meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Là nước chuyên nhập khẩu, giờ đây đảo quốc sư tử phải tìm đến giải pháp “tự cung tự cấp” vì lạm phát

Thứ tư, 22/06/2022-10:06
Mặc dù nổi tiếng về sự đa dạng trong các món ăn đường phố và ẩm thực địa phương nhưng Singapore đã và đang gặp phải một thách thức lớn. Đó là vấn đề an ninh lương thực.

Sau những lệnh cấm xuất khẩu lương thực gần đây, tâm điểm chú ý của đảo quốc sư tử dồn về vấn đề an ninh lương thực. Câu chuyện này càng trở nên căng thẳng hơn khi Malaysia - đất nước láng giềng của Singapore đưa ra lệnh cấm xuất khẩu thịt gà. Được biết, Singapore nhập 34% lượng gà từ Malaysia.

Singapore là một quốc đảo nhỏ, nên thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên và phải nhập khẩu hơn 90% lương thực từ hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Để sản xuất 30% nhu cầu dinh dưỡng vào năm 2030, Chính phủ nước này đã đưa ra sáng kiến “30 by 30” trong bối cảnh đất nước dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài.

Tuy nhiên, những ảnh hưởng của lạm phát đang ngày một được thể hiện rõ ràng qua lương thực.


Singapore là nước chủ yếu nhập khẩu
Singapore là nước chủ yếu nhập khẩu

Theo Cơ quan tiền tệ Singapore và Bộ Thương mại và Công nghiệp, tháng 4 vừa qua ghi nhận giá thực phẩm tăng 4,1% so với một năm trước, trong khi tháng 3 là 3,3%.

Thực trạng thế giới

Hầu như những chủ quầy hàng trong đều cảm thấy rất áp lực thì phải giữ giá cả bình dân.

Chẳng hạn như Remus Seow, chủ quán Fukudon - một quầy hàng rong bán cơm Nhật Bản đã gặp nhiều khó khăn khi giá các sản phẩm mà anh mua như trứng, thịt, dầu ăn đều tăng từ 30% đến 45% trong nửa năm qua.

Gần đây, Seow buộc phải tăng giá lần đầu tiên kể từ khi anh mở bán vào hai năm trước. Và nếu tình trạng giá tiếp tục phải tăng như vậy, sẽ có khoảng 20-35% khách hàng có thể sẽ không mua hàng của anh nữa.

Lạm phát lương thực địa phương sau năm 2002 sẽ xảy ra nếu giá lương thực toàn cầu tiếp tục tăng lên, theo Cơ quan Tiền tệ Singapore.

Hồi đại dịch, giá lương thực trên thế giới đã bắt đầu tăng lên. Tuy nhiên chính chiến tranh tại Ukraine đã khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo chuyên gia nghiên cứu cấp cao Dil Rahut tại Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á, trong thời gian ngắn tình trạng thiếu lương thực vẫn sẽ diễn ra và thậm chí còn có thể kéo dài trong 1-2 năm tới.

Ông Rahut cho rằng các nước khác không thể bù đắp lại khoảng trống mà Nga và Ukraine để lại vì phải mất tối thiểu 1 năm mới có thể cung cấp thực phẩm tươi.

Trợ giảng tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, ông Paul Teng cũng đưa ra cảnh báo rằng cho dù chiến tranh kết thúc thì giá lương thực sẽ không thể về lại ngay mức giá trước khi xảy ra chiến tranh. Nguyên nhân là do thiếu lao động, gián đoạn nguồn cung, chi phí tăng sẽ càng khiến tình trạng thiếu lương thực tăng lên và đẩy giá cả lên cao.

Dự kiến, năm nay sẽ chứng kiến giá lương thực tăng khoảng 20% trước khi hạ nhiệt vào năm sau.

Hàng nhập khẩu được ưa chuộng

Theo ông Teng, tương lai của Singapore là chưa rõ mặc dù nước này vẫn đang làm rất tốt việc duy trì an ninh lương thực.

Với kế hoạch 30 by 30, Singapore được kỳ vọng sẽ có khả năng tự sản xuất đủ để có thể chống lại thời kỳ khó khăn. Thế nhưng, chừng đó là chưa đủ để giúp thay thế hàng nhập khẩu hoàn toàn.

Ông nói thêm rằng Chính phủ đã đưa ra quyết định rót tiền vào việc tăng tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập trung bình của hộ gia đình thay vì đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp.

Là nước chuyên nhập khẩu, giờ đây đảo quốc sư tử phải tìm đến giải pháp “tự cung tự cấp” vì lạm phát - ảnh 2

Hai vấn đề vẫn còn tồn tại chính là giá cả và thái độ của người dùng đối với thực phẩm mới mặc dù Singapore có thể đạt được những mục đích về kỹ thuật và công nghệ. 

Ông Teng cho biết “thực phẩm tự nhiên” được ưa chuộng nhiều hơn. Và người dùng có thể sẽ không chấp nhận thực phẩm mới như gà nuôi trong thí nghiệm dù đây là một phần quan trọng trong kế hoạch “30 by 30”.

Theo cảnh báo của Rahut, Singapore rất khó để đạt được mục tiêu vì thời gian đã gần hết mà chỉ sản xuất được 10% nhu cầu dinh dưỡng.

Trừ khi Chính phủ có thể trợ giá cho các sản phẩm trong nước, nếu không người dùng vẫn mua thực phẩm nhập khẩu nếu chúng rẻ hơn sản phẩm nội địa.

Seow cho biết anh sẽ không chọn sản phẩm trong nước, trừ khi giá của chúng bằng giá nhập khẩu.

“Chính phủ phải đi trước và nỗ lực hết mình để có thể duy trì, chất lượng, giá cả và yêu cầu. Cuối cùng mọi người sẽ dần chấp nhận các sản phẩm trong nước”.

Rahut cũng đưa ra gợi ý rằng để khuyến khích người dùng mua sản phẩm nội địa với giá cao hơn, cần phải đưa ra tiếp thị rằng những sản phẩm đó là thực phẩm bổ dưỡng và chất lượng cao. Bởi lẽ, sẽ có những người dùng sẵn sàng chi thêm tiền nếu đó là những sản phẩm hữu cơ.

Đảo quốc sư tử có thể làm điều gì?

Theo Teng và Rahut, chính phủ có thể mang đến mạng lưới an toàn cho những người chịu thiệt trong thời gian ngắn hạn như đồng ý các khoản thanh toán bằng chứng từ hoặc tiền mặt.

Là nước chuyên nhập khẩu, giờ đây đảo quốc sư tử phải tìm đến giải pháp “tự cung tự cấp” vì lạm phát - ảnh 3

Tuy nhiên Singapore gặp khó vẫn chỉ dựa chủ yếu vào 1-2 quốc gia cho dù đang nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm nhập khẩu từ nhiều nơi khác nhau. Năm 2021, Singapore đã nhập khẩu 48% gà từ Brazil và 34% từ Malaysia.

Hầu hết gà mua từ Malaysia là gà sống còn nhập khẩu từ Brazil và các quốc gia khác là gà đông lạnh.

Ông Teng cho rằng việc đa dạng hóa nguồn nhập khẩu sản phẩm là rất quan trọng, ví dụ như tìm thêm nguồn gà tươi để nhập khẩu.

Chính phủ cũng có thể khuyến khích các doanh nghiệp Singapore sản xuất thực phẩm tại nước ngoài và có những thỏa thuận với các chính phủ khác để tạo điều kiện cho sản phẩm được xuất đi.

Rahut cũng cho rằng Singapore có thể xem xét giúp các nước khác trên thế giới thực hiện cải thiện hệ thống sản xuất lương thực của mình vì đây là nước có công nghệ tiên tiến.

Ông nói: “Giá lương thực và an ninh lương thực ở Singapore và thế giới sẽ phần nào được ổn định”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

16 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

16 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

16 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

16 giờ trước