận: Người dùng không biết được đâu là thật, đâu là giả

Chủ nhật, 18/09/2022-22:09
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều sản phẩm được gắn mác là “tự hủy sinh học” khiến nhiều người lầm tưởng, nhựa tự hủy OXO cũng là một sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên khi xét về bản chất, đây vẫn là nhựa, được phân rã cũng như tồn tại ở trong môi trường và dễ dàng đi vào chuỗi tuần hoàn của thực phẩm và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Thời điểm hiện nay, với xu hướng tiêu dùng xanh thân thiện và bảo vệ môi trường, nhiều người dân đang có xu hướng chuyển sang những sản phẩm có thể “tự hủy sinh học”. Điều đáng nói, những sản phẩm này trên thị trường có mẫu mã đa dàng khiến người tiêu dùng như lạc vào ma trận, không biết phải lựa chọn như thế nào cho đúng.

Việc thiếu quy định về việc gắn nhãn xanh để có thể phân biệt những sản phẩm tự hủy sinh học với những sản phẩm khác đã khiến cho người tiêu dùng lầm tưởng, từ đó chọn nhầm vào những mặt hàng không có khả năng phân hủy thực sự đang trôi nổi trên thị trường.

Sản phẩm tự hủy sinh học liệu có thân thiện với môi trường?

Vì lượng túi ni lông sử dụng hàng ngày rất nhiều, chị Phương (Long Biên, Hà Nội) nhiều tháng nay đã chuyển sang sử dụng những sản phẩm túi tự hủy sinh học. Sau khi tìm hiểu kỹ càng trên thị trường, chị Phương cảm thấy mình như đang lạc vào ma trận bởi quá nhiều chủng loại và mẫu mã, trên bao bì đều được ghi là túi tự hủy và túi tự hủy sinh học hoặc găng tay sinh học phân hủy. Vì tin tưởng vào lời quảng cáo, thế nên sản phẩm nào ghi là "tự hủy", chị đều mua về để trải nghiệm. 


Việc thiếu quy định về việc gắn nhãn xanh để có thể phân biệt những sản phẩm tự hủy sinh học với những sản phẩm khác đã khiến cho người tiêu dùng lầm tưởng, từ đó chọn nhầm vào những mặt hàng không có khả năng phân hủy thực sự. Ảnh minh họa
Việc thiếu quy định về việc gắn nhãn xanh để có thể phân biệt những sản phẩm tự hủy sinh học với những sản phẩm khác đã khiến cho người tiêu dùng lầm tưởng, từ đó chọn nhầm vào những mặt hàng không có khả năng phân hủy thực sự. Ảnh minh họa

Thế nhưng trong một lần vô tình đọc được thông tin về việc phân biệt những sản phẩm sinh học cùng với sản phẩm nhựa tự phân hủy một phần (tức là nhựa tự hủy OXO), chị Phương nhanh chóng nhận ra rằng, bản thân vẫn đang lầm tưởng về những sản phẩm gán nhãn “tự hủy” hoặc “tự phân hủy” đều có tính năng là những sản phẩm có thể bảo vệ môi trường. Chị Phương bộc bạch: “Tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên bởi có quá nhiều sản phẩm gắn nhãn mác tự hủy, thế nhưng về bản chất vẫn là sử dụng nguyên liệu nhựa. Sau khi phân rã thành những hạt nhựa nhỏ thì nó vẫn có thể tồn tại trong môi trường. 

Nếu như thế, điều này chẳng khác nào tôi vẫn sử dụng túi ni lông, dù chi trả nhiều tiền hơn nhưng vẫn không thể bảo vệ môi trường. Đối với những sản phẩm sinh học có thể thực sự phân hủy, tôi không thể biết được cách phân biệt bởi không hề có thông tin hoặc hướng dẫn ở trên bao bì”. 

Chị Linh (quận Tân Bình, TP.HCM) vốn làm quản lý giám sát cho một công ty nước ngoài cho biết, doanh nghiệp chị vốn sản xuất những sản phẩm dán nhãn năng lượng xanh thế nên khuyến khích trong tiêu dùng không nên sử dụng những sản phẩm đồ nhựa dùng một lần hoặc túi ni lông. Chính vì thế, hầu hết những đồ dùng trong văn phòng đều được chuyển đổi sang đồ có thể sử dụng nhiều lần cùng với các loại bao bì và vật dụng thân thiện với môi trường. 

Nhờ yêu cầu khắt khe nên chị tìm hiểu vô cùng kỳ lưỡng về những sản phẩm trên thị trường để lựa chọn sao cho đúng. Vì thế, chị Linh hiểu vô cùng rõ ràng về những sản phẩm được ghi nhãn bao bì tự hủy ở trên thị trường. Chị biết được rằng, không phải sản phẩm nào cũng là sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường. Chị Linh cho biết: “Cùng là một sản phẩm thế nhưng nhựa sinh học phân hủy (biodegradable) vốn là loại nhựa có khả năng phân hủy sinh học. Loại nhựa này dưới sự tác động của vi sinh vật sẽ tự phân hủy thành CO2, H2O và sinh khối…, vô cùng thân thiện với môi trường và có thể tái tạo”.


Đối diện với bài toán vô cùng nan giải về vấn đề môi trường, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được loại nhựa sinh học phân hủy nhằm khắc phục khả năng phân hủy của nhựa truyền thống. Ảnh minh họa
Đối diện với bài toán vô cùng nan giải về vấn đề môi trường, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được loại nhựa sinh học phân hủy nhằm khắc phục khả năng phân hủy của nhựa truyền thống. Ảnh minh họa

Quảng cáo mập mờ, thiếu dán nhãn khiến người dùng hoang mang

Đối diện với bài toán vô cùng nan giải về vấn đề môi trường, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được loại nhựa sinh học phân hủy nhằm khắc phục khả năng phân hủy của nhựa truyền thống - những sản phẩm phải mất đến hàng trăm, nghìn năm mới có thể phân hủy. Trong khi đó, nhựa sinh học phân hủy vốn được làm từ nguyên liệu tái tạo nên chỉ mất từ vài tháng cho đến vài năm để biến thành CO2, H2O, phân mùn… từ đó giúp giảm ô nhiễm môi trường cũng như phát thải CO2 khi đốt từ 25 cho đến 30%…

Tuy nhiên, theo GS.TS. Đặng Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Những sản phẩm nhựa tự hủy OXO cùng với nhựa sinh học phân hủy đang không được phân biệt rõ ràng. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm mang danh “sinh học phân hủy”, điều này khiến người tiêu dùng nhầm tưởng nhựa tự hủy OXO cũng là sản phẩm xanh thân thiện với môi trường. Trong khi đó, về cơ bản đây vẫn là nhựa, sẽ được phân rã cũng như tồn tại ở trong môi trường. Thậm chí, loại nhựa này có thể dễ dàng đi vào chuỗi tuần hoàn của thực phẩm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người”. 

Do đó, bà Chi khẳng định, những cơ sở sản xuất sẽ phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được mọi người gọi là sinh học phân hủy, từ đó thông tin chính xác đến người dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải có cơ chế và quy định rõ ràng hơn để phân biệt và giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, thực sự có khả năng phân hủy.  

Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Lê Thăng Long – Chủ tịch Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA) cũng nêu quan điểm về tiềm năng phát triển đối với nhựa sinh học phân hủy. Theo tiến sĩ Long, các sản phẩm sinh học phân hủy sẽ thay thế cho những sản phẩm từ nhựa truyền thống, sử dụng nguồn nguyên vật liệu đầu vào để tái sinh, thế nên nó sẽ phần nào giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu không thể thay thế. Bên cạnh đó, đây cũng chính là giải pháp phù hợp với nước ta trong bối cảnh những cơ sở hạ tầng về thu gom và phân loại nhựa còn chưa được hoàn thiện.


Những sản phẩm từ nhựa truyền thống phải mất đến hàng trăm, nghìn năm mới có thể phân hủy
Những sản phẩm từ nhựa truyền thống phải mất đến hàng trăm, nghìn năm mới có thể phân hủy

Điều đáng nói, sản phẩm này còn có nhược điểm đó là thời gian phân hủy ngắn, trong khoảng từ 6 đến 12 tháng thế nên hạn sử dụng của những sản phẩm này không được lâu dài so với những sản phẩm thông thường. Nếu như quá hạn sử dụng, những sản phẩm này có thể dễ rách và giòn vỡ. Ngoài ra, những sản phẩm này cũng có giá thành sản xuất cao, thường cao hơn từ 2-3 lần so với những sản phẩm gắn nhãn phân hủy khác. Đồng thời, chúng cũng chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất thế nên cũng chưa phổ biến và phù hợp với số đông người tiêu dùng. 

Trên thị trường hiện tại, Tập đoàn An Phát Holdings là một doanh nghiệp có tiếng về sản xuất sản phẩm sinh học phân hủy. Lãnh đạo của tập đoàn này cho biết, người dân đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến xu hướng tiêu dùng xanh, điều này đòi hỏi cần phải có những quy chế và quy định rõ ràng để bảo vệ người tiêu dùng, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tập đoàn An Phát Holdings hiện đang là một trong số ít những doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất sản phẩm nhựa sinh học phân hủy đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm AnEco của An Phát Holdings đang được bán rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở 20 nước trên thế giới và gây tiếng vang lớn tại sàn thương mại điện tử Amazon (Hoa Kỳ).

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

11 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

11 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

11 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

11 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước