meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khu vực có GRDP thấp nhất cả nước sắp đón hàng tỷ đô vốn đầu tư nước ngoài

Thứ tư, 16/11/2022-14:11
Tây Nguyên là địa phương có GRDP bình quân đầu người thuộc mức thấp nhất trong tổng số 6 vùng kinh tế - xã hội trên cả nước. Khu vực này được đánh giá là nơi có tốc độ tăng trưởng thiếu bền vững. Thế nhưng, một tin vui sắp đến với Tây Nguyên khi nơi này sắp đón hàng tỷ USD vốn đầu tư từ nước ngoài.

Theo Thứ trưởng Bộ KH & ĐT, Tây Nguyên sẽ đón nhận hàng tỷ USD vốn đầu tư, bao gồm vốn ODA là 16 dự án với 288 triệu USD tổng mức đầu tư được ký kết ở Hội nghị xúc tiến sắp tới.

Thông tin từ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Trần Duy Đông cho thấy có 3 dự án với tổng số vốn đăng ký 1.200 tỷ đồng ở khu vực Tây Nguyên sẽ được trao chủ trương đầu tư, ngoài ra các biên bản hợp tác đầu tư cho khu vực này sẽ được ký kết với giá trị hàng tỷ đô la.

Dự kiến, việc ký kết hợp tác sẽ diễn ra ở Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thử trưởng Đông cho biết hội nghị sẽ tổ chức vào ngày 20/11.

Tây Nguyên là địa phương có GRDP bình quân đầu người thuộc mức thấp nhất trong tổng số 6 vùng kinh tế - xã hội trên cả nước. Đây được đánh giá là khu vực có tốc độ tăng trưởng thiếu bền vững và có xu hướng chậm lại.


Tây Nguyên sẽ đón nhận hàng tỷ USD vốn đầu tư trong thời gian tới
Tây Nguyên sẽ đón nhận hàng tỷ USD vốn đầu tư trong thời gian tới

Dẫu vậy, Tây Nguyên vẫn chứng kiến quy mô kinh tế tăng mạnh. Cụ thể, con số của năm 2020 gấp hơn 14 lần so với năm 2002, và trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực có quy mô lớn, giữ tỷ trọng cao, đặc biệt là cây ăn quả, cây công nghiệp.

Hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm chú trọng đầu tư, đặc biệt là hạ tầng giao thông, góp phần giúp cải thiện sự kết nối các tỉnh trong vùng, giữa vùng với những khu vực khác trên cả nước. Một số địa phương đã có sự phát triển đột phá, tạo dựng được những điểm sáng trong vùng kinh tế và trên cả nước.

Thế nhưng, sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn những khó khăn, bất cập, thách thức và hạn chế. Tuy nhiên, nếu những khó khăn đó được giải quyết, kết hợp với những tiềm năng và lợi thế hay nguồn lực chưa được khai thác hết, ngoài những cơ hội mới sẽ là dư địa, cơ hội để Tây Nguyên có thể vươn lên phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Tây Nguyên - mảnh đất đang chờ “thức dậy”

Trong thời gian qua Tây Nguyên vẫn chưa tạo dựng được chuỗi lớn, chưa xây dựng được thương hiệu và xác định giá trị gia tăng cao mặc dù có nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển. Nơi đây giống như mảnh đất đang chờ thức giấc, chờ thời cơ để vươn lên và phát triển.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, dự kiến chương trình hành động của Chính phủ đưa ra nhiều điểm mới, có tính đột phá trong phát triển của vùng Tây Nguyên, đặc biệt là về định hướng phát triển, mục tiêu và giải pháp cụ thể rõ ràng, đi liền với một số chủ trương lớn về xây dựng cơ chế chính sách đặc thù. Đó sẽ là cơ sở và cơ hội để Tây Nguyên phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Khu vực có GRDP thấp nhất cả nước sắp đón hàng tỷ đô vốn đầu tư nước ngoài - ảnh 2

Hiện vùng Tây Nguyên còn rất nhiều tiềm năng và lợi thế vì tỉnh là khu vực có khí hậu thổ nhưỡng đặc biệt, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp và ứng dụng các công nghệ cao. Theo đánh giá của Thứ trưởng Đông, khu vực này còn nhiều dư địa để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ngoài ra, Tây Nguyên cũng có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, không chỉ đặt ở những vùng núi mà còn xuất hiện trên mặt nước.

Trong lĩnh vực công nghiệp, khu vực có tiềm năng trong khai thác boxit bền vững, chế biến ra sản phẩm nhôm đi liền với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Trong thời gian gần đây, một hướng mới là việc phát triển dược liệu. Tây Nguyên hoàn toàn có tiềm năng trong phát triển dược liệu như sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum, với thổ nhưỡng phù hợp và diện tích dưới tán rừng rộng lớn. Dẫu vậy, chính phủ vẫn cần có những cơ chế để thu hút phát triển lĩnh vực này hiệu quả hơn.

Theo Thứ trưởng Đông, các nhà đầu tư nước ngoài hiện đầu tư vào khu vực Tây Nguyên chưa có nhiều vì những nguyên nhân từ trước đó. Tình hình chính trị của khu vực này hiện nay khá ổn định, bởi vậy cần tạo cơ chế thu hút thêm những nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.

Đòn bẩy phát triển Tây Nguyên nhờ khoản đầu tư hàng tỷ đô

Theo thông tin từ Thứ trưởng, sẽ có hàng tỷ USD được ký kết thỏa thuận tại hội nghị xúc tiến sắp tới. Những thỏa thuận đó ghi nhớ đầu tư vào Tây Nguyên của các nhà đầu tư quan tâm tập trung vào những lĩnh vực nông, lâm nghiệp, hạ tầng công nghiệp, chế biến, đầu tư xây dựng, thương mại dịch vụ, giao thông vận tải, hạ tầng, khu nhà ở, khu thương mại…

Khu vực có GRDP thấp nhất cả nước sắp đón hàng tỷ đô vốn đầu tư nước ngoài - ảnh 3

Dự kiến sẽ có 16 dự án nếu chỉ tính riêng vốn ODA với tổng mức tài trợ rơi vào khoảng 288 triệu USD ký kết thỏa thuận dưới sự ghi nhận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Sáu đối tác chính của các dự án ODA bao gồm: Ngân hàng ADB, Chính phủ Phần Lan, Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, Ngân hàng tái thiết Đức (KWF), và JICA Nhật Bản.

Sự kiện này cũng sẽ diễn ra 6 dự án sẽ được nhận chứng nhận đầu tư và 7 thỏa thuận đầu tư. Trong số đó, bao gồm 3 dự án được trao chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư dự án đạt 1.250 tỷ đồng, đầu tư vào 3 lĩnh vực là dịch vụ bất động sản, chế biến nông sản, chế biến gỗ và thương mại.

Đó được coi là nguồn vốn sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của Tây Nguyên trong những năm sắp tới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

2 giờ trước

Chuyên gia không bất ngờ với nhà tập thể cũ có giá gần 10 tỉ đồng ở Hà Nội

2 giờ trước

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

2 giờ trước

Dòng vốn ngoại ngày càng "khắt khe" với các dự án nhà ở

2 giờ trước

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

1 ngày trước