Liệu GDP bình quân Việt Nam có đủ để "hóa hổ" nếu tăng trưởng trung bình trên 6%
BÀI LIÊN QUAN
Ngân hàng Standard Chartered dự báo năm 2022 tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 6,7%WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt 5,3%Kinh tế Quý I khả quan, GDP tăng 5,03%Việt Nam có thể trở thành “con hổ” mới của Châu Á
Theo ghi nhận, thời gian gần đây, báo chí quốc tế đã có những bài viết cho rằng Việt Nam đang có cơ hội phát triển cao, thậm chí là còn có nhận định rằng Việt Nam có thể trở thành con hổ mới của Châu Á.
Tờ Business Times từng có nhận định trong bài viết "Tiếng gầm của một con hổ châu Á mới - Roar of a new Asian tiger" khi nói về Việt Nam đầu năm 2022 như sau: "Từng nằm trong số các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, nền kinh tế của quốc gia này (Việt Nam - PV) hiện đang phát triển vượt bậc. Ngân hàng Thế giới mô tả đây là một trong những quốc gia mới nổi và năng động nhất trong toàn bộ khu vực Đông Á".
Cũng theo đó, Business Times đã chỉ ra 6 dẫn chứng cho nhận định của mình. Đầu tiên đó là sự bùng nổ của năng lượng tái tạo. Thứ hai là việc tài trợ cho khởi nghiệp. Thứ ba đó là sự bùng nổ năng lượng tái tạo. Thứ tư chính là tình trạng khát lao động. Thứ năm đó là sự phát triển của thị trường bất động sản. Cuối cùng là nhu cầu của cơ sở hạ tầng lớn.
GDP quý II/2022 tăng trưởng ấn tượng, cao nhất trong một thập kỷ
Theo Tổng cục Thống kê GDP quý II của năm năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2021, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2021. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát, do đó, khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dần phục hồi.IMF dự báo 5 năm nữa GDP Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á
IMF đưa ra dự báo rằng Việt Nam sẽ chỉ mất hơn 4 năm nữa là sẽ vượt qua Indonesia về GDP bình quân đầu người.Còn trang lepetitjournal của Pháp cũng có bài phân tích đầy tính lạc quan như sau: "Việt Nam thực sự sẽ trở thành con hổ của Châu Á". Và lập luận rằng, Việt Nam chính là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á có mức tăng trưởng dương 2 năm liên tục và bất chấp dịch COVID-19 hoành hành, lần lượt là 2,9% cho năm 2020 và 2,58% cho năm 2021. Tổng quan, quá trình phát triển của Việt Nam sau đổi mới đã không ngừng cải thiện các chính sách được xem là những căn cứ để cho các nhà phân tích chứng minh về triển vọng của người Việt Nam.
Và nếu nhìn vào 4 con hổ Châu Á hiện nay đó là Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) và Hong Kong (Trung Quốc) thì sẽ thấy được rằng, từ năm 1960 đến năm 1990, những nền kinh tế này đều ghi nhận mức tăng trưởng trung bình mỗi năm khoảng 6%. Cũng chính tốc độ này đã tạo điều kiện cho sự phát triển và công nghiệp hóa.
Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) - GS Nguyễn Đức Khương cho biết, việc Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với những nền kinh tế lớn trong khu vực và trở thành một trong những con hổ mới là có một viễn cảnh khá khả quan.
GS Nguyễn Đức Khương giải thích: "Chúng ta tạm tính toán đơn giản như thế này. GDP của Việt Nam được dự báo đạt 408 tỷ USD năm 2022 theo giá hiện hành, xếp thứ 39 toàn cầu, theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tháng 4 vừa qua".
Có thể thấy, khi loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát thì GDP thực tế ước tính đạt mức 394 tỷ USD. Giả định nền kinh tế của nước ta đang tăng trưởng trung bình là 6,5% từ nay cho đến năm 2045 thì khi đó GDP nước ta cũng sẽ đạt mức 1.677 tỷ USD.
Và với dân số xấp xỉ 109 triệu người đến năm 2045 thì ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank), GDP bình quân đầu người sẽ rơi vào khoảng 15.385 USD, mức này ghi nhận cao hơn mức ngưỡng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của nhóm các nước có thu nhập cao và được ước vào khoảng 13.713 USD dựa trên tốc độ thay đổi của chỉ số này ở trong giai đoạn năm 2011 - 2021. Trong năm 2021, ngưỡng này ghi nhận là 12.695 USD.
