Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Từ “trùm” buôn mì gói đến Chủ tịch Tập đoàn Masan
BÀI LIÊN QUAN
Masan Group (MSN) lãi 5.700 tỷ đồng từ bán MNS FeedThương hiệu trà sữa Phúc Long giàu có cỡ nào sau thương vụ M&A của MasanÔng chủ Phúc Long đổi đời ngoạn mục: Từ công ty gia đình đến khối tài sản 4.000 tỷ đồng nhờ nên duyên với MasanNhắc đến tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, nhiều người sẽ cảm thấy vị doanh nhân này có nét tương đồng với ông Phạm Nhật Vượng. Cả hai doanh nhân này đều chọn mì gói để khởi nghiệp nhưng lại có hướng phát triển khác nhau. Ông Nguyễn Đăng Quang được mệnh danh là “ông trùm” mì gói vì tập trung vào mì và gia vị. Đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm của Masan vẫn luôn được thị trường đón nhận, trở thành bước đệm để “ông trùm” mì gói mở rộng quy mô ra nhiều lĩnh vực hơn.
Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang là ai?
Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang sinh ngày 23/08/1963 tại Quảng Trị. Ông có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh - Đại học Kinh tế Nga Plekhanov (Nga) và Tiến sĩ Vật lý hạt nhân - Đại học Vật lý Ứng dụng - Viện Hàn lâm Khoa học (Belarus).
Ông Nguyễn Đăng Quang là một trong những doanh nhân nổi danh từ các nước Đông Âu. Theo trang tin Bloomberg, năm 2018 Chủ tịch Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) sở hữu khối tài sản lên tới 1,2 tỷ USD. Bloomberg còn đặt biệt danh cho ông Nguyễn Đăng Quang là “ông trùm” hàng tiêu dùng Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh con đường trở thành tỷ phú của nhà sáng lập Masan dựa trên mục tiêu đưa nước mắm và các đồ gia vị thiết yếu len lỏi vào trong căn bếp của mọi hộ gia đình người Việt. Thời điểm đó, ông Quang đang sở hữu 377,596 triệu cổ phiếu MSN, tương đương với 32,46% vốn điều lệ của Tập đoàn Masan.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Hoàng Yến - vợ ông Nguyễn Đăng Quang cũng nắm giữ 42.415.234 cổ phiếu MSN. Con số này tương đương với 3,65 % vốn điều lệ Tập đoàn Masan. Mẹ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Quý Định nắm giữ 1,99 triệu phiếu MSN, tương đương 3,65% vốn điều lệ của Tập đoàn Masan. Dù không trực tiếp nhưng thông qua những công ty liên quan và người thân, ông Nguyễn Đăng Quang vẫn đang nắm giữ tới gần 40% vốn điều lệ tại Tập đoàn này.
Tháng 2/2019, ông Nguyễn Đăng Quang có tên trong danh sách 5 tỷ phú đô la người Việt Nam của tạp chí Forbes. Mới đây nhất, theo dữ liệu thời gian thực từ Forbes vào ngày 15/3/2022, ông chủ Masan tiếp tục trở thành 1 trong 6 đại diện của Việt Nam có mặt trong danh sách tỷ phú đô la của Forbes.
Quá trình công tác của ông Nguyễn Đăng Quang:
Từ năm 1991 đến năm 1994: Ông Quang là cán bộ công tác tại Viện Khoa học Việt Nam;
Từ năm 1995 đến năm 1998: Ông Quang trở thành Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank);
Từ năm 1999 đến năm 2000: Ông Quang giữ vị trí Phó chủ tịch thứ nhất HĐQT Ngân hàng Techcombank;
Từ năm 2000 đến năm 2007: Ông Quang là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghiệp-Thương mại Masan, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Masan;
Từ tháng 01/2006 đến tháng 04/2008: Ông đảm nhiệm vị trí Cố vấn Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank);
Từ ngày 27/10/2011 đến ngày 11/05/2013: Ông trở thành Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa;
Đến ngày 03/12/2013: Ông Quang là Thành viên HĐTV Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ Thương;
Từ năm 2008 đến tháng 01/2017: Ông Nguyễn Đăng Quang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Masan (US) (Masan (US) LLC Ltd. Co);
Từ tháng 02/2013 đến tháng 04/2017: Ông Quang là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tài nguyên Masan;
Đến ngày 23/06/2017: Ông là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan;
Từ ngày 30/07/2013 đến ngày 19/06/2020: Ông Quang là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan;
Thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Đăng Quang là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của Tập đoàn Masan, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo.
Khởi nghiệp bằng mì gói
Sau thời gian dài học tập tại Nga, ông Nguyễn Đăng Quang quyết định khởi nghiệp bằng việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây. Bắt đầu từ những năm 1990, sau một thời gian, ông quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất có công suất 30 triệu gói mì/tháng. Chưa kể, vị doanh nhân 6x còn mở rộng đầu tư sang cả đậu nành, cá và tương ớt.
Năm 2002, vị doanh nhân tài năng quyết định đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: nước tương Chinsu. Đây cũng chính là thời điểm đánh dấu sự “ra mắt” chính thức của Masan tại Việt Nam. Thị trường trong nước là chưa đủ, ông chủ Masan còn thể hiện rõ tham vọng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài sau màn hợp tác với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan năm 2015. Cũng từ đây, Masan tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh đồ uống, thực phẩm ra các quốc gia khác trong khu vực ASEAN.
Cuối tháng 9/2916, Masan tung sản phẩm nước mắm Chin-Su Yod Thong dành cho thị trường Thái Lan, mạnh mẽ cạnh tranh với hàng trăm sản phẩm cùng loại tại “thủ phủ của nước mắm”. Thời điểm hiện tại, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan đang sở hữu và quản lý 3 công ty con, bao gồm: Masan Consumer Holding (chuyên về kinh doanh thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng); Masan Nutri-Science (chuyên về kinh doanh thức ăn chăn nuôi - chế biến thịt) và Masan Resources (kinh doanh lĩnh vực tài nguyên với nòng cốt là khoáng sản mỏ Núi Pháo).
Cuối năm 2019, ông Quang có đơn xin rút khỏi ban lãnh đạo của Masan Resources. Sau khi tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thôi chức, HĐQT Masan Resources còn lại 4 thành viên. Trong đó, Chủ tịch công ty là ông Danny Le - người mới được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc tập đoàn Masan từ ngày 19/6/2020.
Ngày 18/02/2020, ông Nguyễn Đăng Quang chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch VinCommerce sau khi nhận sáp nhập hệ thống siêu thị Vinmart từ Vingroup. Theo thỏa thuận sáp nhập giữa 2 “ông lớn” Masan và Vingroup, tập đoàn của ông Nguyễn Đăng Quang nhận 83,74% cổ phần phổ thông của VCM. Bên cạnh đó, Masan có quyền lựa chọn nhận cổ phần tại một công ty con mới thành lập cho Vingroup. theo đó, công ty mới này sẽ sở hữu cổ phần và vận hành VCM cùng với Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
Chiến lược phát triển Masan tại Việt Nam
Sau khi trở về Việt Nam sau những năm tháng khởi nghiệp nơi xa xứ, “ông trùm” mì gói ngày càng thành công trong việc xây dựng một đế chế hàng tiêu dùng nhanh với các sản phẩm đa dạng, từ mì gói, nước tương cho tới nước mắm, tương ớt. Những năm đầu, Masan ra mắt thị trường Việt với sản phẩm nước tương Chinsu, sau đó lấn sân sang thị trường Thái Lan với sản phẩm Chin-Su Yod Thong.
Đến tháng 11/2004, Công ty cổ phần Hàng hải Massan (MSC) được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 3.200.000.000 đồng. Tháng 7/2009, toàn bộ MSC được chuyển giao sang Công ty cổ phần tập đoàn Masan. Một tháng sau đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Massan (Massan Group), chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Khởi đầu từ một công ty nhỏ chuyên sản xuất mì gói phục vụ người Việt tại Nga, Masan dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Đăng Quang ngày càng mở rộng và phát triển lớn mạnh. Năm 2016, Masan đứng thứ 7 trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Năm 2021, Masan tiếp tục được vinh danh trong Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất, dựa theo Forbes Việt Nam bình chọn.
Cũng trong năm này, Masan Group đã được vinh danh trong Top 5 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 15 trong BXH Top 500 doanh nghiệp lớn nhất, bao gồm cả khối tư nhân và nhà nước. Không ngoa khi khẳng định, Masan chính là đế chế hàng tiêu dùng số 1 tại Việt Nam hiện nay.
Những triết lý kinh doanh nổi tiếng của ông Nguyễn Đăng Quang
Để “chèo lái” Masan lớn mạnh như ngày hôm nay, ông Nguyễn Đăng Quang luôn có những chiến lược hơn người cùng triết lý kinh doanh đúng đắn. Trong quá trình kinh doanh Tập đoàn Masan, ông Quang luôn theo đuổi 1 lý tưởng là đưa thương hiệu của mình trở thành niềm tự hào của đất nước. Do đó, ông luôn mong muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất, mang đậm tinh thần và văn hóa của Việt Nam. Ông chủ Masan luôn tin tưởng vào triết lý sống: “Chúng ta làm việc tốt thì không nhất thiết nó phải vĩ đại. Việc bạn làm sẽ trở nên vĩ đại khi nó tốt cho tất cả mọi người. Cho đến thời điểm hiện tại, triết lý chung mà Massan theo đuổi vẫn là Keep Going - tiếp tục đi tới”.
“Cách thứ nhất là thị trường luôn luôn đúng, bạn không cãi nhau với thị trường… Cách thứ hai là niềm tin vào ngày mai… Đó là niềm tin và quyết định của nhà đầu tư.”
Ông Nguyễn Đăng Quang khẳng định, Masan luôn đi theo triết lý “đặt người tiêu dùng làm trọng tâm” và không ngừng đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng nâng cao. Ông từng không dưới một lần nhấn mạnh: “Nhu cầu sẽ đến không phải từ việc người tiêu dùng nhận thức nhu cầu là như thế nào, mà đến từ cách mình nhận biết, mình tưởng tượng và tìm cách thỏa mãn nhu cầu đấy.”
Từ nỗ lực cách mạng hóa thị trường nước mắm đến tái định hình hạ tầng tiêu dùng, Masan Group luôn hướng đến mục tiêu giúp người tiêu dùng Việt Nam có các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu tốt nhất nhưng giá cả phải chăng nhất, từ đó gia tăng chất lượng cuộc sống. Để thực hiện được điều này, Masan thông qua các bước đi chiến lược như nhân rộng mô hình “mini mall” tại mỗi WinMart và WinMart+, kết nối thói quen mua sắm offline của người tiêu dùng thành một trải nghiệm đa kênh thuận tiện, liền mạch từ offline cho đến online