meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lý do gì khiến các siêu thị Mỹ không muốn lắp trạm sạc xe điện?

Thứ hai, 07/11/2022-08:11
Thị trường xe điện đang bùng nổ, nhiều chuỗi cửa hàng F&B đã nhanh chóng tham gia xây dựng trạm sạc xe điện để phục vụ nhu cầu cũng như thu hút thêm khách hàng. Với thời gian sạc lâu hơn bơm xăng sẽ giúp các siêu thị, cửa hàng có lợi hơn nếu có trạm sạc xe điện. Tuy nhiên không phải siêu thị nào cũng hứng thú với việc này.

Theo Nhịp sống thị trường, hãng tin CNN chia sẻ, việc các siêu thị tiện lợi xây dựng trạm sạc xe điện tại Mỹ sẽ là ý tưởng khá hợp lý khi các lái xe trong lúc đợi ắc quy đầy thì có thể mua đồ. Nhưng bất chấp có những khoản trợ cấp xây dựng trạm sạc của chính phủ Mỹ thì nhiều cửa hàng vẫn không muốn tiếp nhận mảng kinh doanh này. 

Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ là do chi phí duy trì trạm sạc đã khiến các cửa hàng tiện lợi phải trả thêm chi phí và không có lời. 

CNN cho biết, bản kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của chính phủ Mỹ đã dành đến 7,5 tỷ USD xây dựng những trạm sạc xe điện thay thế trạm xăng. Tuy nhiên mức phí duy trì và sự cạnh tranh về các trạm sạc được xây dựng từ chính những công ty xe điện khiến cho các cửa hàng ngần ngại. 


Chính phủ Mỹ đã dành đến 7,5 tỷ USD xây dựng những trạm sạc xe điện
Chính phủ Mỹ đã dành đến 7,5 tỷ USD xây dựng những trạm sạc xe điện

Chuyên gia Jigar Shah của Electrify America cho hay, tại Mỹ, chi phí duy trì một trạm sạc điện đang rơi vào khoảng 250.000 USD/năm. Loại phí này thông thường có sự khác biệt ở từng bang và sẽ áp dụng cho việc bảo trì, vận hành hệ thống điện. 

Nhất là khi có sự gia tăng lượng tiêu thụ điện đột biến trong thời gian ngắn. Chẳng hạn như 1 ô tô điện sạc nhanh thì cũng có thể làm gia tăng chi phí bảo trì này tùy vào công ty cung ứng điện 

CNN cho hay, có khoảng 90% chi phí duy trì trạm sạc tới từ khoản phí bảo trì này và sẽ biến động khó kiểm soát tùy theo mức độ sạc của phương tiện. Từ đó khiến những chủ trạm sạc không thể nào theo dõi đúng hay có biện pháp xử lý kịp thời. 

Về lý thuyết, các siêu thị có thể chuyển khoản phí này sang người dùng qua việc tăng giá sạc điện hoặc tăng giá hàng hóa. Tuy nhiên, điều này khiến nhiều người dùng bất bình hay làm giảm lợi thế cạnh tranh với những trạm sạc khác được xây dựng bởi các hãng xe điện. 

Có thực sự cần thiết

Jacob Maass - Chuyên gia của chuỗi Kum and Go cho biết, hiện các siêu thị tiện lợi rất cẩn thận với ý tưởng xây dựng trạm sạc xe điện so với năm 2018 - thời điểm các trạm sạc đầu tiên xuất hiện. 

Vào năm 2017, những trạm sạc điện nhanh được lắp đặt đã tạo một sự phấn khởi cho người dùng khi ngành ô tô điện đã có một bước tiến vượt bậc khi có thời gian sạc rất nhanh. 


