Kỷ luật là gì? Rèn luyện tính kỷ luật trong công việc và cuộc sống
BÀI LIÊN QUAN
Cầu thị là gì? Những lợi ích của người có tính cầu thịCám dỗ là gì? Làm thế nào để vượt qua những cám dỗ trong cuộc sốngCẩn thận là gì? Ý nghĩa của sự cẩn thận trong đời sống cá nhânKỷ luật là gì?
Kỷ luật được hiểu là quy định chung được đưa ra trong tổ chức, cộng đồng yêu cầu mọi người phải tuân theo và hành động nhất quán nhằm đảm bảo công việc được vận hành hiệu quả, chất lượng. Kỷ luật là yếu tố quan trọng trong mọi tổ chức, cơ quan nhà nước, tư nhân, được đề ra bởi các cấp lãnh đạo. Bất kỳ ai vi phạm kỷ luật đều sẽ chịu mức phạt theo quy định đặt ra.
Kỷ luật là khái niệm đơn giản nhưng có giá trị cao, là khuôn mẫu để mọi người làm theo. Rèn luyện tính kỷ luật trong tập thể giúp cá nhân nâng cao khả năng làm việc hiệu quả, tinh thần trách nhiệm đối với tập thể.
Giá trị của tính kỷ luật là gì
Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chính trị, kỷ luật được xem là hệ thống những quy định ứng xử, làm việc chung đặt ra. Kỷ luật yêu cầu các thành viên trong tổ chức phải thực hiện hiệu quả và nghiêm túc. Lúc này, việc thực hiện kỷ luật được xem là nghĩa vụ của mỗi thành viên nhằm mang đến sự quy củ và ổn định của tổ chức. Mọi thành viên, từ cấp lãnh đạo tới nhân viên đều phải tuân theo kỷ luật đặt ra, giữ gìn trật tự sẵn có và nâng cao tinh thần trách nhiệm, gánh vác các nhiệm vụ của tổ chức. Không tuân thủ các kỷ luật đặt ra có thể sẽ phải chịu các hình phạt từ hành chính tới nhắc nhở nghiêm minh.
Các cá nhân, nhân viên trong thời gian làm việc tuân theo kỷ luật tương tự như nội quy làm việc, đảm bảo giữ gìn văn hoá của tổ chức và hoạt động quản lý của lãnh đạo.
Đối với cá nhân
Kỷ luật không chỉ là một đức tính, còn là thước đo rèn luyện những thói quen tốt, sửa chữa những thói quen xấu. Kỷ luật phản ánh ý chí, sự kiên trì của bản thân đối với mục tiêu đặt ra. Kỷ luật thúc đẩy con người hướng đến phong cách làm việc, phong cách sống lành mạnh, giúp mỗi người hoàn thành các kế hoạch đặt ra. Kỷ luật là đức tính cần được rèn luyện từ sớm, không chỉ trong môi trường làm việc mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Kỷ luật giúp con người tìm ra con đường đến với những giá trị sống tốt đẹp hơn, trở trành con người sống và làm việc có nguyên tắc, bản lĩnh.
Sống kỷ luật mang đến những thành công cho bất kỳ ai kiên trì, nỗ lực. Bên cạnh đó, người có lối sống và làm việc kỷ luật luôn được đồng nghiệp, cấp trên đánh giá cao trong môi trường tập thể.
Cách rèn luyện tính kỷ luật
Hiểu được kỷ luật là gì thì sẽ tìm cách rèn luyện được tính kỷ luật cho bản thân. Kỷ luật là đức tính cần được rèn luyện trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc duy trì rèn luyện đảm bảo duy trì các thói quen tốt cho con người trong mọi công việc, cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy, rèn luyện tính kỷ luật cần được thực hiện trong cả nhận thức và thực tế.
Rèn luyện tính kỷ luật bằng nhận thức
Mỗi người cần tự định hướng và hiểu rõ tầm quan trọng của tính kỷ luật đối với bản thân, từ đó hình thành mong muốn xây dựng và rèn luyện tính kỷ luật như một mục tiêu mỗi ngày. Thời gian rèn luyện tính kỷ luật có thể mang đến nhiều khó khăn, thử thách khiến con người nản chí, bỏ cuộc. Việc tự nhận thức sẽ giúp con người nắm rõ mục tiêu, cách lập kế hoạch cũng như cách thực hiện nó trong cuộc sống, công việc hằng ngày như thế nào. Đây là quá trình đòi hỏi bạn phải tự phân tích, tìm hiểu nhu cầu của bản thân cũng như đánh giá tầm quan trọng của kỷ luật trong tương lai của mình.
Xây dựng kế hoạch
Việc lập kế hoạch, danh sách thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện tính kỷ luật mỗi ngày chính là cách bạn đưa ra lời hứa, cam kết với bản thân. Hãy viết thật chi tiết mục tiêu công việc, độ khó của mỗi việc và đánh giá mức độ hoàn thành mỗi ngày. Việc bạn cần làm chỉ là bám sát bản kế hoạch và hoàn thành theo đúng thời gian đặt ra.
Tạo thói quen tốt hơn mỗi ngày
Hãy tạo ra các thói quen tốt rèn luyện tính kỷ luật. Để hướng đến lối sống lành mạnh, hoàn thiện bản thân, bạn có thể bắt đầu với các thói quen như tập thể dục mỗi ngày, ăn uống lành mạnh, đọc sách, dậy sớm... bên cạnh đó, hãy tập cách bỏ các thói quen xấu như ngủ dậy muộn, ăn uống không đúng giờ, thức khuya. Từ việc thay đổi các thói quen mỗi ngày, bạn có thể đạt được sự kỷ luật trong lối sống, công việc.
