Lời khuyên của nhà đầu tư bất động sản kỳ cựu: Hãy tìm đến ít nhất 3 nhà môi giới nếu muốn mua một căn nhà tốt
BÀI LIÊN QUAN
Những góc khuất phía sau sự hào nhoáng của nghề môi giới bất động sảnMôi giới tại vùng ven Hà Nội khẳng định: Đất tách thửa chỉ để “lùa gà”Phạm Lâm Dkra: Thông Tin về Phạm LâmTrên thực tế, một căn nhà tốt không chỉ đáp ứng được nhu cầu về ở cho gia chủ mà còn mang lại giá trị gia tăng cũng như khả năng thanh khoản trong tương lai. Theo lời anh Kiều Thắng - một nhà đầu tư bất động sản với 10 năm kinh nghiệm mua nhà nhưng vừa tiết kiệm được thời gian, vừa đảm bảo được khả năng chọn căn nhà ưng ý.
Dưới đây là những chia sẻ về bí quyết chọn nhà của nhà đầu tư bất động sản Kiều Thắng.
Các bước cần làm khi mua nhà thông qua môi giới
Bước đầu tiên: Đưa ra càng nhiều tiêu chí càng tốt
Bạn hãy đưa ra các tiêu chí của bản thân và gia đình đặc biệt là cả vợ và chồng như: mức tài chính tối đa, diện tích tối thiểu, phố - ngõ rộng bao nhiêu, chỗ gửi ô tô bao xa, khu vực mua nhà mong muốn, hướng nhà như thế nào,... Hơn thế, tiêu chí gần trường học, gần siêu thị, gần ngân hàng, gần cây ATM, gần bệnh viện,... cũng cần được bổ sung bởi cứ càng nhiều tiêu chí thì càng dễ kiếm nhà.
Bước thứ hai: Chọn môi giới
Lúc này, những người mua nhà nên tìm 3 - 5 bạn môi giới và gửi những tiêu chí của mình cho họ. Sau đó, bạn hãy yêu cầu nhà môi giới gửi ảnh thật của ngôi nhà. Bạn sẽ không mất phí, đi xem bao nhiêu nhà cũng miễn phí và khi giao dịch thành công chủ nhà sẽ trả phí. Trên thực tế, giá mua nhà đã bao gồm phí thuế ngay trong quá trình đàm phán.
Bước thứ ba: Đi xem nhà thực tế
Lúc này người mua nhà hãy đi xem một vài căn nhà phù hợp với nhu cầu của gia đình và đánh giá về ngôi nhà dựa trên các tiêu chí sau:
- Về vị trí: Mặt phố, ngõ hay ngách, lối đi chung hay không, ngõ thông hay cụt. Vị trí căn nhà có view hồ, công viên cây xanh là một ưu thế cho người mua nhà.
- Về thiết kế: Căn nhà bao gồm mấy tầng, mấy phòng ngủ và có vuông vắn hay không. Công năng sử dụng của ngôi nhà có thực sự phù hợp không. Phụ nữ thường sẽ có xu hướng ưu tiên xem nhà vệ sinh và bếp ăn.
- Về kết cấu: Căn nhà bao nhiêu mặt thoáng, kết cấu dầm cột có còn chắc chắn không hay căn nhà đã từng bị thấm nước vào trong tường chưa?
Bước thứ tư: Kiểm tra các lỗi phong thủy trong - ngoài nhà
Lúc này, người mua nhà cần phải kiểm tra lỗi phong thủy như sau như đường đam vào nhà, hạn chế có cột điện, hố ga, bãi rác trước cửa nhà hay sổ đất không đẹp,...
Bước thứ năm: Đến xem lại nhà
Sau khi bạn đã ưng căn nhà đó thì hãy đưa người nhà đến xem. Bởi vì khi thuận vợ thuận chồng về cuộc sống mới yên ấm được. Và đôi khi người xem nhà còn phải thuận cả nội ngoại đôi bên.
Bước thứ 6: Kiểm tra quá trình quy hoạch
Người mua nhà đừng quên làm việc này mỗi khi mua nhà bởi trên 50% đất Hà Nội đang nằm trong quy hoạch treo. Lúc này nếu nhà nào dính quy hoạch 1/500 trở xuống thì nên tránh. Nếu muốn kiểm tra quy hoạch thì bạn có thể đến các địa chỉ sau: Phòng địa chính của Ủy ban nhân dân quận; B6 Nguyễn Chánh - Viện Quy hoạch kiến trúc Hà Nội; 31B Tràng Thi - Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.
Bước thứ 7: Tiến hành đàm phán về giá với chủ nhà
Trên thực tế, nhà nào cũng có thể thương lượng và thuận mua vừa bán. Nhưng bạn đừng bao giờ trả 7 tỷ cho một ngôi nhà 10 tỷ mà hãy hỏi sau này khi bán ngôi nhà với mức giá như vậy thì sẽ cắt giảm bao nhiêu cho khách.
Bước thứ 8: Hãy thống nhất các loại phí giữa bên mua và bên bán
Bước tiếp theo bạn cần làm là hãy thống nhất các loại phí giữa bên mua và bên bán. Bao gồm thuế thu nhập cá nhân, 2% giá trị hợp đồng công chứng, phí trước bạ là 0,5 giá trị hợp đồng công chứng; phí công chứng căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC; Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - o,15% tại Hà Nội nhưng không quá 5 triệu đồng.
Bước thứ 9: Tiến hành soạn thảo 2 bản hợp đồng
Theo đó, hợp đồng mua bán với số tiền bằng với giá trị giao dịch thực tế và hợp đồng mua bán với số tiền bằng với đơn giá quy định của Nhà nước.
Bước thứ 10: Nộp hồ sơ và đính chính lại biến động nhà đất
Sau khi đã hoàn thành xong bước công chứng hợp đồng thì bạn hãy đến 1 trong 3 địa điểm sau:
Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (trường hợp nếu địa phương chưa có văn phòng đăng ký đất đai).
Với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa.
Theo đó, người mua nhà sẽ tiến hành nộp hồ sơ và đính chính lại biến động của nhà đất tại trang 4 của sổ đỏ hoặc cấp sổ mới. Sau đó thì bạn chỉ cần cầm giấy hẹn về và đợi lên lấy sổ.
Những lưu ý không nên bỏ qua khi mua nhà qua môi giới
Mua nhà qua môi giới thường thuận tiện hơn. Tuy nhiên bạn nên nằm lòng 5 lưu ý dưới đây để tránh gặp rủi ro.
1. Tìm kiếm đơn vị môi giới chuyên nghiệp
Hiện nay có rất nhiều người hành nghề môi giới bất động sản tự do, họ làm việc bằng cách nhặt nhạnh một vài dự án và tự đứng ra làm môi giới. Nhiều người không được tiếp cận với chủ nhà mà phải thông qua những người môi giới này để có thể sở hữu được căn nhà hoặc mảnh đất ưng ý.
Đây chính là một trong những lý do dẫn đến sai lệch thông tin mua bán, người mua mất thời gian, tiền bạc, tài sản và thậm chí là vi phạm luật.
Vì thế bạn hãy tìm kiếm những đơn vị môi giới chuyên nghiệp, có uy tín và đủ điều kiện hoạt động. Với các dự án thì bạn nên làm việc trực tiếp với đơn vị phân phối trực tiếp của chủ đầu tư để tránh các rủi ro không đáng có.
2. Kiểm tra môi giới có tâm
Lúc này bạn hãy đặt những câu hỏi như Nguyên nhân chủ cũ muốn bán căn nhà? Những hạn chế của bất động sản này? Thực hiện các thủ tục pháp lý khi giao dịch như thế nào?
Điều này sẽ giúp cho bạn kiếm được môi giới có tâm hay không. Bởi người môi giới phải là người có hiểu biết chi tiết về dự án mới có thể tư vấn cho bạn một cách xác thực. Vì thế, người môi giới phải có những kiến thức cơ bản dựa trên kinh nghiệm thực tế và có những đơn vị tư vấn luật, luật sư và công chứng để tham vấn cho họ. Bên cạnh đó, thông qua tác phong làm việc, trao đổi, nói chuyện sẽ giúp bạn cảm nhận họ có thật sự đáng tin cậy hay không.
3. Xác thực các thông tin mà người môi giới đưa ra
Những người mua nhà nên nhớ mọi thông tin mà người môi giới đưa ra cần thực tế, khách quan và trung thực. Bạn đừng để bị đánh lừa bởi những yếu tố như đẹp hoặc siêu rẻ. Lúc đó bạn hãy tự mình xác thực bằng cách hỏi những người xung quanh bất động sản đó. Hơn nữa bạn cũng nên tham khảo giá cả nhà đất của khu vực mình định mua để có thỏa thuận hợp lý từ đó tránh việc mua nhà với giá trên mây.
4. Kiểm chứng các thủ tục và các chi phí liên quan
Trong các giao dịch trung gian thì thủ tục và các khoản chi phí là rất quan trọng. Chính vì thế bạn hãy xem xét và đọc kỹ, kiểm chứng các giấy từ, hồ sơ, chi phí trước khi đặt cọc hoặc thanh toán. Bạn cũng có thể nhờ đến sự tư vấn của các văn phòng luật nếu không thực sự hiểu rõ.
5. Thỏa thuận mức hoa hồng trước khi giao dịch
Việc thỏa thuận mức hoa hồng và ký hợp đồng trước giao dịch với người môi giới một cách rõ ràng nhằm tránh được việc tranh chấp hoặc mâu thuẫn phát sinh không đáng có.