Lãi suất hạ nhiệt giúp đầu tư chứng khoán dần hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 4/4: VN-Index quay đầu giảm, chứng khoán đứt mạch 10 phiên tăngLãi suất giảm kích hoạt dòng tiền chảy vào chứng khoán, chuyên gia chỉ ra 3 nhóm cổ phiếu sẽ bật tăng mạnh nhấtNhiều công ty chứng khoán đặt kế hoạch tăng trưởng bằng lần trong năm 2023Theo Nhịp sống thị trường, sau những rủi ro trong hệ thống ngân hàng trên thế giới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bớt "diều hâu" hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Những thay đổi đáng chú ý có thể kể đến như việc Fed không còn tuyên bố "tăng lãi suất liên tục" là phù hợp do tác động của cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng thời gian gần đây. Fed cho biết, họ sẽ để ngỏ khả năng tăng lãi suất thêm một lần nữa và cũng không cắt giảm lãi suất vào năm 2023.
Tuy nhiên, dự báo thị trường trong việc nới lỏng có phần tích cực hơn so với quan điểm của Fed. Cụ thể, thị trường hiện đang kỳ vọng sẽ không có thêm đợt tăng lãi suất chính sách nào trong năm 2023 và Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm nhất vào khoảng nửa cuối năm 2023 do khả năng xảy ra suy thoái.
Với bối cảnh trong nước, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có 2 đợt giảm lãi suất điều hành chỉ trong chưa đầy 1 tháng. Chứng khoán và lãi suất luôn có sự đối lập, theo đó, việc lãi suất hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác giúp thị trường chứng khoán hồi phục trong thời gian tới.
Lãi suất hạ nhiệt giúp thị trường chứng khoán dần trở nên hấp dẫn hơn
Đội ngũ phân tích Chứng khoán VNDirect kỳ vọng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục giảm trong phần còn lại của năm 2023, bởi nhu cầu tín dụng giảm do tăng trưởng kinh tế giảm cũng như thị trường bất động sản ảm đạm, Chính phủ thúc đẩy đầu tư công, bơm thêm tiền vào nền kinh tế và có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm thêm lãi suất điều hành nếu Fed đảo chiều chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2023.
Có thể lãi suất huy động sẽ giảm nhẹ, nhưng khó có thể giảm mạnh trong năm nay khi áp lực tỷ giá cũng như rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu, tăng trưởng tín dụng đang được định hướng ở mức cao 14%, đòi hỏi các ngân hàng phải cân đối lại nguồn vốn.
Theo VNDirect phân tích, chỉ số VN-Index hiện tại đang giao dịch ở mức 0,7 lần P/E trung bình 5 năm và 0,7 lần P/B trung bình 5 năm. Lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng giảm còn 7,5%/năm vào ngày 23/3 (từ mức 7,8%/năm vào ngày 23/2).
Trong khi đó, tỷ suất thu nhập trên giá tăng trên mức 8,6% (từ mức 8,5% vào tháng 12/2022). Cùng với tỷ suất cổ tức 2,0%, ước tính tỷ suất lợi tức thị trường khoảng 10,6%. Do đó, bộ đệm định giá (mức chênh lệch giữa tỷ suất lợi tức thị trường với lãi suất tiền gửi) tăng lên mức 3,1% (+0,8 điểm % so với ngày 23/2).
Nhóm phân tích VNDirect nhận định, mặc dù khoảng cách giữa E/P và lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng mở rộng trong tháng 3 khi lãi suất huy động giảm, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đang trong xu hướng đi ngang. Điều này đồng nghĩa với việc kênh đầu tư chứng khoán đang dần trở nên hấp dẫn hơn so với kênh tiền gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên, khoảng cách hiện nay vẫn chưa thực sự hấp dẫn như giai đoạn tháng 10 và tháng 11 năm ngoái để nhà đầu tư có thể giải ngân quyết liệt hơn vào kênh chứng khoán. Trong vòng 1-2 tháng tới, VNDirect kỳ vọng lãi suất huy động có thể tiếp tục giảm nhẹ, qua đó giúp kênh đầu tư chứng khoán hấp dẫn hơn khi so sánh tương quan.
Đáng chú ý, VNDirect nhấn mạnh mức chênh lệch có thể thu hẹp sau mùa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 do tăng trưởng thu nhập của thị trường có thể vẫn ở mức âm do 2 lý do: (1) tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và (2) môi trường lãi suất cao.
Theo đó, đội ngũ chuyên gia phân tích cho rằng, nhà đầu tư có thể giải ngân trở lại một phần vào thị trường chứng khoán khi mặt bằng lãi suất trong nước có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc lãi suất giảm dần sẽ tác động tích cực đến thu nhập thị trường trong thời gian tới cũng như giảm chi phí cơ hội đầu tư vào chứng khoán.
Về chiến lược đầu tư, đội ngũ phân tích đánh giá nhóm cổ phiếu xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, cảng hàng không hay bất động sản khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi nhờ "sóng" đầu tư công mà nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ. Cụ thể, Chính phủ đang đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm để hoàn thành ít nhất 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Ngày 24/12/2022, dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất chính thức được khởi công. Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư xây dựng hạ tầng năng lượng cũng được đẩy mạnh sau khi Quy hoạch điện 8 chính thức được phê duyệt.
Bên cạnh đó, đội ngũ phân tích cũng dự báo ngành tiêu dùng/bán lẻ sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 cao nhất khoảng 23,7% so với cùng kỳ nhờ các yếu tố tác động tiêu cực đến tiêu dùng đã phản ánh trong kết quả kinh doanh năm 2022.
Ngoài ra, VNDirect cũng lạc quan với ngành ngân hàng bởi những khó khăn thanh khoản đã hạ nhiệt làm giảm chi phí vốn cũng như thúc đẩy tăng trưởng. Dự thảo sửa đổi TT16 cũng được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn của trái phiếu doanh nghiệp, giải tỏa nguy cơ gia tăng nợ xấu và chi phí tín dụng của các ngân hàng thương mại trong năm nay.
Nhờ hiệu ứng Trung Quốc mở cửa trở lại, lượng khách từ Trung Quốc tới Việt Nam có thể sẽ giúp lợi nhuận ngành Hàng không chuyển biến tích cực trong năm 2023.
Mặt khác, một số ngành có thể chuyển sang tăng trưởng lợi nhuận dương trong năm 2023 từ mức nền thấp năm 2022, bao gồm nông nghiệp (+18,9%), Điện (+18,7%), VLXD (+16,7%).
Còn với kênh gửi tiết kiệm, đội ngũ phân tích cho rằng nên ưu tiên gửi các kỳ hạn dài (trên 6 tháng) để hưởng mức lãi suất cao trong bối cảnh lãi suất hạ nhiệt trong thời gian tới.