Rời xa những cám dỗ
Rời xa những cám dỗ là một trong những nguyên tắc trong kỷ luật. Mỗi người trong cuộc sống đều có những nhu cầu, sở thích cá nhân, có những cám dỗ dễ dàng bị cuốn theo. Chính vì vậy, hãy đảm bảo tránh xa chúng càng xa càng tốt.
Can đảm
Kỷ luật là việc làm cực kỳ khó rèn luyện, đòi hỏi khả năng làm chủ cảm xúc, lý trí mới có thể hoàn thành. Chính vì vậy, xây dựng lòng can đảm mới có thể giúp con người đối mặt và vượt qua những thử thách, mệt mỏi, khó khăn trong thời gian đầu.
Kỷ luật trong công việc - Chìa khoá thành công của doanh nghiệp
Các khái niệm kỷ luật trong doanh nghiệp
Văn hoá kỷ luật trong doanh nghiệp góp phần sửa chữa hoặc ngăn chặn các tình huống bất lợi, thiếu hiệu quả cho tổ chức. Ngày nay, kỷ luật được xem như một hình thức đào tạo nhân sự chuyên nghiệp. Nếu không có kỷ luật, tổ chức dễ dàng gặp phải tình trạng hỗn loạn, phản kháng và tham nhũng. Có hai dạng kỷ luật trong môi trường doanh nghiệp, bao gồm:
Kỷ luật tích cực: đây là trường hợp mọi cá nhân trong tổ chức có tinh thần trách nhiệm và tự ý thức thực hiện nghiêm túc các quy định, tiêu chí mà tổ chức đặt ra. Kỷ luật tích cực tạo ra văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, hài hoà, nâng cao hiệu quả làm việc cũng như thắt chặt mối liên kết giữa các thành viên trong tổ chức.
Kỷ luật tiêu cực: Đây là trường hợp các cá nhân trong tổ chức buộc phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt, vốn có của doanh nghiệp. Kỷ luật tiêu cực thường được biết đến với tên gọi kỷ luật trừng phạt, nhằm đảm bảo mọi cá nhân, thành viên không vi phạm hoặc tái phạm các tiêu chí, quy định của tổ chức. Các hình thức phổ biến của kỷ luật tiêu cực có thể là khiển trách, phạt tiền, sa thải...
Nguyên nhân gây ra sự vô kỷ luật trong công việc
Lỗi do doanh nghiệp
- Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sự vô kỷ luật trong tổ chức có thể do nhà tuyển dụng gặp sai sót trong quá trình tuyển dụng. Từ đây, các ứng viên được tuyển dụng không có thái độ làm việc cầu tiến, tính cách hoà hợp với môi trường, văn hoá công ty... từ đó dẫn đến những hành vi, sự phản kháng gây ra sự vô kỷ luật.
- Lỗi do doanh nghiệp, người đứng đầu, cấp lãnh đạo đặt ra những quy tắc ứng xử, quy định không phù hợp khiến nhân viên khó tuân thủ, dẫn đến những hệ luỵ, tiềm ẩn những hành vi vô kỷ luật trong tổ chức.
Lỗi do cá nhân
- Những nhân viên khó quản lý, không chịu tuân theo các quy định, kỷ luật của doanh nghiệp, thậm chí là cố tình vi phạm kỷ luật.
- Những nhân viên có quan niệm khác với cấp lãnh đạo về kỷ luật cũng như quy định về khen thưởng xử phạt.
Các hình thức kỷ luật trong doanh nghiệp
Tuỳ theo mức độ vi phạm kỷ luật mà doanh nghiệp, tổ chức có những hình phạt răn đe, cảnh cáo riêng.
- Khiển trách bằng lời nói: Đây là hình thức xử phạt nhẹ nhất đối với các nhân viên vi phạm kỷ luật lần đầu hoặc ở mức độ nhẹ. Quản lý cấp cao chỉ đưa ra lời phàn nàn, cảnh báo trực tiếp đối với nhân viên một cách riêng tư hoặc trước tập thể.
- Khiển trách bằng văn bản: Đây là hình thức kỷ luật yêu cầu nhân viên phải tường trình về vi phạm và ký tên thừa nhận lỗi lầm trước tập thể.
- Đình chỉ công việc: Trong trường hợp nhân viên vi phạm kỷ luật nặng cũng như có tính liên tục, có thể sẽ bị đình chỉ trong thời gian ngắn như một hoặc vài ngày. Trong thực tế, các nhân viên bị đình chỉ có thể không được hưởng lương vào những ngày này.
- Cắt giảm quyền lợi: Một số hình thức xử phạt vi phạm kỷ luật khiến nhân viên mất đi một số quyền lợi như giảm số ngày nghỉ, giảm số giờ giải lao, cắt trừ phúc lợi tiền thưởng...
- Thuyên chuyển đơn vị công tác
- Cắt giảm lương
- Giáng chức
- Đình chỉ dài hạn: Đây là hình thức xử phạt nặng đối với các nhân viên vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, tổ chức. Vi phạm này có thể yêu cầu thời gian điều tra cũng như quá trình giám sát thái độ của nhân viên.
- Sa thải: Đây là hình thức kỷ luật cao nhất trong doanh nghiệp, áp dụng đối với các nhân viên phạm lỗi gây thiệt hại nặng nề tới lợi ích doanh nghiệp.
Tổng kết
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ khái niệm kỷ luật là gì và những ảnh hưởng của đức tính này đến chất lượng công việc, cuộc sống mỗi người. Từ đó, mỗi người sẽ có những lựa chọn phù hợp để rèn luyện bản thân cũng như áp dụng tính kỷ luật hoàn thành những mục tiêu đặt ra.