Lãnh đạo Sabeco kỳ vọng sản lượng tiêu thụ phục hồi trở lại mức trước dịch vào đầu năm 2023
BÀI LIÊN QUAN
Quý 2/2022, hàng loạt doanh nghiệp thủy điện báo lãi lớn nhờ thủy văn thuận lợiTaxi truyền thống hồi sinh: Vinasun báo lãi lớn nhất 5 nămQuý 2/2022: Gilimex báo lãi 146 tỷ đồng, thực hiện 89% kế hoạch lợi nhuận năm trong 6 thángTỷ suất lợi nhuận gộp trong quý 2/2022 của Sabeco đạt mức cao kỷ lục 34,3%
SSI Research cho biết, trong quý 2/2022, Sabeco (HoSE: SAB) đã ghi nhận doanh thu thuần cũng như lợi nhuận sau thuế ấn tượng, lần lượt hơn 9.008 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 25% và 1.793 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 67%.
Cũng trong cuộc họp với chuyên viên phân tích vừa qua, ban lãnh đạo của Sabeco cho biết mức giá bán bình quân tăng và cơ cấu sản phẩm cũng tốt hơn và hiệu quả sản xuất cũng được cải thiện đã giúp đơn vị đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng theo quý cao nhất từ trước đến nay. Doanh nghiệp cũng tiếp tục tập trung vào phân khúc vào phân khúc bổ sung đã giúp tăng thị phần trong 6 tháng đầu năm 2022.
Quý 2/2022: Hàng loạt doanh nghiệp báo lãi khủng nhờ các khoản lợi nhuận khác
Quý 2 năm nay, nhiều đơn vị đã ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến nhờ lợi nhuận khác tăng mạnh. Điều đáng nói, khoản lãi này không đến từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi nên chỉ được ghi nhận một lần, không thể tạo ra nguồn thu nhập bền vững của doanh nghiệp đó trong thời gian dài. Tuy nhiên, khoản này vẫn đủ khiến nhiều công ty chuyển từ lỗ sang lãi hoặc ghi nhận mức lãi kỷ lục trong quý 2/2022.Quý 2/2022, doanh nghiệp dịch vụ giải trí thi báo lãi khi du lịch hồi sinh
Ghi nhận cho thấy, lượt khách du lịch nội địa 7 tháng đầu năm 2022 đã vượt mức trước dịch nhưng lượng khách quốc tế phục hồi chưa đến 10%.Chi tiết, tăng trưởng doanh thu được thúc đẩy bởi doanh thu bán hàng tăng lên do nhu cầu phục hồi nhờ vào việc mở lại các kênh tiêu thụ tại chỗ hay như sức khỏe thương hiệu của Sabeco được cải thiện. Ban lãnh đạo công ty cũng tiết lộ mức độ nhận biết thương hiệu Sabeco đã gia tăng trên diện rộng. Chi tiết, thương hiệu Saigon Special cũng cải thiện đáng kể về mức độ nhận diện kể từ khi ra mắt trở lại vào hồi tháng 4. Và hầu hết các công ty đều tăng giá bán bình quân cũng như sản lượng tiêu thụ vẫn chưa trở lại ở mức trước dịch bệnh COVID-19. Ban lãnh đạo vẫn giữ vững quan điểm sản lượng tiêu thụ sẽ có thể hồi phục trở lại mức trước đại dịch vào đầu năm 2023.
Không những thế, tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý 2/2022 đạt mức cao kỷ lục 34,3% nhờ vào ba yếu tố. Đó chính là giá bán bình quân được điều chỉnh tăng giá bán bình quân được điều chỉnh tăng mạnh (mặc dù mức tăng vẫn dưới 10% nhưng cao hơn so hẳn với mức tăng 1 - 3% trước đó; cơ cấu sản phẩm cải thiện và một phần do doanh thu bán hàng của sản phẩm Saigon Special tăng nhẹ, tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất bia được cắt giảm liên tục. Và trong 6 tháng đầu năm 2022, chi phí chiết khấu mạch nha, gạo và hạt cũng lần lượt giảm 2%, 2% và 9% so với cùng kỳ, trong khi đó chi phí enzyme giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, chi phí điện, nước và hơi nước cũng ghi nhận giảm lần lượt là 10%, 20%, 9% so với cùng kỳ năm trước. Và 8 trong số 26 nhà máy bia của công ty đã lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.
Tương lai, lãnh đạo Sabeco cũng kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tiếp tục phục hồi vì vẫn còn dư địa cắt giảm trong nhiều hoạt động, dù mức hồi phục của tỷ suất lợi nhuận gộp chỉ ở mức vừa phải do có thể tăng lương cho công nhân nhà máy. Các nguyên liệu đầu vào khác ví dụ như gạo va hoa bia vẫn có khả năng gặp rủi ro tăng chi phí. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo cũng tin rằng vẫn sẽ có cơ hội cho một đợt tăng giá khác bởi vì những đợt tăng giá gần đây nhất không làm mất đi thị phần.
