meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Làn sóng làm ăn thua lỗ của những khách sạn vốn là “gà đẻ trứng vàng”: Cần gỡ “nút thắt” đón khách quốc tế, giải cứu ngành du lịch!

Chủ nhật, 19/03/2023-19:03
Ghi nhận cho thấy, việc du khách quốc tế đến Việt Nam không như kỳ vọng đã khiến cho kinh doanh dịch vụ lưu trú ở những thành phố sôi động du lịch như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng dần trở nên đìu hiu. Kéo theo đó chính là làn sóng làm ăn thua lỗ, chuyển nhượng của những khách sạn vốn là gà đẻ trứng vàng trên những con phố sầm uất bậc nhất quận 1 hay là quận Hoàn Kiếm.

Xót xa nhìn hàng loạt khách sạn rao bán

Trong những ngày đầu tháng 3, thông tin ông Nguyễn Hữu Đường (hay gọi là Đường bia), Chủ tịch Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hòa Bình rao bán khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake với mức giá khởi điểm 250 triệu USD (tương đương hơn 5.800 tỷ đồng) đã gây xôn xao dư luận.

Theo vị đại gia này, lý do phải bán tháo khách sạn chính là do kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp hết tiền. Ông Đường cho biết: “Phải bán đi một thứ là niềm tự hào của mình thì đó là một niềm đau thương và xót xa. Tuy nhiên khách sạn liên tục thua lỗ, công ty hết tiền. Nếu như tiếp tục thì doanh nghiệp chỉ có phá sản và vỡ nợ”. 


Trong những ngày đầu tháng 3, thông tin ông Nguyễn Hữu Đường (hay gọi là Đường bia), Chủ tịch Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hòa Bình rao bán khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake với mức giá khởi điểm 250 triệu USD
Trong những ngày đầu tháng 3, thông tin ông Nguyễn Hữu Đường (hay gọi là Đường bia), Chủ tịch Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hòa Bình rao bán khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake với mức giá khởi điểm 250 triệu USD

Cũng theo ông Đường, 3 năm COVID-19 thì mỗi năm công ty mất khoảng 1.000 tỷ đồng doanh thu và 500 tỷ đồng lợi nhuận. Đáng chú ý, năm 2022 còn lỗ hơn bởi đây chính là năm Hòa Bình đưa vào hoạt động cả 3 hệ thống khách sạn (bao gồm khách sạn Somerset Hoa Binh, Dolce Hanoi Golden Lake và Danang Golden Bay). Điển hình như khách sạn Somerset Hoa Binh trong năm 2019 lãi 31 tỷ đồng, năm 2020 lãi 2,2 tỷ đồng, năm 2021 lỗ 4,1 tỷ đồng tuy nhiên năm 2022 lỗ 19 tỷ đồng. Năm 2022 lỗ nặng như thế là bởi vì mở ra chỉ được 30% phòng được lấp đầy bởi vì không có khách nước ngoài đến Việt Nam”.

Có thể thấy, câu chuyện của đại gia Đường bia chỉ là một trong hàng trăm câu chuyện đau lòng mà ngành khách sạn, lưu trú đang trải qua. Có không ít những chủ khách sạn đã kiệt quệ khi chịu thua lỗ qua COVID-19 cho đến khi dịch bệnh qua tưởng chừng mùa xuân đã về nhưng khách quốc tế nhỏ giọt đã khiến cho nhiều khách sạn khó khăn thêm một lần nữa và không ít cái tên đã mất hẳn ở trên thị trường. 

Cũng có thể nói rằng, chưa bao giờ ngành khách sạn lại khó khăn như hiện nay. Dạo quanh một vòng các sàn giao dịch bất động sản trực tuyến, nội dung liên quan bán khách sạn xuất hiện nhiều chưa từng thấy. Nếu như trước đây, nếu như muốn tìm khách sạn ở khu vực Trung tâm Quận 1 (TP. Hồ Chí Minh) hay quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) không dễ bởi vì đa phần kinh doanh đang tốt, có doanh thu ra vào. Có chăng cũng chỉ sang nhượng, tuy nhiên từ cuối năm ngoái đến nay, tình trạng rao bán khách sạn đã tăng đột biến với nhiều lý do, tuy nhiên trong đó có nguyên nhân vắng khách quốc tế kéo dài. 

Khảo sát thực tế ở trên thị trường, ở TP. Hồ Chí Minh có hàng loạt khách sạn trên những tuyến đường đông đúc du khách nước ngoài như là Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Bùi Thị Xuân, Thái Văn Lung, Đề Thám, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thái Học, Thủ Khoa Huân,...đã rao bán la liệt. Chi tiết, trên đường Đỗ Quang Đẩu (Quận 1) là một trong bốn đường chính làm nên khu phố Tây (cùng với Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão), một căn mặt tiền rộng 150m2 được rao bán với mức giá 130 tỷ đồng. Ở trên đường Lê Thị Riêng, khách sạn được 400m2 rao bán 315 tỷ đồng. Căn góc Lý Tự Trọng - Lê Anh Xuân, Quận 1, 50 phòng, giá bán 420 tỷ đồng. 


Có thể thấy, câu chuyện của đại gia Đường bia chỉ là một trong hàng trăm câu chuyện đau lòng mà ngành khách sạn, lưu trú đang trải qua
Có thể thấy, câu chuyện của đại gia Đường bia chỉ là một trong hàng trăm câu chuyện đau lòng mà ngành khách sạn, lưu trú đang trải qua

Ở Hà Nội, việc thiếu vắng khách du lịch đã khiến cho nhiều khách sạn ở khu phố cổ Hà Nội phải đăng tín rao bán ồ ạt. Có nhiều khách sạn từ 4 sao trở xuống nằm ở trên tuyến phố cổ Hà Nội như Lê Ngọc Quyến, Hàng Chiếu, Hàng Trống, Mã Mây,... được rao bán với mức giá từ 100 - 500 tỷ đồng. Điển hình, ở phố Lương Ngọc Quyến, khách sạn mặt tiền 9m với diện tích xây dựng trên 306m2 hiện nay chủ nhà giảm 80 tỷ đồng chỉ còn 240 tỷ đồng và có thương lượng thêm. Điều đáng nói là dù đã bán cắt lỗ giảm sâu nhưng vẫn không có người mua. 

Anh Huy Hùng là quản lý một khách sạn ở khu vực phố cổ cho biết, phần lớn khách sạn khu vực trung tâm phố cổ đều được phục vụ nhóm khách quốc tế. Cũng bởi từ năm 2022 đến nay, lượng khách lưu trú vẫn thấp hơn nhiều so với trước đây. Vì thế mà nhiều khách sạn không có khách, thậm chí phải liên tục giảm giá phòng để hút khách. Tuy nhiên, giảm giá cũng chỉ đạt 45 - 50% công suất phòng. Vậy nên, càng kinh doanh thì càng lỗ, thu không bù chi và nhiều khách sạn phải đóng cửa, chuyển đổi công năng thành văn phòng cho thuê. Có nhiều khách sạn chủ nhà treo biển sang nhượng. 

Nhiều năm qua, khách du lịch quốc tế ở mức thấp

Có thể thấy, khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế quá ít chính là nguyên nhân khiến cho ngành khách sạn lao đao. Không riêng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mà hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,... cũng đang trong tình trạng khó khăn tương tự khi mà lượng khách du lịch quốc tế đang ở mức thấp nhất trong thời gian nhiều năm trở lại đây. 

Tổng cục Thống kê cho biết, lượng khách quốc tế đến thị trường Việt Nam trong thời gian 2 tháng đầu năm 2023 ước đạt 1.804,1 nghìn lượt người, so với cùng kỳ năm trước gấp 36,6 lần  nhưng vẫn chưa bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019 (đây là năm chưa xảy ra dịch COVID-19).


Ở Hà Nội, việc thiếu vắng khách du lịch đã khiến cho nhiều khách sạn ở khu phố cổ Hà Nội phải đăng tín rao bán ồ ạt
Ở Hà Nội, việc thiếu vắng khách du lịch đã khiến cho nhiều khách sạn ở khu phố cổ Hà Nội phải đăng tín rao bán ồ ạt

Phó Tổng Giám đốc khối Sun World (Tập đoàn Sun Group) - bà Trần Nguyện cho biết, sau gần 1 năm sau khi mở cửa du lịch trở lại, cho đến nay lượng khách quốc tế có nhưng không được như kỳ vọng. Cũng theo đó, tốc độ phục hồi của ngành du lịch ở Việt Nam thấp nhất so với các nước ở trong khu vực. Chi tiết, lượng khách đến với Sun World Ba Na Hills ở Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán 2023 cũng chỉ đạt khoảng 55% so với thời điểm trước Tết Nguyên Đán năm 2019. Cũng tương tự, ở những trung tâm du lịch khác như là Phú Quốc, Hạ Long,... trong những tháng cuối năm 2022 kéo dài cho đến quý 1 năm nay chính là mùa cao điểm đón khách quốc tế, tuy nhiên lượng khách thực tế lại không nhiều. 

Bà Trần Nguyện cho biết, có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan khiến cho Việt Nam chưa hút được nhiều khách quốc tế. Trong đó thì rào cản lớn hiện nay đó chính là chính sách visa. Và Việt Nam cũng chỉ miễn thị thực dành cho 24 quốc gia theo hình thức đơn phương, song phương. Thị thực điện tử (e-visa) cấp cho 80 quốc gia nhưng lại bị giới hạn số cửa khẩu nhập cảnh. Thời gian lưu trú thông thường là 15 ngày, nhập cảnh 1 lần. Trong khi đó, Malaysia miễn thị thực cho 162 quốc gia, Singapore cho 162 quốc gia và Philippines cho 157 quốc gia, Hàn Quốc miễn 66 quốc gia, Nhật Bản cho 68 quốc gia,  Thái Lan miễn 64 quốc gia,...


Trong năm 2023, Việt Nam lên kế hoạch thu hút 8 triệu du khách quốc tế, trong khi Thái Lan đặt mục tiêu đón gần 30 triệu lượt
Trong năm 2023, Việt Nam lên kế hoạch thu hút 8 triệu du khách quốc tế, trong khi Thái Lan đặt mục tiêu đón gần 30 triệu lượt

Những quốc gia trên hầu hết cấp và cho phép nhập cảnh bằng thị thực điện tử với thời gian lưu trú dài từ 3 - 6 tháng, nhiều lần nhập cảnh ra vào. Cùng với visa thì các sản phẩm du lịch chưa thu hút khách du lịch đến với Việt Nam. Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch - TS. Phạm Trung Lương cho biết, trong một thời gian dài hệ thống sản phẩm du lịch của Việt Nam hầu như không thay đổi và chưa có nhiều sản phẩm khác biệt. Hay là như phát triển kinh tế đêm, mặc dù Việt Nam đã có một chút cởi mở tuy nhiên vẫn chưa phát triển được. Khách quốc tế đến với thị trường Việt Nam chi tiêu khoảng  7,5 USD/người/đêm trong khi đó ở Thái Lan chi hơn 30 USD/người/đêm còn ở Singapore là hơn 100 USD.

Việc thiếu khách quốc tế không chỉ gây ra cuộc khủng hoảng cho ngành khách sạn mà còn có hàng loạt ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến du lịch như hàng không, vận tải, thương mại dịch vụ,... kéo theo đó là cuộc sống thay đổi, bấp bênh, mất việc,.. của hàng trăm nghìn lao động. 

Trong năm 2023, Việt Nam lên kế hoạch thu hút 8 triệu du khách quốc tế, trong khi Thái Lan đặt mục tiêu đón gần 30 triệu lượt. Những chuyên gia cho rằng đây chính là con số giật mình bởi vì nếu như Việt Nam không thay đổi cách làm cũng như nới rộng chính sách đón khách quốc tế du lịch Việt Nam sẽ luôn ở trong tình trạng đi sau so với các quốc gia ở trong khu vực. 

Để khôi phục du lịch Việt Nam cần phải gỡ nút thắt

Từ ngày 15/3/2022, Việt Nam dù quyết tâm mở cửa du lịch rất sớm nhưng đến nay vẫn duy trì chính sách visa khá là khắt khe, số lượng quốc gia được miễn visa quá ít, số ngày lưu trú chỉ 15 ngày. Trong khi đó, dù đi sau nhưng mà Thái Lan đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh sau dịch bệnh COVID-19 khi kéo dài thời gian lưu trú lên đến 45 ngày. Trong khi đó, có nhiều quốc gia đã khôi phục chính sách e-visa hướng đến khách tour, đi theo đoàn qua các công ty lữ hành với thủ tục đơn giản và nhanh chóng. Hàn Quốc nối lại lại hình thị thực cho phép khách ra vào nhiều lần, thời hạn lưu trú 30 ngày, không giới hạn số lần xuất nhập cảnh trong thời gian 5 năm. 


Từ ngày 15/3/2022, Việt Nam dù quyết tâm mở cửa du lịch rất sớm nhưng đến nay vẫn duy trì chính sách visa khá là khắt khe, số lượng quốc gia được miễn visa quá ít, số ngày lưu trú chỉ 15 ngày
Từ ngày 15/3/2022, Việt Nam dù quyết tâm mở cửa du lịch rất sớm nhưng đến nay vẫn duy trì chính sách visa khá là khắt khe, số lượng quốc gia được miễn visa quá ít, số ngày lưu trú chỉ 15 ngày

Thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) - TS. Lương Hoài Nam cho biết, nếu như chúng ta cứ đi lùi thì hàng nghìn doanh nghiệp du lịch, khách sạn và điểm tham quan, vui chơi giải trí vắng khách du lịch quốc tế, lâm vào thua lỗ nặng nề, nợ nần chồng chất, cắt giảm lao động. Có nhiều khách sạn được chào bán để trả nợ cho ngân hàng. 

Cũng đồng quan điểm với ông Nam, đại diện của ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố - bà Nguyễn Thị Ánh Hoa cũng nhấn mạnh việc cần xem xét tháo gỡ về chính sách visa, tăng thời gian lưu trú cho du khách. Vấn đề visa chỉ là một phần ở trong việc phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên khi mở được nút thắt đầu tiên này sẽ tạo ra động lực cho ngành phục hồi cũng như phát triển.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

Tin mới cập nhật

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

4 giờ trước

HoREA: Tăng hệ số sử dụng đất sẽ tăng nguồn cung, giảm giá thành NOXH

4 giờ trước

Thêm hơn 2.200 doanh nghiệp gia nhập thị trường, bất động sản đã qua thời khó khăn nhất

4 giờ trước

Thuê người xếp hàng mua tới 14 lượng vàng giá bình ổn, bán chênh kiếm lời

4 giờ trước

Hà Nội: Hơn 2 tháng thu được 2,1 tỷ đồng từ phí đỗ xe không dùng tiền mặt

4 giờ trước