Còn nếu trong trường hợp kém khả quan hơn thì tỷ lệ tăng trưởng trung bình của nước ta chỉ đạt 6% trong giai đoạn năm 2023 - 2045 thì GDP bình quân đầu người nước ta sẽ rơi vào khoảng 13.807 USD. Khi đó, Việt Nam vẫn là nhóm có thu nhập cao vượt ngưỡng 13.713 USD nhưng vẫn nằm trong nhóm đứng cuối danh sách.
Theo thống kê, tính đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, và Indonesia. Dự báo của IMF, Việt Nam sẽ chỉ mất hơn 4 năm nữa là sẽ vượt qua được Indonesia về GDP bình quân đầu người.
IMF cũng đưa ra dự báo, đến năm 2026, Việt Nam sẽ vươn lên thứ 4 trong nhóm ASEAN - 6 về GDP bình quân đầu người, đạt mức 6.140 USD/người. Xếp sau sẽ là Singapore (đạt mức 97.316 USD/người), Malaysia (đạt mức 17.121 USD/người), Thái Lan (đạt mức 9.480 USD/người) và vượt qua Indonesia (đạt mức 6.125 USD/người), Philippines (đạt mức 4.801 USD/người).
Nếu như xét chung toàn khu vực Đông Nam Á thì đến năm 2026, GDP đầu người của Việt Nam sẽ đứng vị trí thứ 5 trong khu vực chỉ sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan. Và cũng theo dự báo của IMF, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô kinh tế với mức GDP đạt 571,12 tỷ USD. Xếp sau Indonesia (đạt 1630 tỷ USD) và Thái Lan (đạt 632,45 tỷ USD) và vượt qua Malaysia (đạt 556 tỷ USD), Philippines (đạt 523,53 tỷ USD), Singapore (đạt 496,81 tỷ USD). Như thế, bức tranh tương lai gần cho thấy, GDP bình quân của Việt Nam vẫn sẽ xếp sau Thái Lan. Tuy nhiên thì Việt Nam sẽ có sự thăng hạng về GDP và GDP bình quân trong nhóm ASEAN - 6.
FDI xanh sẽ là xu hướng quan trọng trong tương lai mà Việt Nam sẽ không đứng ngoài cuộc
Được xem là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng hai năm liên tiếp, kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19, Việt Nam hiện đang được coi là điểm sáng trong khu vực bởi tiềm năng phát triển kinh tế vững vàng và khả năng hồi phục nhanh sau đại dịch. Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC đưa ra dự báo, Việt Nam đang là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong năm 2022.
Và FDI cũng sẽ tiếp tục là động lực quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho Việt Nam - một trong hai thành viên nổi bật nhất trong ASEAN xét về tỷ trọng FDI trên GDP đã cho thấy mức độ thu hút của Việt Nam ngày một tăng lên. Có thể thấy, trong những năm gần đây, Việt Nam đã có bước chuyển mình thành một ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu và chiếm được thị phần toàn cầu đáng kể trong nhiều lĩnh vực như dệt may, giày dép và điện tử tiêu dùng. Hơn thế, từng bước tiến vững chắc lên cao hơn trong chuỗi giá trị, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất chính cho các sản phẩm điện tử và thu hút được FDI ổn định nhờ vào những điều kiện vĩ mô cơ bản lành mạnh, chính sách ưu đãi thuế cùng nguồn lao động giá rẻ, năng suất dồi dào.
Không những thế, việc thu hút FDI cũng đang theo xu hướng mang tính bền vững. Theo đó, nhiều bài học trên thế giới cũng cho thấy mức độ tăng trưởng sản xuất nhanh chóng mà không đi đôi với bảo vệ môi trường sẽ để lại nhiều tác hại nghiêm trọng. Đáng chú ý khi Việt Nam có những cam kết đầy tham vọng tại COP26 hay những yếu tố bền vững càng được quan tâm hơn. Điển hình như Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ VASI cũng đề xuất kiểm soát chất lượng FDI, trong đó công nghệ đưa vào Việt Nam không được phép là công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng không tái tạo gây nên việc hủy hoại môi trường. Vậy nên, FDI xanh sẽ là xu hướng quan trọng trong tương lai mà Việt Nam sẽ không đứng ngoài cuộc.