meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Loạt nhà máy hơn 50 năm tuổi khu Cao Xà Lá đình đám một thời tại Hà Nội: Có những công ty thua lỗ triền miên, có đơn vị lãi top đầu cả nước

Thứ bảy, 20/05/2023-23:05
Bên cạnh loạt nhà máy cao, xà phòng, thuốc lá hình thành nên tên gọi "Cao Xà Lá", khu vực này còn có một loạt nhà máy lớn khác như Cơ khí Hà Nội, Bóng đèn Rạng Đông hay Giầy Thượng.

Người dân Thủ đô thường dùng từ Cao Xà Lá để nói về tổ hợp công nghiệp lớn nhất một thời, từng là niềm tự hào của Hà Nội gồm 3 nhà máy cao su - xà phòng - thuốc lá ở quận Thanh Xuân.

Tổ hợp bao gồm Nhà máy cao su Sao Vàng, Nhà máy Xà phòng Hà Nội và Nhà máy thuốc lá Thăng Long. Đây là 3 khu đất liền kề nhau và có vị trí đắc địa trên mặt tiền đường Nguyễn Trãi, nằm trên trục đường có tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi qua, gần Ngã Tư Sở và đường vành đai 3. Đối diện là 2 trường đại học và khu vực dày đặc chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại với quy mô, mật độ lớn.

Không chỉ có Cao Xà Lá, khu vực này còn là nơi tọa lạc của một loạt nhà máy lớn và lâu đời khác như Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông, Giầy Thượng Đình hay Cơ khí Hà Nội.


Khu vực Cao - Xà - Lá và các nhà máy Thượng Đình, Rạng Đông ở kế bên
Khu vực Cao - Xà - Lá và các nhà máy Thượng Đình, Rạng Đông ở kế bên

Sau hơn nửa thế kỷ trôi qua, các thương hiệu trên đều đã trở nên quen thuộc, một số vẫn duy trì hoạt động sản xuất tại khu vực này, một số đã chuyển đi, đất được triển khai thành các dự án bất động sản.

Tuy nhiên những biến động của thời cuộc khiến cho không phải đơn vị nào cũng vẫn duy trì được phong độ tương xứng với tên tuổi lâu năm của mình: ngoại trừ bóng đèn Rạng Đông vẫn tăng trưởng và chiếm vị thế lớn trong ngành, kết quả kinh doanh của một số đơn vị không ghi nhận sự bứt phá trong suốt thời gian dài.

Trong khi đó, Xà phòng Hà Nội (Haso) hay Giầy Thượng Đình đang trong giai đoạn sa sút với nguồn thu rất thấp, thua lỗ kéo dài.


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đơn vị tính: Tỷ đồng

CTCP Cao Su Sao Vàng

Nhà máy cao su Sao Vàng thành lập từ năm 1960, sau đó được đổi tên thành Công ty Cổ phần cao su Sao Vàng, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương, chuyên sản xuất các loại săm lốp máy bay, ôtô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật. Đây được coi là nhà máy ra đời sớm nhất ngành công nghiệp cao su Việt Nam.

Hiện nhà máy tại 231 Nguyễn Trãi với diện tích khoảng 62.000 m2 vẫn sản xuất bình thường với công nghệ cũ từ nhiều năm trước. Hơn 7 năm trước, nhà máy nằm trong kế hoạch di dời ra khỏi nội đô Hà Nội vì ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có động thái di dời một cách cụ thể.

Năm 2022, Cao su Sao Vàng đạt doanh thu 915 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 38 tỷ đồng, liên tiếp xuống dốc sau khi đạt đỉnh lợi nhuận gần trăm tỷ đồng vào năm 2020.

Khu đất 231 Nguyễn Trãi của công ty đã được dùng để góp vốn với Tập đoàn Hoành Sơn triển khai dự án bất động sản tại đây.


CTCP Cao Su Sao Vàng
CTCP Cao Su Sao Vàng

CTCP Xà phòng Hà Nội (Hasoco)

Đây là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem) được xây dựng từ năm 1958. Nhà máy Xà phòng Hà Nội trước đây nằm cạnh Nhà máy cao su Sao Vàng nhưng nay đã di dời ra khỏi nội đô, để lại một khu đất rộng, nằm cạnh đường Nguyễn Trãi. Nhà máy chuyên sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp như xà phòng, nước rửa bát, nước giặt, xà bông, kem đánh răng, xà phòng thơm…

Một số sản phẩm nổi tiếng được khách hàng yêu thích thời kỳ trước có thể kể đến kem giặt Haso H/s, xà phòng bánh 72%, thuốc đánh răng Ngọc Lan, xà phòng thơm hoa nhài Ngọc Lan.


CTCP Xà phòng Hà Nội (Hasoco)
CTCP Xà phòng Hà Nội (Hasoco)

Năm 1994, công ty được chấp thuận cho liên doanh với Tập đoàn Unilever, mang lại doanh thu ổn định. Tuy nhiên, năm 2017, Unilever bắt đầu chấm dứt hợp đồng gia công với công ty đã tác động đến bức tranh tài chính.

Từ doanh thu 261 tỷ đồng thời điểm 2012, sau một thập kỷ, doanh thu của Xà phòng Hà Nội chỉ còn lại 1/5 với 50 tỷ đồng năm 2021, lần đầu báo lỗ 15 tỷ đồng. Đến năm 2022, số lỗ này được thu hẹp còn 7 tỷ đồng.

Hiện khu đất tại 233B Nguyễn Trãi của công ty cùng với nhà máy cũ của Bột giặt Lix đã được mang góp vốn thành lập công ty triển khai dự án.

