meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiếm lời từ chứng khoán chưa bao giờ là dễ dàng: Loạt doanh nghiệp "tay ngang" ngậm ngùi ôm lỗ, "tay chơi" mới còn nhập cuộc đúng đỉnh

Thứ hai, 06/02/2023-11:02
Thị trường chứng khoán luôn có những đặc thù riêng với nhiều diễn biến khó lường. Do đó, kiếm lời từ chứng khoán chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt với những doanh nghiệp "tay ngang".

Thị trường chứng khoán trong năm 2022 biến động không thuận lợi đã khiến nhiều thành phần tham gia gặp khó khăn. Không chỉ riêng các nhà đầu tư chuyên nghiệp như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mà cả các doanh nghiệp "tay ngang" cũng phải ngậm ngùi nếm trái đắng.

Trong bối cảnh kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn, Nhà Đà Nẵng (NDN) vẫn rất "chịu chơi" trong cuộc phiêu lưu với chứng khoán. Khoản mục kinh doanh của doanh nghiệp này vào thời điểm 31/12/2022 có giá gốc lên đến gần 310 tỷ đồng, chiếm gần 1/4 tổng tài sản. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn khoảng 90 tỷ so với hồi cuối quý 3 và gần 176 tỷ nếu so với thời điểm 1 năm trước.

Trong năm vừa qua, Nhà Đà Nẵng đã thực hiện bán bớt lượng lớn cổ phiếu như TCB, SHB,... trong khi lại mua thêm đáng kể cổ phiếu VHM, HPG. Hầu hết các cổ phiếu trong danh mục của công ty này đều đang tạm lỗ hàng chục tỷ đồng khiến doanh nghiệp này phải trích lập dự phòng 86,5 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2022. Đáng chú ý, trong danh mục của doanh nghiệp bất động sản này, HPG là cổ phiếu duy nhất đang tạm lãi tính đến cuối năm vừa qua.


Nguồn BCTC quý 4/2022 của Nhà Đà Nẵng
Nguồn BCTC quý 4/2022 của Nhà Đà Nẵng

Hay như Thép Tiến Lên (TLH) cũng rơi vào tình cảnh "cháy nhà hai đầu" khi đem tiền nhàn rỗi đi đầu tư chứng khoán trong bối cảnh ngành thép gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 2022, doanh nghiệp này vẫn còn ôn hơm 105 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh (theo giá gốc). Tuy nhiên, giá trị hợp lý của các khoản đầu tư này chỉ còn 42,6 tỷ đồng, tương đương lỗ gần 60%. 

Các khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục của Thép Tiến lên vẫn là những cái tên như SHB, VIX và IJC và đều đang tạm lỗ nặng từ 55-70%. Trong khi doanh nghiệp thép này đã bán bớt khoảng 32,6 tỷ đồng cổ phiếu khác (tính theo giá gốc).


Nguồn BCTC quý 4/2022 của Thép Tiến Lên
Nguồn BCTC quý 4/2022 của Thép Tiến Lên

Một doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng là Hóa An (DHA) cũng phải "nếm trái đắng" khi đầu tư chứng khoán trong năm qua. Cụ thể, thời điểm ngày 31/12/2022, khoản kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp này có giá gốc là 88,5 tỷ đồng, nhưng phải trích lập dự phòng 35,7 tỷ đồng trong đó có 32,8 tỷ đồng đến từ khoản đầu tư vào HPG.

Trong năm 2022, Hóa An đã mạnh tay mua thêm cổ phiếu HPG để nâng mức sở hữu từ 300.000 đơn vị vào đầu năm lên 2.640.000 vào cuối năm. Tuy nhiên, hoạt động mua gom chủ yếu diễn ra trong khoảng 9 tháng đầu năm  đã khiến doanh nghiệp này bỏ lỡ cơ hội bắt đáy khi cổ phiếu HPG xuống đáy 2 năm vào giữa tháng 11. Cổ phiếu đầu ngành thép này đã hồi mạnh kể từ nửa sau của quý 4, nhưng vẫn giảm 15% so với thời điểm cuối quý 3 và khiến khoản đầu tư của Hòa An lỗ càng thêm lỗ.


Nguồn BCTC quý 4/2022 của Hóa An
Nguồn BCTC quý 4/2022 của Hóa An

Tương tự như DHA, mặc dù hoạt động chính của Everpia (EVE) không bị ảnh hưởng nhiều nhưng lợi nhuận lại sụt giảm do đầu tư chứng khoán thua lỗ. Cuối năm 2022, Everpia còn khoản chứng khoán kinh doanh với giá gốc là 109 tỷ đồng và phải trích lập gần 18 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp này tạm lỗ nặng nhất tại cổ phiếu SSI (gần 13 tỷ đồng). Trước đó, EVE cũng từng lỗ 446 triệu đồng với khoản đầu tư vào HPG hồi đầu năm nhưng đã bán hết.

Nếu nhắc đến tay ngang đem tiền đầu tư chứng khoán không thể không nhắc đến các doanh nghiệp sách, thiết bị trường học như Thiết bị trường học Long An (LBE) , Sách Giáo dục TP. Hồ Chí Minh (SGD). Nổi bật nhất là LBE khi doanh nghiệp này từng chiến thắng thị trường trong phần lớn năm 2022 nhờ dồn hàng tỷ đồng vào cổ phiếu S55. Nhưng sau đó, cổ phiếu này đã "hụt hơi" và giảm 13% trong quý 4, theo đó thổi bay thành quả của LBE. Trong khi đó, SGD có phần "rón rén" hơn khi chỉ đem 2,2 tỷ đồng đầu tư chứng khoán vào cuối năm 2022 nhưng lại đang tạm lỗ lên tới hơn một nửa.