Chứng khoán SSI cũng lưu ý rằng, tỷ lệ chi phí quảng cáo và khuyến mại (A&P) trong doanh thu ghi nhận đáng kể từ mức 10,4% trong quý II/2021 xuống chỉ còn 7,8% trong quý 2/2022. Ban lãnh đạo của công ty trong năm 2022 cũng kỳ vọng tỷ lệ này sẽ sẽ tiếp tục duy trì mức giảm bởi vì tỷ lệ A&P đã đạt mức tối ưu trong năm qua và sức khỏe thương hiệu của Sabeco sẽ được cải thiện. Nói cách khác, cũng do doanh thu bán hàng cũng như sức khỏe thương hiệu đều ghi nhận tăng trong năm qua, chứng khoán SSI cũng kỳ vọng tỷ lệ A&P trên doanh thu sẽ giảm.
Ngoài ra, mặc dù tình hình cạnh tranh vẫn còn gay gắt nhưng Sabeco đã giành được thị phần trong phân khúc khách hàng phổ thông, bất chấp tiêu dùng có sự sụt giảm sau đại dịch. Đứng trước áp lực lạm phát tăng cao, khách hàng cũng đã có xu hướng tiêu dùng những loại bia rẻ hơn - đây cũng là lợi thế của doanh nghiệp. Còn trong giai đoạn trước dịch bệnh COVID-19, phân khúc bia cận cao cấp có mức tăng trưởng mạnh nhất ở cả hai con số so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các động lực tăng trưởng cũng đã thay đổi sau đại dịch. Và dù cả hai phân khúc hiện nay đều tăng trưởng ở mức một con số so với cùng kỳ nhưng quy mô của phân khúc bia cận cao cấp đã thu hẹp lại so với tổng quy mô thị trường đồng thời cũng được thay thế bằng loại bia giá cả phải chăng hơn. Cũng trong 6 tháng đầu năm, Heineken Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần là 20 - 25%. Xem xét các danh mục sản phẩm cao cấp, chứng khoán SSI cũng tin rằng sản lượng bán hàng của Heineken sẽ thấp hơn một chút so với Sabeco trong 6 tháng đầu năm 2022. Chính vì thế, Sabeco đã thu được thị phần đáng kể.
Giới thiệu về Sabeco
Sabeco khởi đầu từ một xưởng bia có quy mô nhỏ do ông Victor Larue lập nên tại Sài Gòn vào năm 1875 mà hiện nay chính là Nhà máy bia Sài Gòn - nơi này đến nay vẫn được xem là một biểu tượng kiến trúc vô cùng độc đáo và tồn tại giữa lòng thành phố hiện đại bậc nhất tại Việt Nam. Xưởng bia nhỏ này sau khi đất nước đã thống nhất đã được chính phủ đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn. Trải qua nhiều khó khăn, công ty đã liên tục cho ra đời hàng loạt thương hiệu được người tiêu dùng yêu mến. Có thể kể đến các cột mốc vô cùng đáng nhớ của Sabeco điển hình như năm 1985, Nhà máy bia Sài Gòn đã chính thức được lắp đặt dây chuyền chiết lon đầu tiên ở Việt Nam đồng thời cho ra mắt bia lon với thương hiệu Saigon Premium Export. Cũng kể từ đó, cho đến năm 2017, Sabeco đã liên tiếp cho ra đời các sản phẩm có chất lượng điển hình như Bia Saigon Export, Bia Saigon Lager, Bia 333, Bia Saigon Special…
Vào năm 1993, Nhà máy bia Sài Gòn đã được đổi tên thành Công ty Bia Sài Gòn. Đến năm 1008, công ty đã được chuyển đổi mô hình kinh doanh đồng Sabeco chính thức được thành lập. Sau đó thì Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi cũng chính thức được đánh giá là nhà máy sản xuất hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Sabeco cũng đã không ngừng phát triển và tại thời điểm hiện nay đã có tổng cộng 44 công ty con liên kết trong đó bao gồm 26 nhà máy và 10 công ty thương mại trong khu vực. Trên toàn hệ thống công ty đã tạo được công ăn việc làm ổn định cho số lượng 10.000 người lao động trực tiếp và từ 4 - 6 lần người lao động gián tiếp. Đến hiện tại, tổng công suất hệ thống của Sabeco đạt đến 2 tỷ lít bia mỗi năm cùng với hệ thống phân phối rộng khắp có trên 145.000 kênh tiêu thụ phạm vi trên toàn quốc. Danh mục sản phẩm của Sabeco hiện tại khá phong phú, đáp ứng được nhu cầu vô cùng đa dạng của khách hàng trong cũng như ngoài nước.