Chi phí quá cao khiến các trạm sạc mới khó có thể được mở rộng
Chi phí quá cao khiến các trạm sạc mới khó có thể được mở rộng

Tuy nhiên, câu chuyện này lại không mấy vui vẻ với các chủ trạm sạc vì mức phí bảo trì sẽ tăng cao hơn với những chiếc ô tô điện sạc nhanh. Hiện tại, chuỗi Kum and Go mới sở hữu được 35 trạm sạc trên tổng số 400 chi nhánh của họ. Thương hiệu này cũng rất quan tâm tới việc khách hàng chờ đợi xe sạc đầy sẽ vào siêu thị mua đồ. Tuy nhiên vì chi phí quá cao khiến các trạm sạc mới khó có thể được mở rộng. 

Báo cáo ngành tại Mỹ cho thấy, các chuỗi cửa hàng tiện lợi như Kum and Go chủ yếu phụ thuộc vào doanh số bán hàng hơn là bán xăng hay bán điện. Do đó, việc sạc xe điện cần tốn nhiều thời gian hơn xe xăng thì các siêu thị sẽ có thêm lượng khách hàng vào mua đồ.

Tuy nhiên, mối lo về chi phí tiền điện và bảo trì lại càng khiến xu thế mở rộng này ngày càng khó thực hiện. Trước thực trạng đó, nhiều bang của Mỹ đã cắt giảm chi phí điện để khuyến khích phát triển các trạm sạc. Hiện có 36 bang đã hoặc sắp thực hiện hạ mức phí bảo trì điện xuống thấp nhất để hỗ trợ cho việc xây dựng các trạm sạc xe điện thay trạm xăng.

Rủi ro ở đâu?

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này thì các chuỗi siêu thị tiện lợi như Kum and Go vẫn đang phải mạo hiểm với hàng nghìn USD đầu tư vào các khoản phí bảo trì điện tại nhiều bang khác nhau. 

Với những khu vực nhiều khách hàng thì khoản phí này không đáng kể. Tuy nhiên, với những vùng ít người, vắng khách, cơ sở hạ tầng kém thì phí bảo trì là quá cao so với khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.

“Trong khi độ phủ sóng của ô tô điện chưa cao thì khả năng cung ứng và duy trì dịch vụ cho mảng này khá thấp sẽ khiến chi phí sạc điện trở nên cao hơn” - Đại diện bang Minnesota (một trong các vùng gặp khó khăn khi muốn hạ phí bảo trì điện) cảnh báo. 


Chi phí điện tại từng vùng có sự khác nhau gây khó dễ cho chủ trạm sạc
Chi phí điện tại từng vùng có sự khác nhau gây khó dễ cho chủ trạm sạc

Tờ CNN cũng cho hay, các chuỗi siêu thị tiện lợi như Kum and Go hoàn toàn được làm việc trực tiếp với các hãng cung ứng điện nhằm đàm phán chi phí khi dùng số lượng điện lớn. Hoặc ứng dụng các công nghệ tiết kiệm điện để giảm thiểu chi phí như sử dụng năng lượng mặt trời.

Bên cạnh đó, các trạm sạc còn có thể tự xây dựng kho trữ năng lượng tạm thời, để tích trữ điện cho những chiếc xe muốn sạc nhanh. Đồng thời hạn chế việc dùng điện cao đột ngột trong thời gian ngắn gây tăng chi phí bảo trì. 

Tuy nhiên, chuyên gia John DeBoer của hãng Siemens đang chịu trách nhiệm lắp đặt trạm sạc cho các hãng như Amazon, cho rằng các kho trữ năng lượng tạm thời này cũng không rẻ hơn bao nhiêu nếu so với chi phí lắp đặt, vận hành…

Nhìn ở khía cạnh khác, việc ngày càng nhiều hãng cung ứng điện độc quyền theo vùng miền đã khiến ngành xe điện tại Mỹ gặp khó khăn. Vì vậy, để gia nhập thị trường ngành điện cần cần trả chi phí rất cao tại một số khu vực, người dân sẽ phải chấp nhận mức giá điện cao mà không có sự lựa chọn nào khác.

Với nhiều lý do như trên, không khó hiểu khi CEO Tesla Elon Musk hay Tổng thống Joe Biden rất muốn phát triển ngành xe điện nhưng nhiều cửa hàng lại ngại xây dựng trạm sạc.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

11 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

11 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

11 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

11 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

11 giờ trước