meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lo không “gánh” được tiền thuê đất, doanh nghiệp TP.HCM muốn giãn thời gian áp dụng bảng giá đất mới

Thứ hai, 11/11/2024-10:11
Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM cho rằng, bảng giá đất mới có thể làm gia tăng đáng kể chi phí thuê đất , thậm chí có nơi tăng tới hơn 50%. Do vậy, các doanh nghiệp kiến nghị nên giãn thời gian áp dụng, hoặc có lộ trình cụ thể để doanh nghiệp chủ động trong việc ký hợp đồng thuê mới.

Ông Tô Ngọc Ngời, Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Lâm Sản Sài Gòn (quận 3, TP.HCM) cho biết, công ty hiện đang thuê một lô đất rộng 1.325m2 trên đường Trương Định để làm văn phòng. Theo quy định trước đây, tiền thuê đất hàng năm là 4,2 tỉ đồng.

Tuy nhiên, nếu áp dụng theo bảng giá đất mới do Sở Tài chính đề xuất, tiền thuê sẽ tăng thêm khoảng 30%, tương đương hơn 6,1 tỉ đồng. Đây là mức chi phí vượt quá khả năng chịu đựng và doanh nghiệp không thể gánh nổi.

Doanh nghiệp “ngồi trên đống lửa”

Tương tự, ông Trần Văn Mười, Phó Chủ tịch Thường trực CLB Doanh nghiệp Thanh Hóa cho biết, doanh nghiệp bất động sản đang chịu tác động lớn từ bảng giá đất mới. Ví dụ, giá đất tại phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức) trước đây chỉ khoảng 7 triệu đồng/m2, nay đã tăng gấp nhiều lần, khiến doanh nghiệp và người dân khó có khả năng chi trả thuế.

“Trong bối cảnh kinh tế ngành bất động sản gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, việc thuế giá đất tăng cao sẽ càng gây áp lực lớn, đặc biệt khi các doanh nghiệp và người dân đang gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng," ông Mười chia sẻ.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng chia sẻ, khi tiền thuê đất tăng, chi phí sản xuất tăng theo, nhưng giá đơn hàng không tăng mà còn giảm để giữ khách hàng. Điều này dẫn đến lợi nhuận giảm sút, nhưng họ vẫn phải duy trì hoạt động để không ảnh hưởng đến bộ máy và quy trình sản xuất. Do đó, năm nay vẫn là một năm đầy thách thức cho các doanh nghiệp.


Nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP.HCM đang thuê đất nhà nước theo diện trả tiền hàng năm sẽ chịu ảnh hưởng bởi bảng giá đất tại TP.HCM
Nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP.HCM đang thuê đất nhà nước theo diện trả tiền hàng năm sẽ chịu ảnh hưởng bởi bảng giá đất tại TP.HCM

Bà Bùi Thị Nữ, Phó phòng quản lý giám sát đầu tư các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM cho biết, thành phố hiện có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp, trong đó có 6 khu đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính nên không chịu ảnh hưởng.

Còn lại 11 khu đang thuê đất nhà nước theo diện trả tiền hàng năm, nếu đơn vị nào đang ký thuê ổn định trong 5 năm thì 2-3 năm tới vẫn được áp dụng bảng giá cũ, còn lại sẽ chịu ảnh hưởng khá lớn. Bà Nữ nhận định, bảng giá đất mới tác động rất nhiều đến đơn giá thuê đất hàng năm (đơn giá tính theo tỷ lệ 0,25 – 3%/năm).

Trước đó, trong văn bản gửi UBND TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cũng nhận định tỷ lệ tính đơn giá thuê đất mới đang đẩy chi phí thuê đất lên rất cao. Cụ thể, tại khu vực 1 (bao gồm các quận trung tâm như quận 1, 3, 4, 5, 6,10,11, Bình Thạnh và Phú Nhuận) tăng 35%; khu vực 2 (quận 7, 8, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp và TP Thủ Đức) tăng 54% và khu vực 3 (gồm các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ) tăng 50%.

Đối với đất thương mại - dịch vụ, mức tăng cũng rất lớn, lần lượt là 18% cho khu vực 1, 25% cho khu vực 2 và 53% cho khu vực 3. Vì vậy, các doanh nghiệp kiến nghị, nên có lộ trình áp dụng bảng giá đất mới, cho phép tăng giá thuê đất dần dần, giúp doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và chủ động hơn khi ký kết hợp đồng mới.

Cần tính toán hợp lý tiền thuê đất 

Trước đó, trong văn bản gửi UBND TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA cho rằng, tỷ lệ tính đơn giá thuê đất mới đang khiến chi phí thuê đất tăng rất cao, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp. Vì vậy, HUBA đề xuất điều chỉnh tỷ lệ tính đơn giá thuê đất để giảm bớt áp lực tài chính.

Cụ thể, HUBA đề xuất tỷ lệ 0,25% cho nhóm đất nông nghiệp; 0,3% cho đất tại khu công nghệ cao và công viên phần mềm. Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, mức đề xuất là 0,5% cho khu vực 1; 0,4% cho khu vực 2 và 0,3% cho khu vực 3. Đối với đất thương mại - dịch vụ, HUBA đề xuất mức 1% cho khu vực 1; 0,75% cho khu vực 2 và 0,5% cho khu vực 3.

Trả lời những băn khoăn của doanh nghiệp, ông Đào Quang Dương, Phó trưởng Phòng Kinh tế đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, các sở, ngành và chuyên gia kinh tế đã cân nhắc kỹ về tác động của việc tăng tiền thuê đất đối với doanh nghiệp trong quá trình điều chỉnh bảng giá đất.


Tỷ lệ tính đơn giá thuê đất mới đang khiến chi phí thuê đất tăng rất cao, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp
Tỷ lệ tính đơn giá thuê đất mới đang khiến chi phí thuê đất tăng rất cao, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Theo ông Dương, bảng giá đất mới có hai yếu tố tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và kinh tế TP.HCM: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và tiền thuê đất. Hiện Sở TN&MT đã phối hợp với Sở Tài chính TP.HCM đề xuất mức tỷ lệ đơn giá thuê đất từ 0,25% đến 1%, nhằm giữ chi phí hợp lý và giảm áp lực cho doanh nghiệp.

"Theo Luật Đất đai 2013, tỷ lệ đơn giá thuê đất là 1-3%, TP.HCM đã áp dụng trong khoảng 1-2%. Với quy định sửa đổi trong Luật Đất đai 2024, tỷ lệ này có thể dao động từ 0,25% đến 3%. Tuy nhiên, Sở Tài chính đang xem xét áp dụng mức 0,25-1% để duy trì mức thu ổn định như trước đây," ông Dương giải thích.

Về ảnh hưởng đến giá bất động sản, ông Dương khẳng định rằng bảng giá đất mới sẽ không tác động đến giá thị trường, vì giá bất động sản vẫn chịu sự chi phối của cung và cầu. "Các chủ đầu tư sẽ tự thỏa thuận giá bán với người dân, và bảng giá đất mới không làm thay đổi chi phí đầu ra hoặc đầu vào của bất động sản," ông bổ sung.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước