Lý do vì sao hiếm khi nghe về việc các các startup nông nghiệp ở Việt Nam gọi được vốn?
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng cơ hội để vượt qua khó khăn trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19Các doanh nghiệp thủy sản “lội ngược dòng” ngoạn mục, dự kiến lập mốc kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2022Chân dung “gã khổng lồ” Lego: Khởi đầu từ xưởng mộc nhỏ phá sản đến doanh nghiệp được ví như "Apple của thế giới đồ chơi"Có thể thấy, Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời. Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp (SKC) do Trung tâm BSA sáng lập và vận hành cho biết đã có gần 1.100 doanh nghiệp khởi nghiệp mảng nông nghiệp ra đời trong thời gian 10 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, mỗi năm, trong các cuộc thống kê những startup được đầu tư nhiều nhất năm thì tuyệt nhiên không thấy bất kể cái tên nào ở trong lĩnh vực nông nghiệp. Và ở mùa 5 chương trình Shark Tank Việt Nam có rất ít các startup trong mảng nông nghiệp lên gọi vốn và thuyết phục được các cá mập đồng ý rót vốn và rồi thành công nhận vốn càng hiếm.
Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc thuê công nhân giả vờ xây dựng vì hết cách
Do thiếu vốn nên hàng loạt dự án nhà ở tại Trung Quốc bị đóng băng. Nhiều chủ đầu tư đã phải thuê công nhân giả vờ xây dựng nhằm qua mắt các cơ quan chức năng.Đề xuất nới thêm room tín dụng: Doanh nghiệp BĐS liệu có hết "khát" vốn?
Việc "khát" vốn đặc biệt là vốn dài hạn, phụ thuộc phần lớn vào nguồn vay ngân hàng đã khiến thị trường bất động sản và các chủ đầu tư gặp không ít khó khăn trong thời gian qua khi Ngân hàng Nhà nước chặt siết room tín dụng.Vậy thì vì lý do là gì? Phải chăng các startup Việt Nam không muốn đi nhanh và xa hay là họ đã có quá nhiều tiền nên không cần đến tiền nữa.
Vì vốn còn nhỏ nên Sokfarm chưa gọi vốn
Được biết, Sokfarm thành lập vào năm 2019 bởi vợ chồng anh Phạm Đình Ngãi và Thạch Thị Chal Thi (người Khmer) tại Trà Vinh. ‘Sok’ ở trong tiếng Khmer có nghĩa là ‘hạnh phúc’ và hiện tại 90% lao động của startup này đều là người Khmer.
Và kể từ năm 2020 đến hiện tại thì dự án Mật hoa dừa Sokfarm đã đạt kha khá giải ở các cuộc thi khởi nghiệp. Mặc dù nổi đình nổi đám như thế nhưng Sokfarm vẫn chưa gọi vốn. Lý giải về vấn đề này, CEO của Sokfarm - anh Phạm Đình Ngãi cho biết, không giống như các sản phẩm công nghệ, chỉ có vòng đời từ 3 đến 5 năm thì các sản phẩm nông nghiệp có vòng đời đến 100 năm. Chính vì thế mà thường thì các startup nông nghiệp sẽ chẳng vội vàng trong chuyện gọi vốn mà ngược lại các nhà đầu tư cũng không thấy nhiều sự hấp dẫn bởi vì các sản phẩm nông nghiệp thừa tăng trưởng chậm.
Còn về phần của Sokfarm, sở dĩ vợ chồng của anh Ngãi chưa kêu gọi đầu tư là vì doanh nghiệp vẫn còn nhỏ. Và trong năm nay hay năm tới, Sokfarm cũng đang có kế hoạch sẽ tiến hành mở rộng thị trường ở Việt Nam và cả xuất khẩu, lúc đó thì doanh nghiệp cũng sẽ cần trang bị thêm cho mình nhà xưởng và máy móc. Vậy nên mà anh cũng cho biết bản thân đang chuẩn bị tìm hiểu về việc kêu gọi vốn để có thể thực hiện trong thời gian vài năm tới khi thực sự cần thiết.
Làm rõ hơn về vấn đề này, Phó Giám đốc BSA - bà Vũ Kim Anh cho biết: “Một trong những nguyên nhân khiến các startup nông nghiệp ít đi gọi vốn, là bởi hầu hết Founder không rành rẽ chuyện gọi vốn”. Ngoài ra thì các startup nông nghiệp cũng được các tỉnh thành và tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ khá nhiều về vốn.
Lý do tiên quyết: Niềm tin giữa founder và nhà đầu tư vẫn còn khá thấp
Trên cương vị là một người hỗ trợ cho các bạn trẻ khởi nghiệp trong BSA rất nhiệt tình và cũng đã hoạt động lâu ở trong ngành đầu tư tại Việt Nam thì chị Nguyễn Phi Vân có rất nhiều tâm sự.
