Lợi nhuận giữ lại của Sacombank gần 9.000 tỷ đồng, gần bằng 50% vốn điều lệ
BÀI LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát vốn cho vay đấu giá đấtTop 5 phòng ban lương cao nhất ngành ngân hàng Việt: Ra trường lương chỉ 6-7 triệu, thăng chức lương tăng gấp 7 lầnHậu đại dịch Covid-19, hàng loạt ngân hàng đặt kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2022Theo Nhịp sống kinh tế, trong đại hội cổ đông thường niên, Hội đồng quản trị đã có báo cáo chi tiết gửi đến cổ đông. Trong báo cáo này nêu rõ, năm 2021 vừa qua là năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Sacombank. Đây chính là mốc son khép lại những thành tựu 5 năm tái cơ cấu, giai đoạn từ 2017 đến 2021.
Trong năm 2021, ngân hàng đã thu hồi, xử lý nợ xấu cũng như tài sản tồn đọng được 14.087 tỷ đồng. Trong số đó, ngân hàng đã thu hồi 11.759 tỷ đồng các khoản thuộc Đề án, vượt mục tiêu cổ đông giao là 10 nghìn tỷ đồng. Con số này giúp nâng mức thu hồi luỹ kế từ khi thực hiện Đề án lên 58.306 tỷ đồng, đạt 67,9% kế hoạch tổng thể đề án đến 2025 và vượt 7,9% tiến độ. So với cuối năm 2016, tài sản tồn đọng thuộc đề án cũng đã giảm 57%, chỉ còn chiếm 8% tổng tài sản.
Có thể thấy, quy mô của Sacombank ngày càng tăng trưởng qua các năm, phục hồi ngày càng tích cực đặc biệt trong giai đoạn vừa qua. Tại ngân hàng này, huy động vốn và cho vay đã tăng bình quân lần lượt ở mức 9% và 14,4%/năm. Tổng thu nhập của Sacombank đã tăng 23% một năm. Trong đó, thu dịch vụ tăng 30%/năm. Sacombank có lợi nhuận lõi bình quân hàng tháng tăng từ 50 tỷ đồng năm 2016 lên mức 900 – 950 tỷ đồng.
Trong năm qua, Ngân hàng Sacombank còn trích lập được 8.260 tỷ đồng chi phí dự phòng, nâng mức tổng trích lập lũy kế lên 20.287 tỷ đồng. Con số này giúp ngân hàng xuất sắc đạt 87,5% kế hoạch tổng thể của dự án đến năm 2025. Đáng chú ý, ngân hàng còn tiến hành xử lý phần nào tài sản tồn đọng trong năm qua.
Năm 2021, Sacombank cũng tăng được vốn tự có và bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Việc này được thể hiện qua việc ngân hàng đã hoàn tất thanh lý toàn bộ hơn 81,5 triệu cổ phiếu quỹ, mang tới nguồn thặng dư lên tới 1.684 tỷ đồng.
Đáng chú ý, vị thế của Ngân hàng Sacombank trên thị trường ngày càng cao, được nhiều nhà đầu tư coi trọng. Giá cổ phiếu STB đã tăng gấp 3,3 lần từ năm 2016. Khi đó, mức giá cổ phiếu chưa đến 10.000 đồng, hiện tại đã lên tới 31.000 đồng/cổ phiếu.
Trong báo cáo của Hội đồng quản trị còn đề cập đến vấn đề chia cổ tức cho cổ đông. Theo số liệu tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2021, lợi nhuận hợp nhất giữ lại đến cuối 2021 của Sacombank là gần 9.000 tỷ đồng. Con số này tương đương với 50% vốn điều lệ của Sacombank. Được biết, số tiền này có thể được dùng để chia cổ tức cho cổ đông và chờ sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.