Một doanh nghiệp bất động sản tay ngang từng thắng lớn vào năm 2021 nhờ "full" CEO và DIG là Licogi 14 (L14) đã phải bán phần lớn các khoản đầu tư vào cuối năm 2022. Khoản chứng khoán kinh doanh của L14 vào thời điểm 31/12/2022 chỉ có giá gốc hơn 14 tỷ đồng, giảm gần 90 tỷ so với cuối quý 3 trước đó.

Theo giải trình của công ty này, họ đã bơm thêm để bình quan giá sau đó tranh thủ thời điểm thị trường tốt vào cuối quý 4 để bán và hoàn nhập khoản trích lập dự phòng trong các quý trước. Cuối năm 2022, Licogi 14 chỉ còn tạm lỗ gần 1,4 tỷ đồng trong khi con số này hồi cuối quý 3 lên tới 68,7 tỷ đồng.

Nhiều kinh nghiệm cũng "ôm trái đắng"

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản, có thể coi đầu tư chứng khoán như "nghề tay phải" của Trí Việt (TVC). Thế nhưng doanh nghiệp này cũng đành ôm trái đắng trong năm vừa qua. Lãi từ đầu tư chứng khoán giảm 55,6 tỷ đồng trong khi lỗ đầu tư chứng khoán kinh doanh tăng 57,7 tỷ đồng, chi phí trích lập dự phòng tăng 25 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2022, Trí Việt đang đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng theo giá gốc vào các cổ phiếu như HPG (897 tỷ), FPT (289 tỷ), MWG (67 tỷ), TDH (11 tỷ), MBB (5 tỷ),... Hầu hết các khoản đầu tư đều đang tạm lỗ. Do đó, TVC phải trích lập dự phòng hơn 375 tỷ đồng trong đó có đến 266 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào HPG, tương ứng khoản lỗ gần 30%.


Nguồn BCTC quý 4/2022 của Trí Việt
Nguồn BCTC quý 4/2022 của Trí Việt

Tương tự, từ lâu chứng khoán cũng đã trở thành một trong những hoạt động chính của SAM Holdings (SAM). Dù có nhiều kinh nghiệm nhưng doanh nghiệp này cũng không tránh khỏi thua lỗ trước những biến động khó lường của thị trường chứng khoán. Cuối năm 2022, SAM đã thu hẹp danh mục đầu tư từ 278,5 tỷ đồng vào đầu năm xuống còn 208,5 tỷ đồng. Công ty cũng đã trích lập dự phòng 52,88 tỷ đồng, tương đương tạm lỗ 25,4% tổng danh mục. 

Trong năm 2022, SAM đã bán ra toàn bộ các cổ phiếu FPT, TCB, MWG, HCM, MSN… và đến cuối năm 2022, danh mục cổ phiếu chủ yếu bao gồm SJS (62,9 tỷ đồng), DNP (56,4 tỷ đồng), HPG (47,4 tỷ đồng), MBB (9,7 tỷ đồng)... 


Nguồn BCTC quý 4/2022 của SAM Holdings
Nguồn BCTC quý 4/2022 của SAM Holdings

Những "tay chơi" mới

Trong làn sóng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán trong năm vừa qua không chỉ có các cá nhân mà gồm cả các doanh nghiệp, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Coteccons (CTD). Giữa bối cảnh ngành xây dựng gặp khó, nhà thầu này đã mạnh tay chi hàng trăm tỷ tiền nhàn rỗi để đầu tư chứng khoán.

Đáng tiếc, thời điểm Coteccons nhập cuộc lại đúng đỉnh hồi quý 1/2022. Theo đó, đến cuối năm 2022, danh mục chứng khoán của doanh nghiệp này có giá gốc là gần 250 tỷ đồng nhưng tạm lỗ gần 61 tỷ đồng (tương đương 24,5%). Các khoản đầu tư lớn bao gồm chứng chỉ quỹ KIM GROWTH VN30 ETF (49,5 tỷ), FPT (hơn 28 tỷ) và MWG (gần 26 tỷ),...


Nguồn BCTC quý 4/2022 của Coteccons
Nguồn BCTC quý 4/2022 của Coteccons

Cơ điện lạnh (REE) không phải cái tên xa lạ với sân chơi chứng khoán. Tuy nhiên, các khoản đầu tư lớn trong danh mục của REE trước đây lại thường là các cổ phiếu cùng ngành tiện ích hoặc trái phiếu với tỷ trọng không lớn so với quy mô tài sản. Vì vậy, việc chi hơn 738 tỷ đồng hồi cuối năm 2022 để mua 38,8 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế là điều khá bất ngờ.

Khác với Coteccons, REE lại khá mát tay với các khoản đầu tư khi 2 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục tại thời điểm 31/12/2022 là VIB và QTP đều có lãi. Ngoài ra, các khoản đầu tư khác chiếm tỷ trọng nhỏ với giá gốc khoảng hơn 23 tỷ đồng, nên chỉ phải trích lập dự phòng khoảng 800 triệu đồng.


Nguồn BCTC quý 4/2022 của REE
Nguồn BCTC quý 4/2022 của REE

Nhận định về thị trường chứng khoán trong thời gian tới, ông Nguyễn Thế Minh - giám đốc nghiên cứu phân tích khối khách hàng cá nhân thuộc Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết: "Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023, nên tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ chưa thể khởi sắc mạnh mẽ trong năm".

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước