Managing director là gì? Phân loại CEO và MD
BÀI LIÊN QUAN
Senior manager là gì? Tin tức nóng hổi về senior managerManager là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành một manager chuyên nghiệpBrand Manager là gì? Công việc của một Brand Manager bạn nên biếtKhái niệm tổng quan về vị trí Managing director
Managing director được viết tắt là MD - giám đốc điều hành, người có những vai trò cao cấp nhất trong bất cứ một doanh nghiệp và công ty nào. Vị trí này có trách nhiệm cao nhất đối với những hoạt động của doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành sẽ thông báo lại với Chủ tịch cùng những cổ đông trong ban lãnh đạo Hội đồng quản trị. Nhìn chung, vị trí giám đốc điều hành chịu trách nhiệm cho khá nhiều mặt trong bộ máy của doanh nghiệp.
Managing director là người quyết định trực tiếp nhất tới sự thành công của một doanh nghiệp, những chiến thuật bán hàng, những chính sách quảng bá trong doanh nghiệp. Managing director có những mục tiêu kinh doanh đa phần tập trung vào việc tăng trưởng và lợi nhuận để từ đó có thể tăng trưởng lợi tức cho cổ đông.
Giám đốc điều hành có trách nhiệm đảm bảo rằng những chiến lược, đường đi nước bước của công ty đang đi là chính xác nhất, đem lại những lợi ích thiết thực cho cổ đông của doanh nghiệp.
Một Managing director có một vai trò khá quan trọng, họ có quyền triệu tập Hội đồng quản trị và quản lý toàn bộ những mối liên lạc giữa những cổ đông với Hội đồng quản trị. Có thể nói thì một Managing director chính là một sếp lớn với nhiều quyền lực trong một doanh nghiệp.
Những mặt khác, những quyền lực mà một giám đốc điều hành nắm giữ là không hoàn toàn tuyệt đối vì còn chịu những ảnh hưởng từ phía hội đồng quản trị, những cổ đông trong doanh nghiệp và những giám đốc điều hành khác. Để có thể hình dung được dễ nhất thì vị trí Managing director là hình ảnh của những “tổng tài” thường có trong phim truyền hình Trung Quốc và chính là “chủ tịch” trong phim truyền hình Hàn Quốc.
Tổng quan thì giám đốc điều hành chịu toàn bộ trách nhiệm, năng suất hoạt động của doanh nghiệp, những hiệu quả này được quyết định và ảnh hưởng bởi chiến lược chung từ hội đồng quản trị, mặc dù vậy thì họ vẫn là người kiểm soát cũng như chỉ đạo những hoạt động trong bộ máy của doanh nghiệp, đưa ra những chỉ dẫn hiệu quả nhất, chỉ đạo kịp thời chiến lược cho hội đồng quản trị để có thể đảm bảo được rằng doanh nghiệp đạt được những mục tiêu và sứ mệnh của mình.
Ở cấp độ đầu, có một vài trách nhiệm khác mà một Managing director phải thực hiện đó là chịu toàn bộ trách nhiệm đại diện cho công ty tại những sự kiện hoặc với báo chí, truyền thông. Họ sẽ là người chịu mọi trách nhiệm huấn luyện, lãnh đạo cũng như cố vấn cho những thành viên trong hội đồng khác và hỗ trợ cho sự phát triển chuyên nghiệp của họ.
Một giám đốc điều hành sẽ làm việc cùng với những thành viên hội đồng khác để xác định những phương thức hoạt động và yêu cầu phải hiểu biết những vấn đề liên quan tới những vấn đề tài chính để có thể phân tích được hiệu suất của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy thì vai trò truyền thông của một Managing director thường sẽ không lớn như CEO, thông thường một CEO chính là gương mặt đại diện cho một doanh nghiệp, khác với Managing director.
Những công việc chính của một Managing director
Một Managing director phải đảm nhiệm nhiều trách nhiệm quan trọng liên quan trực tiếp tới sự tồn tại, kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy nên vai trò và trách nhiệm của họ khá quan trọng, có thể gói gọn những công việc chính mà một Managing director phải thực hiện và chịu trách nhiệm đó là:
Managing director là người kiểm soát và chỉ đạo công việc cùng nguồn lực của doanh nghiệp, đồng thời họ cũng chịu mọi trách nhiệm đảm bảo duy trì, tuyển dụng thêm nhân lực, giữ vững chất lượng của công ty.
Một giám đốc điều hành cũng phải chuẩn bị một kế hoạch của công ty, kế hoạch kinh doanh thường niên và phải theo dõi tiến độ so với những kế hoạch để có thể đảm bảo rằng công ty đạt được những mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm được nhiều chi phí nhất.
Hướng dẫn chiến lược, cung cấp và tư vấn chiến lược cho Chủ tịch cũng như những thành viên trong hội đồng quản trị để họ có thể biết rõ nhất về tiến độ phát triển trong ngành. Đảm bảo rằng những chính sách phù hợp được phát triển để có thể đáp ứng được mục tiêu, sứ mệnh của công ty, tuân thủ được mọi quy định liên quan khác.
Cùng định hướng tương lai của một doanh nghiệp, Managing director thực hiện việc thiết lập, duy trì những chương trình nghiên cứu cũng như phát triển để đảm bảo rằng doanh nghiệp đó luôn đi đầu trong ngành, áp dụng những phương pháp hiệu quả nhất về chi phí, có thể cung cấp được những dịch vụ và sản phẩm hàng đầu, giữ vững vị thế cạnh tranh.
