Lệnh AON (All Or None Order) trong chứng khoán
BÀI LIÊN QUAN
Thông tin cần biết về Burn RateLưu ký chứng khoán là gì? Những điều cần biết về lưu ký chứng khoánLệnh AON là gì?
Trong tiếng Anh lệnh All Or None Order được viết tắt là lệnh AON, dịch ra có nghĩa là khớp tất cả hoặc là không. Đây là lệnh được sử dụng để chỉ thị cho bên môi giới kèm với lệnh mua bán để thực hiện khớp toàn bộ lệnh hoặc là không khớp hoàn toàn. Ví dụ nếu một nhà đầu tư sở hữu quá ít số lượng cổ phiếu và không thể đáp ứng toàn bộ số lượng hiển thị trên lệnh thì lệnh này sẽ bị hủy vào lúc thị trường đóng cửa.
Hiểu rõ hơn về lệnh AON
Lệnh AON được sử dụng trên sàn chứng khoán để giới hạn về thời gian hiệu lực vì người giao dịch sẽ có nhiệm vụ đưa cho bên môi giới về cách thực hiện lệnh này tác động đến thời gian tồn tại của lệnh. Nếu như thực hiện lệnh AON không đúng thời điểm thì nó sẽ tồn tại hết phiên giao dịch cho đến khi được khớp hoặc bị hủy. Do đó, nó sẽ ngăn khớp một phần cực kì hữu hiệu mỗi lần thực hiện giao dịch đối với những cổ phiếu có tính thanh khoản thấp. Song, nhược điểm của lệnh AON là phải kèm theo những yêu cầu đặc biệt nên sẽ tốn nhiều thời gian để khớp lệnh hơn.
Ví dụ một nhà đầu tư đặt lệnh AON để mua 200 cổ phiếu Microsoft khi cổ phiếu có giá 100$. Thì lệnh này sẽ không thể thực hiện được trừ khi cả 200 cổ phiếu cùng có giá 100$. Đây là một con số khiêm tốn đối với một cá nhân vì Microsoft có thể mua bán đến hàng chục nghìn cổ phiếu mỗi ngày. Do đó, nhiều khả năng lệnh này sẽ được khớp nếu trong ngày cổ phiếu giao dịch với mức giá 100$.
Tuy nhiên với những lệnh AON lớn thì tỷ lệ thành công lại khá khó vì nó chiếm một tỉ lệ lớn trong khối lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu đó. Có thể Microsoft sẽ có mức giá cổ phiếu là 100$ nhưng để khớp lệnh với 100.000 cổ phiếu bằng lệnh AON thì sẽ khó hơn rất nhiều so với việc mua nhỏ lẻ.
Vai trò của lệnh AON trong phân tích kĩ thuật
Hiện nay, trên thị trường nhiều nhà quản lý danh mục đầu tư hoặc các chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp phân tích kĩ thuật chuyên sâu đối với từng loại cổ phiếu để đánh giá khối lượng giao dịch, mẫu hình giá của cổ phiếu đó. Việc sử dụng lệnh AON cũng rất cần thiết được sử dụng để đánh giá khi giá cổ phiếu vượt lên trên hoặc xuống dưới một mức nhất định.
Ví dụ, cổ phiếu A đã được giao dịch trong tầm giá từ 20$ đến 25$ vài tuần nay, nhưng lại có dấu hiệu tăng trở lại khi vượt ngưỡng 27$. Các nhà phân tích sẽ gọi đây là hoạt động phá ngưỡng và giá còn có thể tăng lên nữa. Lúc này, người quản lý danh mục có thể tính toán để đặt lệnh AON mua toàn bộ số lượng cổ phiếu khi ở mức giá 27$ để có thể kiếm được lợi nhuận chênh lệch từ các đợt tăng giá sau đó.
Lệnh AON có thể sẽ giúp nhà đầu tư không cần phải thao tác nhiều nhưng lại yêu cầu phải theo dõi thị trường thường xuyên để nắm bắt giá cổ phiếu. ĐỒng thời, đây cũng là một lệnh chỉ báo được áp dụng để xem xét về xu hướng của giá cổ phiếu trong tương lai gần.