Để có thể minh họa cho thực trạng vì sao mà cá startup Việt Nam đặc biệt là trong ngành nông nghiệp rất khó có thể kêu gọi vốn để scale - up, chị Vân đã đưa ra 1 case-study về chuỗi trà sữa sở hữu tầm 100 cửa hàng ở miền Tây mà chị vừa rót vốn. Cụ thể, các đây 3 năm, founder chuỗi trà sữa này có đến gặp chị và có đề nghị chị đầu tư để có thể cùng nhau mở rộng chuỗi. Lúc đó thì chị Nguyễn Phi Vân có hứa là: “Nếu 3 năm nữa em chưa chết và dùng tất cả nguyên liệu từ nông sản Việt Nam, thì hãy lại tìm đến với chị”.
Thời gian mới đây, sau 3 năm thì founder của chuỗi trà sữa đó có quay lại và nói với chị rằng cửa hàng vẫn còn sống và hiện tại đã có 100 cửa hàng ở khắp miền Tây, doanh thu tốt, lợi nhuận dương.
Chị Nguyễn Phi Vân kể rằng, ngoài lời hứa cách đây 3 năm, sở dĩ bản thân chọn đồng hành với founder này là vì bạn đó nhận ra rằng sẽ không scale-up được nếu như cứ làm theo cách cũ từ trước tới nay bản thân vẫn làm. Nói nôm na là bạn founder này đủ khiêm tốn. Với các dự án khởi nghiệp trong mảng nông nghiệp thì khi muốn scale-up thường thiếu đủ thứ”.
Và trước khi chính thức ký kết, như bất kể thương vụ đầu tư nào thì chị cũng mang đội xuống kiểm định lại. Đội kiểm định đã làm việc hết công suất trong 2 ngày. Có một điều mà chị Vân chú tâm khi tìm hiểu dự án đầu tư chính là các startup làm sao để có thể tăng trưởng qua các kênh digital hay các kênh chuyển đổi số như thế nào.
Và kết thúc đợt kiểm định, đội ngũ sáng lập cũng đã tâm sự với chị Vân rằng không ngờ rằng chuỗi lại có quá nhiều lỗ hổng và gấp 100 lần bạn dự đoán trước đó. Bên cạnh đó thì chuỗi còn dùng hơn 10 phần mềm khác nhau và mỗi cái sẽ phục vụ cho một mục tiêu khác nhau - không xài hết tính năng của mỗi phần mềm rồi chúng chẳng còn liên quan gì đến nhau.
Cũng theo đó thì chuỗi có 3 kho dữ liệu gồm 1 kho có 130.000 khách hàng và 1 kho khác với 60.000 khách hàng còn kho còn lại là khoảng 30.000 khách hàng. Còn đối với các doanh nghiệp, dữ liệu chính tiền và rõ ràng đang có 1 núi vàng nằm rải rác ở khắp nơi nhưng không ai biết khai thác mỏ vàng đó như thế nào cả.
Nếu như chúng ta có khoảng dưới 50 cửa hàng thì chúng ta có thể tự làm và tự xoay, đắp chỗ này một chút hay vá chỗ kia một chút, nếu như có khó khăn thì đi hỏi chị Vân hoặc anh Lâm Viên (Chủ tịch của Vinamit) thì hiện tại vẫn có thể giải quyết được.
Nhưng nếu như muốn scale - up từ 50 cho đến 500 cửa hàng thì lại là một câu chuyện vô cùng khác. Lúc đó thì chúng ta phải rất nghiêm túc và suy nghĩ xem mình sẽ sử dụng công cụ gì để có thể chuyển đổi và vì sao mình lại dùng công cụ này mà không dùng đến công cụ kia hay như sẽ xây dựng và phát triển thương hiệu như thế nào, doanh thu sẽ ra làm sao?....
Thông thường thì các nhà sáng lập dự án nông nghiệp của Việt Nam mình rất giỏi về sản phẩm cũng như ảm hiểu về nông nghiệp hay có niềm đam mê bất tận trong việc làm ra sản phẩm. Mặc dù vậy thì khởi nghiệp không phải là việc mà bạn làm nhiều sản phẩm là đủ mà còn 360 nghìn thứ khác. Nếu như muốn scale-up thì bạn phải vô cùng chuyên nghiệp, không thể chỉ làm thủ công và founder phải có tư duy đủ mở để có thể đón các nhà đầu tư bước vào. Hơn thế, founder cũng phải nhìn vào hiện thực để có thể bước đến tương lai. Nói tóm lại thì trước khi scale-up startup, phải scale-up được các Founder.
Mặc dù vậy, thực tế là ở Việt Nam thì niềm tin giữa các Founder và Nhà đầu tư khá thấp nên không thể đồng hành cùng với nhau đi xa hơn. Chính vì thế mà chị Vân mong các founder cũng như các nhà đầu tư đang sinh hoạt ở trong BSA có thể đặt niềm tin vào nhau và mở lòng để có thể scale-up bởi vì “BSA đã là nơi an toàn, nếu không thể mở lòng ở đây thì không thể mở lòng được ở đâu nữa cả”.