Managing director chính là người đại diện cho nhiều công ty trong những cuộc đàm phán với nhà cung cấp, khách hàng, những cơ quan chính phủ và những liên hệ quan trọng khác để có thể đảm bảo những điều khoản hợp đồng hiệu quả nhất.
Những giám đốc điều hành còn giám sát việc sử dụng những ngân sách mỗi năm, đảm bảo được rằng những mục tiêu về tăng trưởng được nguồn tiền hoặc sử dụng nó khoa học nhất và báo cáo cho hội đồng quản trị, cổ động về tình trạng tiền bạc của họ bằng việc giám sát, chuẩn bị báo cáo và tài khoản mỗi năm của công ty và đảm bảo được sự chấp thuận của họ bởi hội đồng quản trị.
Họ còn là người duy trì, phát triển hệ thống quản lý chất lượng toàn diện trong toàn thể doanh nghiệp, đảm bảo được những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất được cung cấp tới tay khách hàng. Đảm bảo được việc chấp hành nghiêm chỉnh nhất văn hóa của doanh nghiệp từ nhân viên, đảm bảo được quyền lợi của nhân viên doanh nghiệp như chế độ nghỉ việc, lương thưởng và bồi thường.
Tổng quan thì một giám đốc điều hành phải đảm nhận cũng như đảm nhiệm rất nhiều công việc với những trách nhiệm và vai trò khác nhau bởi lẽ chính là người đứng đầu trong một doanh nghiệp, trách nhiệm của một Managing director cơ bản là đảm bảo được năng suất kinh doanh hiệu quả, đứng đầu theo hướng tích cực nhất.
Vai trò này đòi hỏi một Managing director không chỉ có năng lực mà còn đủ khả năng chịu áp lực cao trong một thời gian dài, phần lớn thời gian của họ sẽ dành cho những cuộc họp khác nhau, thăm những phòng ban trong kế hoạch văn phòng của bạn cũng như dành thời gian xem xét, định hướng được chiến lược của doanh nghiệp, trả lời mọi giải đáp thắc mắc từ phía hội đồng quản trị.
Họ không cần thực hiện những công việc hàng ngày như đánh giá năng lực, gọi điện cho nhân viên, chuẩn bị những cuộc họp vì họ đã trợ lý giám đốc thực hiện những công việc đó. Những người đứng ở vị trí giám đốc điều hành phải chịu một áp lực công việc khá lớn nên đôi khi họ sẽ thấy stress và mệt mỏi.
Những kỹ năng cần thiết của một Managing director
Họ phải là những người có tầm nhìn xa, rộng cũng như có khả năng thúc đẩy thêm năng suất lao động của nhân viên. Họ có thể ủy quyền, quản lý hiệu quả, có khả năng đàm phán và sử dụng truyền thông tốt. Có những kỹ năng thuyết trình ở mức tốt, hiểu biết chuyên sâu về kinh doanh, phân tích và đánh giá theo những góc độ và chiều hướng khác nhau. Khả năng tài chính mạnh mẽ, nhạy bén, khả năng dự báo kết quả đạt được và lập kế hoạch.
Họ còn phải là những người có đủ kiến thức về thị trường hoặc môi trường kinh doanh, có khả năng giải quyết những vấn đề dù có phức tạp nhất, có năng lực tư duy, ra những quyết định thích hợp và nhanh chóng nhất.
Những thách thức, lợi ích của vị trí này
Mang trong mình rất nhiều trách nhiệm để phát triển doanh nghiệp, tạo ra được công ăn việc làm, đem lại lợi nhuận lớn cho cổ đông, xã hội, những người Managing director phải chịu những thử thách vô cùng lớn, song song với việc đó họ được hưởng những chế độ và lợi ích vô cùng hấp dẫn.
Bình thường thì Managing director chính là những cổ đông của doanh nghiệp, thuộc trong hội đồng quản trị, vì vậy mà lợi ích được hưởng không chỉ là mức lương cao còn là cổ phiếu cũng như nhiều lợi ích liên quan khác.
Mặc dù vậy thì với những chế độ lương thưởng hấp dẫn như vậy, họ phải đối mặt với khá nhiều thử thách, vai trò càng lớn thì áp lực công việc sẽ càng cao. Họ chính là những người đưa ra quyết định quan trọng nhất nên thường hay bị cô lập trong doanh nghiệp.
Những áp lực công việc mà một Managing director phải đối mặt đó chính là thời gian làm việc, họ phải dành nhiều thời gian làm việc với khối lượng công việc lớn, đôi khi sẽ không đủ thời gian chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi.
Mặc dù vậy thì một Managing director vẫn mang trong mình nhiều kỳ vọng phát triển sự nghiệp, mặc dù vị trí này có vai trò lớn trong một tổ chức nhưng đây chưa phải là sự kết thúc của sự nghiệp. Managing director trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có thể tìm được cách chuyển sang đảm nhận những vai trò khác trong các công ty và doanh nghiệp vừa và lớn.
Khi sự nghiệp thăng tiến hơn, họ có thể nhắm tới vị trí Chủ tịch, đóng một vai trò hỗ trợ cũng như hướng dẫn những giám đốc điều hành mới, ngoài ra thì có thể có cơ hội đảm nhận những vị trí giám đốc điều hành không thuộc trong hội đồng quản trị của nhiều công ty khác nhau.
Managing director chính là một vị trí, chức vụ công việc đáng mơ ước của rất nhiều người hiện nay, thông qua bài viết trên, hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích nhất và kiến thức cụ thể về vị trí giám đốc điều hành trong một doanh nghiệp, mong có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn.