Masan phát triển thêm mô hình "mini mall": Kỳ vọng đáp ứng 80% tiêu dùng trong nước
BÀI LIÊN QUAN
Masan Group (MSN) lãi 5.700 tỷ đồng từ bán MNS FeedCông Ty Tập Đoàn Masan: Thông Tin về Masan GroupÔng chủ Phúc Long đổi đời ngoạn mục: Từ công ty gia đình đến khối tài sản 4.000 tỷ đồng nhờ nên duyên với MasanTheo Nhịp sống kinh tế, mới đây, Chủ tịch Masan (MSN) Nguyễn Đăng Quang có tâm thư như sau: "Nhiều người vẫn xem Masan là một tập đoàn đa ngành và hoài nghi rằng liệu chúng ta có đang áp dụng cùng một cách tư duy khi triển khai chiến lược Point of Life và xây dựng mini mall hay không. Câu trả lời là không. Mô hình mini mall được phát triển để đáp ứng đa dạng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng ngay trên cùng một điểm chạm".
Cũng theo ông Nguyễn Đăng Quang, MSN phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày bằng những thương hiệu mạnh như WinMart (nhu yếu phẩm), Techcombank (dịch vụ tài chính), Phúc Long (trà và cà phê) và Phano (chăm sóc sức khỏe). Và mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái của MSN chính là lĩnh vực nội dung và giải trí. Theo đó, hai mảnh ghép này sẽ sớm được bổ sung và hoàn thiện để tăng cường khả năng tương tác, gắn kết mạnh mẽ với người tiêu dùng. Đây cũng chính là cách chúng ta tạo ra được sự khác biệt cho các dịch vụ viễn thông di động của Reddi. Song song với đó, mô hình mini mall sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng từ 25% đến 80%. Bởi vì mô hình bán lẻ nhu yếu phẩm thuần túy không mang lại hiệu quả kinh tế nếu như triển khai ở khu vực nông thôn - đây là nơi tập trung phần lớn người tiêu dùng. Chính vì thế, Công ty đã thử nghiệm và tìm ra công thức chiến thắng bằng mini mall giảm từ 20 triệu đồng xuống còn 14 triệu đồng/ngày.
Cty Masan Meatlife: Thông Tin về Công Ty Cổ Phần Masan Meatlife
Với mong muốn cải thiện năng suất trong ngành đạm động vật của Việt Nam, nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm thịt có nguồn gốc, chất lượng nhất, công ty Masan MEATlife đã ra đời và trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về chuỗi nông nghiệp 3F.Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Từ “trùm” buôn mì gói đến Chủ tịch Tập đoàn Masan
Từ “trùm” buôn mì gói xứ trời u, doanh nhân Nguyễn Đăng Quang quyết định trở về Việt Nam thành lập Tập đoàn Masan. Ông cũng chính là người đứng sau thành công vang dội của “gã khổng lồ” Masan ở nước ta.Bên cạnh đó, MSN cũng muốn nhân rộng mô hình mini mall lên 30.000 cửa hàng trước năm 2025 và bổ sung thêm hai mảng còn thiếu chính là nội dung và giải trí. Hơn thế, công ty cũng dự kiến sẽ xây dựng mô hình ki ốt kỹ thuật số tích hợp nhiều tiện ích như thanh toán không dùng đến tiền mặt, rút - nạp tiền, phân phối sim điện thoại, giới thiệu các chương trình khuyến mãi. Ông Quang nói: "Mini mall là chìa khóa để hợp nhất toàn bộ nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng và mở rộng quy mô nền tảng từ online đến offline". Đây cũng được xem như lời khẳng định là lời giải cho bài toán làm sao phục vụ được 100 triệu người tiêu dùng mà không cần đốt tiền như các sàn thương mại điện tử.
Ngân hàng bán lẻ O2: Lấy công nghệ hiện đại làm nền tảng
Hiện tại thì hệ sinh thái của MSN theo lời ông Quang đã tương tác với hàng triệu người tiêu dùng mỗi ngày, phần đông trong số đó chưa được tiếp cận với cuộc sống tài chính thực sự. Trong khi đó thì MSN sở hữu được một lượng dữ liệu giao dịch khổng lồ của người tiêu dùng. Đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh của chúng ta trong việc tìm hiểu và định giá nhu cầu tài chính của người tiêu dùng. Hơn thế, thị phần tài chính chịu sự chi phối của khả năng tiếp cận, cách thức sử dụng dễ dàng đặc biệt là đối với khách hàng mới và năng lực đánh giá mức độ tín nhiệm. Và nhờ vào mạng lưới bán lẻ, MSN đã hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu tài chính của người tiêu dùng bằng cách xây dựng nên một quy trình đơn giản để cho khách hàng mới dễ dàng trong việc sử dụng thông qua một dịch vụ tích hợp đó là một ID duy nhất tự động đồng bộ được thông tin tài khoản của khách hàng mua sắm tạo MWC vào một nền tảng tài chính nhằm cung cấp các giải pháp thanh toán không tiếp xúc, sản phẩm tiết kiệm điện và đầu tư, cho vay dựa trên công cụ AI - ML.
Bên cạnh đó, năm 2022 MSN sẽ bắt đầu triển khai các ki ốt ngân hàng số cho phép người tiêu cùng nạp và rút tiền, tiếp cận các sản phẩm tài chính như thẻ tín dụng và bảo hiểm. Các điểm bán offline của chúng ta sẽ được hoạt động như các điểm cung cấp dịch vụ và cổng thông tin online để luôn đảm bảo kết nối người tiêu dùng với các dịch vụ theo yêu cầu. MSN cũng đặt mục tiêu tiếp cận 1 triệu khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng trong năm 2022. Theo đó, công ty cũng sẽ cung cấp cho người tiêu dùng các giải pháp chi tiêu tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng mới mức phí hợp lý. Đây chính là cột mốc quan trọng để MSN trở thành một nền tảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ số O2.
Phương thức duy nhất để chuyển đổi số hạ tầng tiêu dùng chính là B2B2C
Ngoài những dự định trên, MSN cũng đang thực hiện quá trình chuyển đổi và số hóa nền tảng B2C đồng thời cũng đảm bảo nền tảng này hoạt động hiệu quả với các đối tác B2B trong thời gian tới và hơn 300.000 cửa hàng bán lẻ truyền thống của Masan Consumer đang được phục vụ hàng ngày. Ông Quang cũng nhấn mạnh, Công ty vẫn đang trong giai đoạn thí điểm chuỗi cung ứng tương lai bao gồm các kho hoàn thiện đơn hàng và dark store trong các siêu thị ứng dụng công nghệ AI - ML để tự động vận hành. Và thông qua cơ chế tập trung hóa, ứng dụng công nghệ cũng như chu kỳ quy mô hiệu quả, MSN đang nỗ lực nâng cao hiệu suất. Bên cạnh đó cũng rút ngắn quãng đường và tăng sức chưa, suy hoạch cung cầu một cách tốt hơn từ đó giảm được thất thoát và tối ưu hóa mức tồn kho trong chuỗi giá trị tiêu dùng. Chính những sáng kiến này sẽ giúp đảm bảo được các sản phẩm luôn có đủ hàng mà không cần phải đầu tư, dự trữ quá nhiều hàng tồn kho. Hơn thế, các sáng kiến về chuỗi cung ứng kết hợp với mạng lưới offline đang ngày càng được mở rộng được kỳ vọng sẽ là chìa khóa để cải thiện được khả năng đáp ứng đơn hàng, giao hàng chặng cuối đến tay người tiêu dùng.
Năm 2022, Masan đặt mục tiêu sẽ phục vụ 50% nhu cầu nội bộ và mở rộng quy mô lên 100% sau một thời gian ngắn. Và mục tiêu dài hạn chính là mang các giải pháp này đến với các đối tác thương mại, các cửa hàng bán lẻ truyền thống nhằm khắc phục được những bất cập của hạ tầng tiêu dùng đang còn bị phân mảnh và kém hiệu quả của Việt Nam. Không những thế, MSN còn cung cấp các giải pháp bán lẻ mới cho các đối tác thương mại truyền thống chính là cách duy nhất để giảm giá các mặt hàng thiết yếu từ 5 - 10%. Đặc biệt trong khi kênh phân phối hàng hóa truyền thống vẫn chiếm đến 90% thị trường bán lẻ.