Lĩnh vực nào sẽ nhận được vốn từ room tín dụng mới?
Theo TTXVN, hạn mức tăng trưởng tín dụng vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm sẽ ưu tiên chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo ưu tiên chủ trương của Chính phủ nhằm giải quyết bài toán khó hỗ trợ khách hàng cá nhân khởi nghiệp, kinh doanh… Thông tin này đã được Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm khẳng định.
Bà Diễm cho biết, ngân hàng này mới đây vừa được cấp thêm 4% room tín dụng, nâng tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm của Sacombank lên 11%. Như vậy, từ nay đến hết năm 2022, ngân hàng này sẽ có 15.000 tỷ đồng để cung ứng ra nền kinh tế.
Vị này nhấn mạnh, room tín dụng được cấp thêm chắc chắn sẽ chảy vào lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Còn về lĩnh vực bất động sản, việc cho vay vẫn rất khó khăn và bị hạn chế, nếu có cũng chỉ là thực hiện những hợp đồng đã ký cam kết cấp tín dụng từ trước.
Bà Diễm cũng nhận định, một số nhà băng đã rơi vào cảnh thiếu thanh khoản, khan vốn nên cần được cân đối tốt dòng vốn mới có thể cho vay chứ không được cho vay dồn dập. Với Sacombank, thanh khoản vẫn dồi dào nhưng tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng được kiểm soát chặt hơn và chia đều cho 4 tháng cuối năm 2022 để bảo đảm tăng trưởng đúng mục tiêu.
Một số ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room tín dụng
Những ngân hàng được nới room tín dụng trong đợt này là các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao, có tăng trưởng tín dụng tích cực trong lĩnh vực tín dụng ưu tiên, giảm lãi suất cho vay với khách hàng.Điều chỉnh nới room tín dụng liệu có là tín hiệu vui với bất động sản?
Những thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh nới room tín dụng đang được không ít các nhà đầu tư bất động sản hết sức quan tâm, mong đợi. Tuy nhiên, theo như nhận định của các chuyên gia kinh tế, triển vọng để dòng vốn đổ vào thị trường địa ốc được khơi thông trong ngắn hạn sẽ là rất thấp.Nới room tín dụng, dòng vốn vào bất động sản liệu có được khơi thông?
Việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới room tín dụng cho các ngân hàng thương mại là tín hiệu đáng mừng dành cho thị trường bất động sản. Nhưng những tác động có thể chưa đáng kể vì lãi suất có xu hướng tăng cao.Ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã phát thông cáo báo chí về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 với những ngân hàng thương mại có đề nghị và gửi thông báo cho họ.
Việc điều chỉnh room sẽ dựa vào cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Cùng với đó, khuyến khích các ngân hàng thương mại nâng cao khả năng kinh doanh, an toàn hoạt động và lành mạnh hóa hệ thống.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tới tiếp tục điều hành với định hướng tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng và hỗ trợ kinh tế phục hồi tăng trưởng.
Tuy không có danh sách cụ thể các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room đợt này, hay hạn mức cụ thể cho mỗi nhà băng, tuy nhiên, một số cái tên sáng giá có thể nhắc tới là: Sacombank, MBBank, HDBank, OCB, ACB, VIB, VietinBank, VPBank, BIDV, Vietcombank, Techcombank, TPBank,... với hạn mức tăng trưởng tín dụng được bổ sung cho những đơn vị này dao động từ 0,7 - 4%.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tới ngày 26/8, tín dụng đã tăng 9,91% so với cuối năm ngoái. Trong khi đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của cả năm 2022 ở mức 14%. Mức tăng này khá cao so với cùng kỳ của nhiều năm trở lại đây, cũng phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế, giúp các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế thuận lợi phục hồi khả quan hơn trong những tháng qua. Tín dụng tới đây vẫn chảy vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực được ưu tiên, trong khi đó vẫn kiểm soát chặt vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.