Công ty thuốc lá Thăng Long

Nhà máy thuốc lá Thăng Long là Nhà máy còn lại trong tổ hợp Cao Xà Lá. Đây là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba). Bên cạnh nhà máy Thăng Long, công ty này còn sở hữu ba nhà máy thuốc lá khác tại Bắc Sơn, Thanh Hóa và Đà Nẵng.

Ước tính mỗi năm nhà máy này cho ra thị trường 1 tỷ bao thuốc lá và đóng hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Đến năm 2019, số nộp ngân sách của Vinataba đã lên tới 11.368 tỷ đồng, chiếm khoảng 65,6% toàn ngành.

Doanh thu năm 2021 của công ty đạt 7.013 tỷ đồng - mức tăng trưởng lịch sử từ trước đến nay, lợi nhuận trước thuế đạt 189 tỷ đồng. Hiện đây vẫn là tên tuổi giữ vai trò quan trọng trong Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam nói riêng và ngành thuốc lá Việt Nam nói chung.


CTCP Xà phòng Hà Nội (Hasoco)
CTCP Xà phòng Hà Nội (Hasoco)

CTCP Bóng đèn phích nước Rạng Đông

Nằm kế bên khu Cao Xà Lá Nguyễn Trãi là CTCP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, tiền thân là Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông được xây dựng vào năm 1958. Đây là 1 trong 13 nhà máy đầu tiên được lựa chọn xây dựng, đặt nền móng cho nền công nghiệp nhẹ Việt Nam thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Từ năm 2004, Rạng Đông hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ. Đến năm 2006, Nhà nước giảm tỉ lệ sở hữu tại đây xuống còn 21% thông qua SCIC và chính thức thoái toàn bộ vốn vào năm 2015.


CTCP Bóng đèn phích nước Rạng Đông
CTCP Bóng đèn phích nước Rạng Đông

Sau 64 năm hoạt động trên thị trường, Rạng Đông vẫn được đánh giá là nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng và phích nước với 2 nhà máy sản xuất lớn tại Hà Nội.

Đây là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng nhất trong số các doanh nghiệp sản xuất ở khu vực này.

Năm 2022, Rạng Đông thiết lập kết quả kinh doanh cao nhất trong lịch sử với doanh thu đạt 6.910 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 610 tỷ đồng.


Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh

CTCP Giày Thượng Đình

Xét về hành trình lịch sử, hiếm có thương hiệu nào có thể bám sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt như Giày Thượng Đình. Hình ảnh đôi giày bata trắng đơn giản với họa tiết ba sọc xanh lam cùng phần đế cao su dẻo rất được ưa chuộng bởi tính bền, hữu dụng và phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau.

Tuy nhiên, kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2015, thương hiệu vang bóng một thời có trụ sở tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội lại có kết quả kinh doanh bết bát và chỉ mới hồi sinh trở lại vào năm 2022.

Năm 2022, Công ty Cổ phần Giày Thượng Đình (GTD) đạt doanh thu thuần 109 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, nhờ các chỉ tiêu khác phần lớn đều ghi nhận sự cải thiện đáng kể, Giày Thượng Đình bất ngờ báo lãi sau thuế đạt 117 triệu đồng sau 5 năm liên tục báo lỗ kể từ 2017.

Trước đó, các năm 2017, 2019, 2020, mỗi năm Giày Thượng Đình lỗ đến hơn 13 tỷ.


Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh

Tại ngày 31/12/2022, tổng số nợ ngắn hạn đã vượt qua tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy sự mất cân đối về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, theo đó ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của Giày Thượng Đình trong tương lai.

Thực tế, việc có lãi khiêm tốn trở lại vừa qua vẫn chưa đủ để xoá khoản lỗ luỹ kế 49 tỷ đồng của công ty này. Điểm tựa duy nhất của Giày Thượng Đình hiện nay có lẽ chỉ nhờ vào quỹ đất của công ty, nằm tại những vị trí đông đúc của Hà Nội như khu đất có diện tích 36.105 m2 tại số 277 Nguyễn Trãi, Hà Nội. Hiện tại, công ty đang làm thủ tục gia hạn hợp đồng thuê đất.


Khu đất của Giầy Thượng đình nằm sát giao cắt của Đường Nguyễn Trãi và đường Vành đai 3
Khu đất của Giầy Thượng đình nằm sát giao cắt của Đường Nguyễn Trãi và đường Vành đai 3

Hay khu đất 17.587m2 tại Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam, khu đất 18.403m2 tại khu công nghiệp Đồng Văn, xã Duy Minh, Hà Nam, thời hạn thuê đến 2054…Các khu đất thuê tại phố trung tâm Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội và Hạ Đình, Thanh Xuân.

Hồi 2020, công ty cho biết việc sản xuất kinh doanh ở 277 Nguyễn Trãi, Hà Nội không hiệu quả, kém lợi thế. Chi phí bình quân bị tăng do chi phí cố định như khấu hao, thuê đất…hầu như không thay đổi trong khi sản lượng giảm sút từ đó dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ vốn trong năm đó. Năm 2022, thuế nhà đất và tiền thuê đất mà công ty phải nộp là hơn 9 tỷ đồng. 

Theo quyết định số 908 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/6/2020, UBND TP. Hà Nội sẽ phải thực hiện thoái vốn nhà nước tại 28 doanh nghiệp, hạn chót đến hết năm 2020. Theo đó, Uỷ ban Nhân dân TP. Hà Nội buộc phải thoái toàn bộ 68,67% vốn tại Công ty cổ phần Giày Thượng Đình trước ngày 31/12/2020, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại việc thoái vốn vẫn chưa hoàn tất.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 giờ trước